Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Bình (Có đáp án)
CÂU 1: Có mấy cách đo thể tích vật rắn không thắm nước? Kể tên ? Hãy nêu một cách đo mà em biết ? (2 điểm)
CÂU 2: Do đâu mà ta nhận biết được hai lực cân bằng ? Hai lực cân bằng là gì ? (2 điểm)
CÂU 3: Lực tác dụng vào một vật có thể gây ra những tác dụng gì? Cho VD? (3 điểm)
CÂU 4: Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg
a) Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của cát
b) Tính thể tích của 3,6 tấn cát (2 điểm)
CÂU 5: Một quả cầu được giữ yên bằng một sợi dây treo. Hỏi những vật nào đã tác dụng lực lên quả cầu? Tại sa0 quả cầu đứng yên ?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Vật lí Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Bình (Có đáp án)
TRƯỜNG THCS VĨNH BÌNH TỔ CM: Tổ 1 (Toán- Lý-Hóa -Sinh- Công Nghệ) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Vĩnh Bình, ngày 28 tháng 11 năm 2013 CẤU TRÚC ĐỀ THI, ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN VẬT LÝ LỚP 6 HK1 NĂM HỌC 2013- 2014 CẤU TRÚC 1. Nhận biết được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích. 2. Xác định được GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ đo độ dài, đo thể tích. 3. Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường. 4. Đo được thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ. 5. Đo được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. 6. Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật đó. 7.Nêu được dụng cụ đo khối lượng và đơn vị khối lượng thường dùng trong thực 8. Đo được khối lượng của một vật bằng cân. 9. Biết cho ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. 10. Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. 11. Biết được trọng lực là là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng. Xác định được phương và chiều của trọng lực. 12. Biết được đơn vị của lưc. 13. Nhận biết được lực đàn hồi. So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. 14. Đo được lực bằng lực kế. 15. Biết được công thức tính trọng lượng. 16. Biết định nghĩa trọng lượng riêng và khối lượng riêng. Viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo của hai đại lượng này. 17. Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một số chất. Biết cách tra bảng khối lượng riêng của một số chất. 18. Vận dụng được các công thức , và để giải các bài tập đơn giản. 19. Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật các vật dụng và thiết bị thông thường. 20. Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc lực đẩy và đổi hướng của lực. 21. Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó. II. ĐỀ KIỂM TRA CÂU 1: Có mấy cách đo thể tích vật rắn không thắm nước? Kể tên ? Hãy nêu một cách đo mà em biết ? (2 điểm) CÂU 2: Do đâu mà ta nhận biết được hai lực cân bằng ? Hai lực cân bằng là gì ? (2 điểm) CÂU 3: Lực tác dụng vào một vật có thể gây ra những tác dụng gì? Cho VD? (3 điểm) CÂU 4: Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg a) Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của cát b) Tính thể tích của 3,6 tấn cát (2 điểm) CÂU 5: Một quả cầu được giữ yên bằng một sợi dây treo. Hỏi những vật nào đã tác dụng lực lên quả cầu? Tại sa0 quả cầu đứng yên ? III. ĐÁP ÁN CÂU 1: Có mấy cách đo thể tích vật rắn không thắm nước? Kể tên ? Hãy nêu một cách đo mà em biết ? (2 điểm) TL:Có hai cách đo thể tích vật rắn không thấm nước ( 0,5 điểm) - Dùng bình chia độ( nếu vật bỏ lọt vào bình chia độ ( 0,5 điểm) - Dùng bình tràn( nếu vật không bỏ lọt vào bình chia độ). ( 0,5 điểm) - Nêu đúng một trong hai cách. ( 0,5 điểm) Dùng bình chia độ: Thả chìm vật rắn vào trong bình chia độ có chứa chất lỏng, thể tích phần chất lỏng dâng lên trong bình chia độ là thể tích của vật. Dùng bình tràn: Thả vật đó vào bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật . CÂU 2: Do đâu mà ta nhận biết được hai lực cân bằng ? Hai lực cân bằng là gì ? (2 điểm) TL : Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng . ( 1 điểm) - Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều và tác dụng lên cùng một vật. ( 1 điểm) CÂU 3: Lực tác dụng vào một vật có thể gây ra những tác dụng gì? Cho VD từng tác dụng? (3 điểm) TL :Lực tác dụng vào vật làm vật bị biến đổi chuyển động, hoặc làm nó biến dạng, hoặc cả hai ( 1,5 điểm) VD: Tác dụng lực làm vật bị biến đổi chuyển động: Hòn bi đang đứng yên, ta dùng tay đẩy hòn bi lăn đi. ( 0,5 điểm) Tác dụng lực làm vật bị biến dạng: Dùng tay kéo là xo dãn dài ra. ( 0,5 điểm) Tác dụng lực làm vật vừa bị biến đổi chuyển động, vừa bị biến dạng: cầu thủ đá quả bóng. ( 0,5 điểm) (NẾU HỌC SINH CHO VÍ DỤ KHÁC ĐÚNG VẪN CHO ĐIỂM) CÂU 4: Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg. a) Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của cát b) Tính thể tích của 3,6 tấn cát (2 điểm) TL: V =10lít = 10dm3 = 0,01m3; m = 15kg ( 0,5 điểm) a) Khối lượng riêng của khối cát là: D = = = 1500 (kg/m3 ) ( 0,5 điểm) Trọng lượng riêng của khối cát là: d = D.10 = 15000 (N/m3 ) ( 0,5 điểm) b) m = 3,6 tấn = 3600kg Thể tích của 3600 kg cát là: D = à V = = = 2,4 (m3 ) ( 0,5 điểm) CÂU 5:Một quả cầu được giữ yên bằng một sợi dây treo. Hỏi những vật nào đã tác dụng lực lên quả cầu? Tại sao quả cầu đứng yên ? ( 1 điểm) TL : Trái Đất và sợi dây đã tác dụng lực lên quả cầu. ( 0,5 điểm) - Lực hút của Trái Đất và lực căng của sợi dây cân bằng nhau, kết quả là quả cầu đứng yên. ( 0,5 điểm)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_vat_li_lop_6_nam_hoc_2013_2014_truong_t.doc