Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Trị (Có đáp án)

 Câu 1: 2 điểm

 Nêu những dụng cụ đo độ dài. Khi sử dụng những dụng cụ này cần biết điều gì?

 Câu 2: 2 điểm

 Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực.

 Câu 3: 2 điểm

 Một quả nặng treo vào đầu dưới 1 sợi dây có một đầu buộc cố định trên 1 giá đỡ.

a. Vật chịu tác dụng của những lực nào? ( Nêu phương và chiều của các lực đó)

b. Nếu dùng kéo cắt đứt sợi dây thì hiện tượng gì xảy ra?

 Câu 4: 1 điểm

a. Hãy kể các loại máy cơ đơn giản mà em đã học?

b. Nêu tác dụng của các máy cơ?

 Câu 5: 3 điểm

 Một hòn sỏi có khối lượng 76g. Khi thả vào một bình chứa 50 cm3 nước thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 78 cm3. Hỏi:

a. Thể tích của hòn sỏi là bao nhiêu?

b. Tính khối lượng riêng của hòn sỏi ra g/ cm3 và Kg/ m3.

 

doc 12 trang cucpham 22/07/2022 3340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Trị (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Trị (Có đáp án)
 PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG
 TRƯỜNG THCS THÁI TRỊ
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I -MÔN VẬT LÝ 6
Năm học: 2013-2014
BƯỚC 1: MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
 a.Phạm vi kiến thức: từ tiết 1 đến tiết 18 của chương trình.
 b.Mục đích:
 - Đối với học sinh: kiểm tra lại hệ thống kiến thức đã học từ tiết 1 đến tiết 18.
 - Đối với giáo viên: nắm được kết quả học tập của học sinh để từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học trong HKII.
BƯỚC 2: HÌNH THỨC KIỂM TRA
 Đề kiểm tra bằng hình thức tự luận 100% 
BƯỚC 3: THIẾT LẬP MA TRẬN
1.TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Số tiết thực
Trọng số
LT
VD
LT
VD
1.Đo độ dài, thể tích.
4
4
2,8
1,2
16,4
7,1
2. Khối lượng và lực.
9
7
6,3
2,7
37,1
15,9
 3.Máy cơ đơn giản.
4
4
2,8
1,2
16,4
7,1
Tổng
17
15
11,9
5,1
69,9
30,1
2. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ: 
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm 
số
T.số
TL
Cấp độ 
 1, 2
(Lí thuyết)
1.Đo độ dài, thể tích.
16,4
0,82»1,0
1,0
2,0
2. Khối lượng và lực 
37,1
1,85»1,5
1,5
3,0
3.Máy cơ đơn giản
 16,4
0,65»0,5
0,5
0,5
Cấp độ 3,4
(Vận dụng)
1.Đo độ dài, thể tích.
7,1
0,36»0,5
0,5
1,0
2. Khối lượng và lực
15,9
0,80» 1 
 1,0
3,0
3.Máy cơ đơn giản
7,1
0,35»0,5
0,5
0,5
Tổng
100%
5
5(10đ)
Tg: 45’
 10đ
Tg: 45’
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG
 TRƯỜNG THCS THÁI TRỊ
 CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÝ 6
 Năm học: 2013- 2014
I. Đo độ dài, thể tích:
 1. Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, thể tích.
 2. Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, thể tích.
 3. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
 II. Khối lượng và lực:
 4. Khối lượng của một vật cho biết điều gì?
 5. Nêu ví dụ tác dụng đẩy, kéo của lực; tác dụng làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động; vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng (phương, chiều,..).
 6. Nêu được trọng lực là gì? Phương, chiều của trọng lực.
 7. Vận dụng các công thức P= 10.m; D = ; d = ; d=10D,để giải các bài tập.
III. Máy cơ đơn giản:
 8. Nêu được các loại máy cơ đơn giản; tác dụng của máy cơ đơn giản.
 9. Tác dụng của mặt phẳng nghiêng, cho ví dụ. Giải thích. 
 HẾT
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG
TRƯỜNG THCS THÁI TRỊ
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2013-2014
 Môn kiểm tra: Vật lý 6
 Thời gian: 45 phút(không kể phát đề)
 Câu 1: 2 điểm
 Nêu những dụng cụ đo độ dài. Khi sử dụng những dụng cụ này cần biết điều gì?
 Câu 2: 2 điểm
 Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực.
 Câu 3: 2 điểm
 Một quả nặng treo vào đầu dưới 1 sợi dây có một đầu buộc cố định trên 1 giá đỡ.
a. Vật chịu tác dụng của những lực nào? ( Nêu phương và chiều của các lực đó)
b. Nếu dùng kéo cắt đứt sợi dây thì hiện tượng gì xảy ra?
 Câu 4: 1 điểm
Hãy kể các loại máy cơ đơn giản mà em đã học? 
Nêu tác dụng của các máy cơ?
 Câu 5: 3 điểm
 Một hòn sỏi có khối lượng 76g. Khi thả vào một bình chứa 50 cm3 nước thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 78 cm3. Hỏi:
Thể tích của hòn sỏi là bao nhiêu?
Tính khối lượng riêng của hòn sỏi ra g/ cm3 và Kg/ m3.
 HẾT
 THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ 6
Câu hỏi
Đáp án
Số điểm
Câu 1:
2,0 điềm
- Những dụng cụ đo độ dài là: thước kẻ, thước cuộn, thước mét.
- Khi sử dụng những dụng cụ này cần biết: GHĐ ( giới hạn đo) và ĐCNN( độ chia nhỏ nhất) ghi trên thước.
Lưu ý:
 * Hs có thể nêu thước cuộn (hay thước dây); thước mét (hay thước thẳng) vẫn đạt điểm tối đa của câu.
 * Hs có thể ghi: GHĐ, ĐCNN vẫn đạt điểm tối đa của câu.
1,0 điềm
1,0 điềm
Câu 2:
2,0 điềm
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất.
- Trọng lực có:
 + Phương thẳng đứng,
 + Chiều hướng về Trái Đất.
Lưu ý: Hs có thể ghi trọng lực chiều hướng từ trên xuống dưới vẫn cho trọn điểm.
1,0 điềm
0,5 điềm
0,5 điềm
Câu 3:
2,0 điềm
Một quả nặng treo vào đầu dưới 1 sợi dây có một đầu buộc cố định trên 1 giá đỡ:
Vật chịu tác dụng của:
+ Trọng lực có chiều từ trên xuống dưới.
+ Lực căng của sợi dây có chiều từ dưới lên trên.
Nếu dùng kéo cắt đứt sợi dây thì quả nặng sẽ rơi xuống theo chiều của trọng lực.
Lưu ý:
Nếu Hs chỉ trả lời: Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng của sợi dây thì đạt 0,5 điểm.
Nếu Hs chỉ trả lời: Nếu dùng kéo cắt đứt sợi dây thì quả nặng sẽ rơi xuống đất thì đạt 0,5 điểm
0,5 điềm
0,5 điềm
1,0 điềm
Câu 4:
1,0 điềm
a.Các loại máy cơ đơn giản mà em đã học:
 -Mặt phẳng nghiêng,
 -Đòn bẩy,
 - Ròng rọc
b.Tác dụng của các máy cơ: giúp con người di chuyển hoặc nâng các vật nặng dễ dàng hơn.
Lưu ý: Nếu Hs kể được 2 loại máy cơ thì đạt 0,25 điểm.
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
Câu 5:
3,0 điềm
-Tóm tắt:
 .m=76g
 V1=50 cm3
 V2=78 cm3
V hòn sỏi= ? (cm3)
D= ? (g/ cm3) = ? (Kg/ m3)
-Giải:
a. Thể tích của hòn sỏi:
 Vhòn sỏi = V2 – V1= 78 – 50 = 38 (cm3).
Khối lượng riêng của hòn sỏi: 
 D = = = 2 (g/ cm3) = 2 000 (Kg/ m3)
Lưu ý: -Hs tóm tắt đầy đủ đạt 0,5 điểm, nếu thiếu dữ kiện tùy trường hợp giám khảo trừ điểm phù hợp.
 -Đơn vị sai hay ghi sai đơn vị thì trừ 0,25 điểm và trừ 1 lần toàn bài.
0,5 điểm
1 điểm
1 điểm
 GVBM
 Phạm Thị Tường Vy
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG
TRƯỜNG THCS THÁI TRỊ.
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I -MÔN VẬT LÝ 7
Năm học: 2013-2014
BƯỚC 1: MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
 a.Phạm vi kiến thức: từ tiết 1 đến tiết 18 của chương trình.
 b.Mục đích:
 - Đối với học sinh: kiểm tra lại hệ thống kiến thức đã học từ tiết 1 đến tiết 18.
 - Đối với giáo viên: nắm được kết quả học tập của học sinh để từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học trong HKII.
BƯỚC 2: HÌNH THỨC KIỂM TRA
 Đề kiểm tra bằng hình thức tự luận 100% 
BƯỚC 3: THIẾT LẬP MA TRẬN
1.TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Số tiết thực
Trọng số
LT
VD
LT
VD
1.Sự truyền ánh sáng, phản xạ ánh sáng
6
5
4,2
1,8
24,7
10,6
2. Gương cầu
3
3
2,1
0,9
12,4
5,3
3.Âm học
8
7
5,6
2,4
32,9
14,1
Tổng
17
15
11,9
5,1
70,0
30,0
2. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ 
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm 
số
T.số
TL
Cấp độ 
 1, 2
(Lí thuyết)
1.Sự truyền ánh sáng,...
24,7
1,2»1,0
1,0
2,25
2. Gương cầu
12,4
0,62»0,5
0,5
2,0
3. Âm học
 32,9
1,65»1,5
1,5
2,0
Cấp độ 3,4
(Vận dụng)
1.Sự truyền ánh sáng,...
10,6
0,53»0,5
0,5
1,75
2. Gương cầu
5,3
0,27» 0,5
 0,5
1,0
3. Âm học
14,1
0,7»1,0
1,0
1,0
Tổng
100
5
5(10đ)
Tg: 45’
 10đ
Tg: 45’
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG
TRƯỜNG THCS THÁI TRỊ.
 CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÝ 7
 Năm học: 2013- 2014
I.Sự truyền ánh sáng, phản xạ ánh sáng:
 1. Điều kiện để nhìn thấy một vật? Giải thích. 
 2. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
 3. Nguồn sáng, vật sáng; nhận biết các loại chùm sáng.
 4. Giải thích một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng như: nhật thực, nguyệt thực,....
 5. Phát biểu định luật phản xạ của ánh sáng.
 6.Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới (đối với gương phẳng) và ngược lại theo 2 cách. Tính góc phản xạ khi biết góc tới hoặc khi biết góc tạo bởi tia tới và gương phẳng.
II. Gương cầu:
 7. Nêu được đặc điểm của ảnh áo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và gương cầu lồi.
 8. Ứng dụng của gương cầu lồi, gương cầu lõm và giải thích vài hiện tượng đơn giản.
III. Âm học:
 9. Nhận biết một số nguồn âm; đặc điểm chung của nguồn âm. Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như: trống, kẻng, sáo, âm thoa,...
 10. Nhận biệt được âm cao, âm thấp phụ thuộc vào biên độ dao động, cho ví dụ.
 11. Nêu được môi trường âm truyền qua được, không truyền qua được. So Sánh vận tốc truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí.
 12. Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang.
 13. Một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn gây ra.
 HẾT
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG
TRƯỜNG THCS THÁI TRỊ
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2013-2014
 Môn kiểm tra: Vật lý 7
 Thời gian: 45 phút(không kể phát đề)
Câu 1: 2 điểm
 Nêu điều kiện nhìn thấy một vật? Giải thích vì sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn, ta không thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn?
Câu 2: 2 điểm
 So sánh ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi? (giống nhau, khác nhau)
Câu 3: 2 điểm
Âm truyền được trong môi trường nào và không truyền được môi trường nào?
So sánh vận tốc truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí?
Câu 4: 3 điểm
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
Vẽ tiếp tia phản xạ và xác định góc phản xạ trong trường hợp sau đây:
S
300
I
Câu 5: 1 điểm
 Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ), tiếng nói nghe rất rõ?
 HẾT
 THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM VẬT LÝ 7.
Câu
Đáp án
Số điểm
Câu 1:
2 điểm
-Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
-Giải thích: Trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn, ta không thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn vì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, 
do đó cũng không có ánh sáng hắt lại truyền vào mắt ta.
1,0điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2:
2 điểm
So sánh ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi:
-Giống nhau: đều là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
-Khác nhau:
+ Gương phẳng: ảnh bằng vật.
+ Gương cầu lồi: ảnh nhỏ hơn vật.
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3:
2 điểm
a.- Âm truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí.
 - Âm không truyền được môi trường chân không.
b. Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng; trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4:
3 điểm
a.Nội dung định luật phản xạ ánh sáng:
 - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
 - Góc phản xạ bằng góc tới.
b.Vẽ tia phản xạ :
N
 Phaùp tuyeán IN chia ñoâi goùc thaønh hai góc = i vaø goùc = i/ vôùi i=i/ .
S
300
R
I
-Xác định góc phản xạ:
 Ta có: = + 
 è = – = 900 – 300 = 600.
 Vaäy goùc phaûn xaï = = 600. hay i’ = i =600 (theo đđịnh luật phản xạ ánh sáng).
0,75 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 5:
1 điểm
Khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hố (trên bờ ao, hồ), tiếng nói nghe rất rõ vì: 
 Ở nơi đó không những nghe được âm nói ra trực tiếp mà còn đồng thời nghe cả âm phản xạ từ mặt nước ao, hồ.
0,5 điểm
0,5 điểm
 GVBM
 Phạm Thị Tường Vy
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG
 TRƯỜNG THCS THÁI TRỊ.
ĐỀ KIỂM TRA HKI- MÔN VẬT LÝ 8
Năm học: 2013-2014
BƯỚC 1: MỤC ĐÍCH KIỂM TRA 1 TIẾT
 a. Phạm vi kiến thức: từ tiết 1 đến tiết thứ 18 theo phân phối chương trình.
 b. Mục đích:
 - Đối với học sinh:
 Kiểm tra lại hệ thống kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 18.
 - Đối với giáo viên:
 Nắm được kết quả học tập của học sinh để từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học trong HKII.
BƯỚC 2: HÌNH THỨC KIỂM TRA
 Đề kiểm tra bằng hình thức tự luận 100%
BƯỚC 3: THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
 a. TÍNH TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PPCT
Nội dung
Tổng số tiết
Lý thuyết
Tỷ lệ thực dạy
Trọng số
LT
VD
LT
VD
1. Chuyển động cơ
3
3
2,1
0,9
12,4
5,3
2. Lực
4
4
2,8
1,2
16,4
7,1
3.Áp suất, công
10
9
7,0
3,0
41,2
17,6
TỔNG
17
16
11,9
5,1
70
30
 b.TÍNH SỐ CÂU HỎI VÀ ĐIỂM SỐ CHỦ ĐỀ KIỂM TRA
 (Đề này gồm 5 câu tự luận)
Nội dung(chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu
Điểm số
Tổng số
Tự luận
Cấp độ 1,2
( Lí thuyết)
1. Chuyển động cơ
12,4
0,620,5
0,5
2,0
2. Lực
16,4
0,821,0
1,0
1,0
3.Áp suất, công 
41,2
2,062
2,0
2,0
Cấp độ 3,4
( Vận dụng)
1. Chuyển động cơ 
5,3
0,270,5
1,0
3,0
2. Lực
7,1
0,360,5
3. Áp suất, công
17,6
0,881
1,0
2,0
TỔNG
100%
5
5
45’ 
10đ
45’
 PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG
 TRƯỜNG THCS THÁI TRỊ.
 CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÝ 8
 Năm học: 2013- 2014
I. Chuyển động cơ:
 1. Nêu dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ, cho ví dụ.
 2. Tính tương đối của chuyển động cơ, cho ví dụ.
 3. Nêu ý nghĩa của tốc độ, phân biệt chuyển động đều, chuyển động không đều.
 4. Vận dụng công thức V = ; Vtb = vào việc giải bài tập.
II. Lực cơ:
 5. Nêu ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.
 6. Biểu diễn lực trong hai trường hợp.
 7. Giải thích một số trường hợp liên quan đến quán tính.
 8. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể trong đời sống, kỹ thuật.
III. Áp suất:
 9. Mô tả hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển, lực đẩy Ac-si-met.
 10. Mô tả cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy thủy lực.
 11. Vận dụng các công thức p = ; p = d. h ; FA= d. V vào việc giải các bài tập.
 12. Nêu điều kiện nổi của vật.
 13. Điều kiện để có công cơ học, cho ví dụ.
 14. Phát biểu định luật về công; vận dụng công thức tính công A= F.S vào việc giải bài tập.
 HẾT
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG
TRƯỜNG THCS THÁI TRỊ
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2013-2014
 Môn kiểm tra: Vật lý 8
 Thời gian: 45 phút(không kể phát đề)
Câu 1: 2 điểm
 Hãy nêu tính tương đối của chuyển động và đứng yên? Cho ví dụ 
Câu 2: 1 điểm
A
30N
 Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực được biểu diễn như hình sau:
Câu 3: 1 điểm
 Nêu điều kiện để có công cơ học? Cho ví dụ.
Câu 4: 3 điểm
 Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,02.106 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86. 106 N/m2
Tàu đã nổi lên hay lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy?
 b. Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10 300 N/m3.
Câu 5: 3 điểm
 Một vật chuyển động trên quãng đường ABC, từ A đến B dài 30 km với vận tốc 15 Km/h, chuyển động từ B đến C hết 1,5h với vận tốc 40 Km/h. Hãy tính: 
 a.Thời gian đi hết quãng đường từ A đến B.
 b. Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường từ A đến C. 
 HẾT 
 THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM VẬT LÝ 8.
Câu hỏi
Đáp án
Số điểm
Câu 1:
2 điểm
-Tính tương đối của chuyển động và đứng yên: một vật vừa có thể chuyển động so với vật này, vừa có thể đứng yên so với vật khác. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
-Hs cho ví dụ đúng đạt 1 điểm ( nêu được vật chọn làm mốc).
1,0 điểm 
1,0 điểm
Câu 2:
1 điểm
A
30N
Các yếu tố của lực được biểu diễn như hình vẽ:
-Gốc: điểm đặt tại A.
-Phương: nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang; chiều hướng lên.
-Cường độ của lực F= 60N.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
 Câu 3:
 1 điểm
- Điều kiện để có công cơ học: có lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực.
- Hs cho ví dụ đúng đạt 0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
 Câu 4:
 3 điểm
a.Tàu ngầm nổi lên 
vì áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm giảm.
b. Tóm tắt: 
 . p1= 2,02. 106 N/m2 = 2 020 000 N/m2
 . p2= 0,86. 106 N/m2 = 860 000 N/m2
 . d= 10300 N/m3
 . h1= ? (m).
 . h2= ? (m).
-Giải:
 Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước:
 .p1= d.h1 è h1 = = = 196 (m)
 Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm sau:
 .p2= d.h2 è h2 = = = 83,5 (m)
Lưu ý: Hs tóm tắt đầy đủ đạt 0,5 điểm, còn nếu thiếu hoặc sai, tùy trường hợp giám khảo trừ điểm phù hợp.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
 Câu 5:
 3 điểm
-Tóm tắt:
+ Từ A đến B: S1= 30Km; V1=15 Km/h
+ Từ B đến C: t 2= 1,5 h; V2= 40Km/h
a. t1= ? (h).
b. vtb =? (Km/h).
-Giải:
a.Thời gian đi hết quãng đường từ A đến B:
 V1 = èt1= == 2 (h)
b.Quãng đường BC:
 V2 = èS2 = V2. t2= 40. 1,5= 60(Km)
Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường từ A đến C:
 Vtb = == 25,7 (Km/h).
Lưu ý: Hs tóm tắt đầy đủ đạt 0,5 điểm, còn nếu thiếu hoặc sai, tùy trường hợp giám khảo trừ điểm phù hợp.
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
1 điểm
 GVBM
 Phạm Thị Tường Vy

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_vat_li_lop_678_nam_hoc_2013_2014_truong.doc