Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Trị (Có đáp án)

CÂU 2: ( 2đ)

a) Nêu định luật phản xạ ánh sáng? ( 1đ)

b) Chiếu một tia tới đến gương phẳng, sao cho góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là 500. Hãy tính góc phản xạ? (1đ)

CÂU 3: (2đ)

a) Tần số là gì?, Đơn vị của tần số? Nêu kí hiệu của đơn vị? (1đ)

b) Một bạn nam và một bạn nữ cùng phát ra âm có độ to bằng nhau, có phải hai bạn đó phát ra âm có cùng tần số không? tại sao? ( 1đ)

CÂU 4: ( 3đ)

a) Nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn? (2đ)

b) Tính độ sâu của biển. Biết từ khi tàu phát ra siêu âm đến khi nhận được âm phản xạ của nó mất 4s, vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s. (1đ)

 

doc 11 trang cucpham 4980
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Trị (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Trị (Có đáp án)
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HKI - VẬT LÝ - KHỐI 7
TRƯỜNG THCS VĨNH TRỊ
BƯỚC 1: MỤC ĐÍCH KIỂM TRA HK1
a/ Phạm vi kiến thức: từ tiết 1 đến tiết thứ 18 theo PPCT
b/ Mục đích:
 Đối với học sinh: Kiểm tra lại hệ thống kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 16
 Đối với giáo viên: Nắm được kết quả học tập của học sinh để từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học
BƯỚC 2: HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Đề kiểm tra bằng hình thức tự luận 100%
BƯỚC 3: THIẾT LẬP MA TRẬN
a/ Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung PPCT: 
Nội dung
Tổng số tiết
Lý thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
VD
LT
VD
Chương 1. Quang học 
9
7
7 * 70%
= 4,9
9 – 4,9 = 4,1
(4,9 * 100)/17
= 28,8
(4,1*100)/17
= 24,1
Chương 2. Âm học
8
6
6 * 70%
= 4,2
8 – 4,2 = 3,8
(4,2* 100)/17
= 24,7
(3,8 * 100)/17
= 22,4
TỔNG
17
13
9,1
7,9
53,5
46,5
b/ Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra: 
(Đề này gồm 4 câu tự luận)
NỘI DUNG
TRỌNG SỐ
SỐ LƯỢNG CÂU
ĐIỂM SỐ
TỔNG SỐ
Tự luận
LÝ THUYẾT
1. Quang học
28.8
(28.8*4)/100= 1,15 = 1 câu
1(3đ)
12’
3,0
12’
2. Âm học
24,7
(24,7*)/100= 0,99 = 1 câu
1(3đ)
12’
3,0
12’
VẬN DỤNG
1. Quang học
24,1
(24,1*4)/100= 0,96 = 1 câu
1(2đ)
10’
2,0
10’
2. Âm học
22,4
(22,4*4)/100= 0,9 =1 câu
1(2đ)
11’
2,0
11’
TỔNG
100%
4
4 (10đ;45’)
10
c/ Ma trận đề kiểm tra HK1-Vật lý 7: 
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TL
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TL
TL
Chương 1.
Quang học
Bài 1:NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
1. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt.
2. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
3. Có những vật tự phát ra ánh sáng như sợi tóc bóng đèn khi có dòng điện chạy qua, ngọn lửa, Mặt Trời,... Đó là những nguồn sáng.
4. Đa số vật không tự phát ra ánh sáng nhưng khi nhận được ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu vào thì có thể phát ra ánh sáng. Đó là những vật được chiếu sáng. Ví dụ như: các vật dưới ánh sáng ban ngày hay dưới ánh đèn, Mặt Trăng,... 
5. Nguồn sáng và các vật được chiếu sáng đều phát ra ánh sáng, ta gọi đó là những vật sáng. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
Bài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
6. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
7. Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
16. Vẽ đúng được một tia sáng bất kì. 
Bài 3:ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG
17. Ngắm đường thẳng: Để phân biệt hàng cột điện có thẳng hàng không, người ta đứng trước cột điện đầu tiên và ngắm. Nếu cột điện này che khuất các cột điện ở phía sau thì chúng thẳng hàng.
18. Vùng sáng, vùng bóng nửa tối và vùng bóng tối: Đặt một vật chắn sáng trước một nguồn sáng rộng thì khoảng không gian sau vật chắn sáng có ba vùng: vùng sáng, vùng bóng nửa tối và vùng bóng tối.
19. Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
Bài 4:ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
8. Hiện tượng ánh sáng bị đổi hướng, một phần trở lại môi trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn của một vật gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
14. Định luật phản xạ ánh sáng.
Lấy được thí dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng
20.Vẽ được trên hình vẽ một tia sáng bất kì chiếu đến gương phẳng và vẽ đúng được tia phản xạ hoặc ngược lại vẽ được đúng tia tới gương phẳng khi biết trước tia phản xạ trên gương phẳng. 
Bài 5: ẢNH CỦA 1 VẬT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
9. Đặc điểm về ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng là:
· Ảnh không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
· Độ lớn ảnh bằng độ lớn của vật.
· Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
· Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
21. Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng bằng hai cách là:
 - Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng.
R
I
S
S'
R
I
S
N'
N
i
i'
 - Vận dụng tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng. 
22. Vẽ được tia tới khi biết tia phản xạ đối với gương phẳng bằng cách:
 - Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng.
 - Vận dụng tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.
Bài 6: THỰC HÀNH : QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA 1 VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
23. Vẽ được ảnh của điểm sáng qua gương phẳng bằng một trong hai cách sau:
 - Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng
 - Vận dụng tính chất của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.
23. Dựng được ảnh của vật (dạng mũi tên) đặt vật trước gương trong hai trường hợp:
 - Ảnh song song, cùng chiều với vật.
 - Ảnh cùng phương, ngược chiều với vật.
Bài 7: GƯƠNG CẦU LỒI
10. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
11. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rông hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước
.24. Ứng dụng của gương cầu lồi: do vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng, nên người ta sử dụng gương cầu lồi làm gương quan sát đặt ở những đoạn đường quanh co mà mắt người không quan sát trực tiếp được và làm gương quan sát phía sau của các phương tiện giao thông như: ôtô, xe máy,...
Bài 8 : GƯƠNG CẦU LÕM
12. Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm luôn cùng chiều và lớn hơn vật.
13.Tác dụng của gương cầu lõm: 
 - Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm.
 - Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
15. Ứng dụng của gương cầu lõm: Dùng để tập trung ánh sáng theo một hướng hay một điểm mà ta cần chiếu sáng.
Số câu hỏi
2 
C9.1a, C8.2a
1
C20.2b, C22.1bC24.1c
3
Số điểm
2,5
2,5
5,0
Chương 2.
Âm học
Bài 10:NGUỒN ÂM
25. Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Những nguồn âm thường gặp là cột khí trong ống sáo, mặt trống, sợi dây đàn, loa,... khi chúng dao động.
26. Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
39. Bằng quan sát và thực hành để phát hiện ra được bộ phận dao động phát ra âm: trong trống là mặt trống dao động; kẻng là thân kẻng dao động; ống sáo là cột không khí trong ống sáo dao động ; âm thoa là âm thoa dao động, 
Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM
27.Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz.
35.Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn và ngược lại vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.
36. Tần số dao động của vật lớn thì âm phát ra cao, gọi là âm cao hay âm bổng. Ngược lại, tần số dao động của vật nhỏ, thì âm phát ra thấp gọi là âm thấp hay âm trầm.
40. Nêu được ví dụ về âm trầm, âm bổng là do tần số dao động của vật, ví dụ như: Khi dây đàn căng, nếu ta gảy thì tần số dao động của dây đàn lớn, âm phát ra cao. Khi dây đàn trùng, nếu ta gảy thì tần số dao động của dây đàn nhỏ, âm phát ra trầm.
Bài 12:ĐỘ TO CỦA ÂM
28. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. 
29. Đơn vị đo độ to của âm là: đêxiben, kí hiệu là dB.
37. Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm. Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng to.
.
41. Lấy được ví dụ về độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động. Ví dụ như: Khi gõ trống, nếu ta gõ mạnh, thì biên độ dao động của mặt trống lớn, ta nghe thấy âm to và ngược lại khi ta gõ nhẹ, thì biên độ dao động của mặt trống nhỏ, ta nghe thấy âm nhỏ
Bài 13:MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
29. Âm truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không. 
30. Trong các môi trường khác nhau, âm truyền với vận tốc khác nhau. Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
Bài 14:PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG
31. Âm phát ra từ nguồn âm lan truyền trong không khí đến găp vật chắn bị phản xạ lại truyền đến tai ngưuời nghe. Âm phản xạ đến tai nghe được gọi là tiếng vang
32. Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt như mặt tường nhẵn, tấm kim loại, mặt gương,... Những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém như: miếng xốp, tường sần sùi, cây xanh,...
38. Tai ta chỉ nghe thấy tiếng vang khi âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn âm một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. Vì, nếu âm phản xạ và âm phát ra từ nguồn âm cùng truyền tai ta, thì tai ta không phân biệt được tiếng vang và âm phát ra từ nguồn âm. Khi đó, tai ta không nghe được tiếng vang
. 42. Một số ứng dụng liên quan đến phản xạ âm, chẳng hạn như:
 - Trong các phòng hòa nhạc, phòng ghi âm,người ta thường dùng tường sần sùi và treo rèm nhung để làm giảm âm phản xạ.
 - Trong việc xây dựng các rạp hát, phòng họp,... phải nghiên cứu để tránh tiếng vang lớn quá làm tiếng nói không nghe được rõ. Nhưng nếu phạn xạ âm quá yếu thì cũng không tốt, vì tiếng nói không được khuếch đại đủ mức.
 - Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. 
Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
33. Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, ví dụ như tiếng ồn trong các thành phố lớn; tiếng ồn trong các nhà máy khai thác chế biến đá, máy say sát gạo,...
34. Ba biện pháp cơ bản chống ô nhiễm tiếng ồn là:
 - Tác động vào nguồn âm: Giảm độ to của nguồn âm bằng các treo các biển cấm gây tiếng động mạnh. 
 - Phân tán âm trên đường truyền: trồng nhiều cây xanh, xây tường chắn,...
 - Ngăn chặn sự truyền âm: dùng các vật liệu cách âm như xốp, phủ dạ, nhung, cửa kính hai lớp,...
43. Những vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn là các vật xốp, cao su xốp, bông, vải nhung, kính hai lớp, tường bêtông, gạch có lỗ,...
Số câu hỏi
C27.3a;C34.4a
C36,37.3b
C42.4b
3
Số điểm
3
1
1
5,0
TS câu hỏi
2
2
4
TS điểm
5,5 
1
3,5
10,0 (100%)
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN: VẬT LÝ 7
THỜI GIAN: 45 PHÚT
CÂU 1: (3đ)
Hãy nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng?( 1,5đ).
Tìm ảnh của vật sau đây? (1đ) 
Tại sao người ta không dùng gương cầu lồi để soi mặt mà dùng gương phẳng? (0,5đ) 
CÂU 2: ( 2đ)
Nêu định luật phản xạ ánh sáng? ( 1đ)
Chiếu một tia tới đến gương phẳng, sao cho góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là 500. Hãy tính góc phản xạ? (1đ)
CÂU 3: (2đ)
Tần số là gì?, Đơn vị của tần số? Nêu kí hiệu của đơn vị? (1đ)
Một bạn nam và một bạn nữ cùng phát ra âm có độ to bằng nhau, có phải hai bạn đó phát ra âm có cùng tần số không? tại sao? ( 1đ)
CÂU 4: ( 3đ)
 Nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn? (2đ)
Tính độ sâu của biển. Biết từ khi tàu phát ra siêu âm đến khi nhận được âm phản xạ của nó mất 4s, vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s. (1đ)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN: VẬT LÝ 7
THỜI GIAN: 45’
CÂU 1: (3đ)
Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng:
Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.(0,5đ)
Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật..(0,5đ)
Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ gương đến ảnh..(0,5đ
Tìm ảnh
Vẽ đúng khoảng cách và đúng độ to (0,5đ)
Vẽ nét đứt (0,5đ)
Vì gương cầu lồi cho ảnh nhỏ hơn vật, gương phẳng cho ảnh giống hệt vật nên soi sẽ trung thực hơn (0,5đ)
CÂU 2: (2đ)
Định luật phản xạ ánh sáng( 1đ)
Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
Góc phản xạ bằng góc tới.
i + i’ = 500 ( 0,5đ)
Mà i’ = i 
Nên 2i’ = 500
 i’ = 500 / 2 = 250 (0,5đ)
CÂU 3: ( 2đ)
Tần số là số dao động trong 1 giây.(0,5đ) Đơn vị tần số là Hec..(0,25đ) Ký hiệu Hz..(0,25đ) 
Không. Vì hai bạn đó phát ra âm có độ to bằng nhau là âm của hai bạn có cùng biên độ chứ không phải cùng tần số ( 1đ)
CÂU 4: ( 3đ)
Mỗi biện pháp đúng đạt 0,5đ. Đúng bốn biện pháp đạt 2đ
Tính đúng t = 4/2 = 2 s ( 0,5đ)
 S = 1500*2=3000m ( 0,5đ)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_vat_li_lop_7_nam_hoc_2013_2014_truong_t.doc
  • docCẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1-LY7-2013.doc