Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Bình (Có đáp án)

Câu 1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Nêu khái niệm nguồn sáng? Khái niệm vật sáng? (1đ)

Câu 2: Hãy phát biểu định luật: (2 đ)

 a.Truyền thẳng của ánh sáng ?

 b.Phản xạ ánh sáng ? Vẽ hình minh họa ?

Câu 3: Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi? Vì sao trên ô tô người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì? (1 đ)

Câu 4: Khi nào âm phát ra to? Khi nào âm phát ra cao? (1 đ)

Câu 5: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi nào? Để chống ô nhiễm tiếng ồn chúng ta cần phải làm gì? Một công trường xây dựng nằm ở giữa khu dân cư mà em đang sống. Hãy đề ra ba biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn gây nên ? (1 đ)

 

doc 3 trang cucpham 3380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Bình (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Bình (Có đáp án)
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 - MÔN VẬT LÝ 7 
I- LÝ THUYẾT:
1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng. (1 đ)
2. Định luật phản xạ ánh sáng. (2 đ)
3. Gương cầu lồi. (1 đ)
4. Độ cao của âm. (0.5 đ)
5. Độ to của âm. (0.5 đ)
6. Chống ô nhiễm tiếng ồn. (1 đ)
II- BÀI TẬP:
1. Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. (2 đ)
2. Định luật phản xạ ánh sáng. (1 đ)
3. Bài tập về phản xạ âm – Tiếng vang. (1đ)
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG KIỂM TRA 1 TIẾT HKI - NĂM HỌC 2013-2014
TRƯỜNG THCS VĨNH BÌNH MÔN: VẬT LÍ 7
	 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1: Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Nêu khái niệm nguồn sáng? Khái niệm vật sáng? (1đ)
Câu 2: Hãy phát biểu định luật: (2 đ)
 a.Truyền thẳng của ánh sáng ?
 b.Phản xạ ánh sáng ? Vẽ hình minh họa ?
Câu 3: Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi? Vì sao trên ô tô người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì? (1 đ)
Câu 4: Khi nào âm phát ra to? Khi nào âm phát ra cao? (1 đ)
Câu 5: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi nào? Để chống ô nhiễm tiếng ồn chúng ta cần phải làm gì? Một công trường xây dựng nằm ở giữa khu dân cư mà em đang sống. Hãy đề ra ba biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn gây nên ? (1 đ)
Câu 6 : Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng. (2 đ)
a. Dựa vào tính chất ảnh, vẽ ảnh S' của S tạo bởi gương.
b. Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước gương.
Câu 7: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 600. Hãy tính góc tới và góc phản xạ? (1đ)
Câu 8: Hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc truyền âm của không khí là 330 m/s. (1đ)
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG KIỂM TRA 1 TIẾT HKI - NĂM HỌC 2013-2014
TRƯỜNG THCS VĨNH BÌNH MÔN: VẬT LÍ 8
	 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
ĐÁP ÁN:
 Câu 1: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta (0.5đ)
Khái niệm nguồn sáng, vật sáng : Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng (0.25đ)
Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.(0.25đ)
Câu 2: 
 a.Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng (0.5đ)
 b.Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. (0.5đ)
S
R
N
I
I
N'
i
i'
- Góc phản xạ bằng góc tới. (0.5đ)
* Vẽ hình minh họa (0.5đ)
Câu 3: + Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo có độ lớn nhỏ hơn vật (0.5 đ)
 + Trên ô tô người ta thường gắn gương cầu lồi vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn so với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước, sẽ giúp cho người lái xe thấy được khoảng rộng ở phía sau tránh được các vật cản. (0.5 đ)
Câu 4: - Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của ngồn âm càng lớn. (0.5 đ)
 - Âm phát ra càng cao khi tần số dao động của nguồn âm càng lớn. (0.5 đ)
Câu 5 : Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người. (0.5 đ)
- Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. (0.25 đ)
- Ba biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn : (0.25 đ)
+ Tác động và nguồn âm: Quy định mức độ to của âm phát ra từ công trường không được quá 80dB hoặc yêu cầu công trường không được làm việc vào giờ nghỉ ngơi.
+ Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.
+ Làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp, làm tường phủ dạ, phủ nhung để ngăn bớt âm truyền qua chúng, xây dựng tường bê tông ngăn cách khu dân cư với công trường, đóng kín cửa
 Câu 6: - Vẽ được ảnh S’(theo tính chất ảnh)	(1 đ)	
 - Vẽ tia tới, tia phản xạ đi qua điểm A có đường kéo dài cắt S’ (1 đ)
Câu 7: Vẽ hình
Theo bài ra ta có: i+i’ = 600 (0.25 đ) 
 Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có: i = i’ (0.25 đ)
Nên ta có 2i = 600 (0.25 đ) i i’
 => i= 300 = i' (0.25 đ)
Câu 8: Âm phản xạ nghe được cách âm phát ra trực tiếp là: t = 1/15 (s) (0.25 đ)
 Thời gian âm truyền từ người nói đến bức tường là: t’ = ½ t = 1/30 (s) (0.25 đ)
 Vậy khoảng cách từ người nói đến bức tường là:
 ADCT: v = s/t => s = v.t = 330. 1/30 = 11(m) (0.5 đ)
Đáp số: s = 11(m)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_vat_li_lop_7_nam_hoc_2013_2014_truong_t.doc