Đề kiểm tra Học kì 1 Sinh học Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Trị (Có đáp án)

Câu 1. (40đ) Nêu đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh? (2đ)

Câu 2. (40đ) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển của thủy tức? (2đ)

Câu 3. (20đ) So sánh giun kim, giun móc mâu giun nào nguy hiểm hơn, dễ phòng tránh hơn. (1đ)

Câu 4. (40đ) Trong số các đặc điểm của sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác? (2đ)

Câu 5. (40đ) Hãy nêu vai trò của giáp xác? (2đ)

 

doc 5 trang cucpham 3320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Sinh học Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Sinh học Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Trị (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 1 Sinh học Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Trị (Có đáp án)
CẤU TRÚC KIỂM TRA SINH 7
NĂM HOC 2013 – 2014
CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
- Đặc điểm chung của ngành ĐVNS
- Vai trò của Ngành ĐVNS đối với con người và thiên nhiên
CHƯƠNG II: NGÀNH RUỘT KHOANG
- Hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức
- So sánh hình dạng sinh sản mọc chồi của thủy tức và san hô
- Đặc điểm chung và vai trò của ruột khoang
CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN
* Giun dẹp
- Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống ký sinh
- Biện pháp phòng chống giun dẹp ký sinh
* Giun tròn
- Cấu tạo trong và ngoài của giun đũa
- Vòng đời phát sinh của giun đũa
- Biện pháp phòng chống giun tròn ký sinh
- So sánh giun kim, giun móc câu giun nào nguy hiểm hơn, phòng chống dễ hơn
* Giun đốt
- So với giun tròn, giun đất có hệ cơ quan nào mới xuất hiện.
- Liên hệ tầm quan trọng của giun đốt đối với nông nghiệp.
CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM
- Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm
CHƯƠNG V: NGÀNH CHÂN KHỚP
- Vai trò của lớp Giáp xác
- Cấu tạo ngoài cơ thể nhện
- Đặc điểm dễ nhận dạng sâu bọ
- Đặc điểm chung của ngành chân khớp
CHƯƠNG VI: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
* Lớp cá
- Đặc điểm quan trọng nhất phân biệt cá sụn, cá xương
MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
MÔN SINH HỌC LỚP 7
I. Xác định mục đích của đề kiểm tra
- Đánh giá kết quả học tập của HS 
- Giúp HS kiểm tra khả năng nhận thức, tư duy sáng tạo
- Giúp GV nắm được khả năng nhận thức, làm bài kiểm tra của học sinh, có kế hoạch dạy học sao cho phù hợp
- Phân hóa được các đối tượng học sinh
II. Các kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra:
1. Kiến thức
CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
- Đặc điểm chung của ngành ĐVNS
- Vai trò của Ngành ĐVNS đối với con người và thiên nhiên
CHƯƠNG II: NGÀNH RUỘT KHOANG
- Hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức
- So sánh hình dạng sinh sản mọc chồi của thủy tức và san hô
- Đặc điểm chung và vai trò của ruột khoang
CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN
* Giun dẹp
- Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống ký sinh
- Biện pháp phòng chống giun dẹp ký sinh
* Giun tròn
- Cấu tạo trong và ngoài của giun đũa
- Vòng đời phát sinh của giun đũa
- Biện pháp phòng chống giun tròn ký sinh
- So sánh giun kim, giun móc câu giun nào nguy hiểm hơn, phòng chống dễ hơn
* Giun đốt
- So với giun tròn, giun đất có hệ cơ quan nào mới xuất hiện.
- Liên hệ tầm quan trọng của giun đốt đối với nông nghiệp.
CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM
- Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm
CHƯƠNG V: NGÀNH CHÂN KHỚP
- Vai trò của lớp Giáp xác
- Cấu tạo ngoài cơ thể nhện
- Đặc điểm dễ nhận dạng sâu bọ
- Đặc điểm chung của ngành chân khớp
CHƯƠNG VI: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
* Lớp cá
- Đặc điểm quan trọng nhất phân biệt cá sụn, cá xương
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết, hệ thống hóa kiến thức, phân tích
3. Đối tượng: Học sinh trung bình khá. Mức điểm: 200
III. Xác định hình thức đề kiểm tra: Tự luận 100%
IV. Xác định nội dung đề kiểm tra - lập ma trận đề kiểm tra
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
Chủ đề 1
Ngành động vật nguyên sinh
Đặc điểm chung của ĐVNS
40đ = 20%
40đ = 100%
Chủ đề 2
Ngành ruột khoang
Hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức
40đ = 20%
40đ = 100%
Chủ đề 3
Các ngành giun
So sánh giun kim, giun móc mâu giun nào nguy hiểm hơn, dễ phòng tránh hơn
20đ = 10%
20đ = 100%
Chủ đề 5
Ngành chân khớp
- Đặc điểm dễ nhận dạng sâu bọ
- Vai trò của giáp xác
80đ = 40%
80đ = 100%
Chủ đề 6
Lớp Cá
Phân biệt cá sụn và cá xương
20đ = 10%
20đ = 100%
Số điểm
200đ = 100%
80đ = 40%
100đ = 50%
20đ = 10%
V. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Câu 1. (40đ) Nêu đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh? (2đ)
Câu 2. (40đ) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển của thủy tức? (2đ)
Câu 3. (20đ) So sánh giun kim, giun móc mâu giun nào nguy hiểm hơn, dễ phòng tránh hơn. (1đ)
Câu 4. (40đ) Trong số các đặc điểm của sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác? (2đ)
Câu 5. (40đ) Hãy nêu vai trò của giáp xác? (2đ)
Câu 6. (20đ) Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt Cá sụn và Cá xương? (1đ)
VI. Hướng dẫn chấm
Câu 1. (2đ)
- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống. (0.5đ)
- Phần lớn dị dưỡng. (0.5đ)
- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm. (0.5đ)
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. (0.5đ)
Câu 2. (2đ)
- Hình dạng: cơ thể hình trụ dài, đối xứng tỏa tròn. (0.5đ)
+ Phần dưới là đế bám vào giá thể. (0.5đ)
+ Phần trên là lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng. (0.5đ)
- Di chuyển: kiểu sâu đo, lộng đầu, bơi. (0.5đ)
Câu 3. (1đ)
- Giun móc câu nguy hiểm hơn vì nó ký sinh ở tá tràng. (0.5đ)
- Giun móc câu dễ phòng tránh hơn vì chỉ cần mang giày, ủng vào vùng có ấu trùng giun móc câu. (0.5đ)
Câu 4. (2đ)
- Cơ thể sâu bọ gồm 3 phần: đấu, ngực, bụng. (1đ)
- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. (1đ)
Câu 5. (2đ)
- Lợi ích:
+ Cung cấp thực phẩm: tôm, cua... (0.5đ)
+ Thức ăn của cá: rận nước... (0.5đ)
+ Có giá trị xuất khẩu: tôm hùm, tôm sú... (0.5đ)
- Có hại: Gây hại cho cá, giao thông đường thủy: sun, chân kiếm ký sinh. (0.5đ)
Câu 6. (1đ)
- Căn cứ vào cấu tạo của bộ xương: (0.5đ)
+ Cá sụn có bộ xương bằng chất sụn. (0.25đ)
+ Cá xương có bộ xương bằng chất xương. (0.5đ)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2013_2014_truong.doc