Đề kiểm tra Học kì 1 Sinh học Lớp 7 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)

Câu 1. Hãy nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh ? ( 2 điểm )

Câu 2. Hãy trình bày vai trò của ngành thân mềm ? ( 3,5 điểm )

Câu 3. Hãy nêu sự khác nhau giữa sinh sản mọc chồi của thủy tức và san hô?(1 điểm )

Câu 4. Hãy cho biết 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung ? ( 1,5 điểm )

Câu 5. So sánh giun kim với giun móc câu, giun nào nguy hiểm hơn, phòng chống dễ hơn ? (2 điểm)

 

doc 3 trang cucpham 22/07/2022 3400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Sinh học Lớp 7 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Sinh học Lớp 7 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 1 Sinh học Lớp 7 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)
CẤU TRÚC ĐỂ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC KHỐI 7
Năm Học 2013 – 2014
*****
Chương 1 : Ngành Động Vật Nguyên Sinh
Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh
Vai trò của ngành động vật nguyên sinh đối với con người và thiên nhiên
Chương 2 : Ngành Ruột Khoang
Hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức
So sánh hình dạng sinh sản mọc chồi của thủy tức và san hô
Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang
Chương 3 : Các Ngành Giun
Giun Dẹp
Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh
Biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh
Giun tròn
Cấu tạo trong, cấu tạo ngoài của giun đũa
Vòng đời của giun đũa 
Biện pháp phòng chống giun tròn kí sinh
So sánh giun kim , giun móc câu giun nào nguy hiểm hơn, phòng chống dễ hơn
Giun đốt
So với giun tròn , giun đất có hệ cơ quan nào mới xuất hiện.
Liên hệ tầm quan trọng của giun đốt đối với nông nghiệp
Chương 4 : Ngành Thân Mềm
Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm
Chương 5 : Ngành Chân Khớp
Vai trò của lớp giáp xác
Cấu tạo ngoài của cơ thể nhện
Đặc điểm dễ nhận dạng của sâu bọ
Đặc điểm chung của ngành chân khớp
Chương 6 : Ngành Động Vật Có Xương Sống
Lớp Cá
Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn và cá xương
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: SINH HỌC - KHỐI 7
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể phát đề)
Câu 1. Hãy nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh ? ( 2 điểm )
Câu 2. Hãy trình bày vai trò của ngành thân mềm ? ( 3,5 điểm )
Câu 3. Hãy nêu sự khác nhau giữa sinh sản mọc chồi của thủy tức và san hô?(1 điểm )
Câu 4. Hãy cho biết 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung ? ( 1,5 điểm )
Câu 5. So sánh giun kim với giun móc câu, giun nào nguy hiểm hơn, phòng chống dễ hơn ? (2 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH LỚP 7
HỌC KỲ 1 - Năm Học : 2013-2014
Câu 1. Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh :( 2 điểm )
- Cơ thể có kích thước hiển vi , chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. ( 0,5 điểm )
- Phần lớn dị dưỡng .( 0,5 điểm )
- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm . ( 0,5 điểm )
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. ( 0,5 điểm )
Câu 2.Vai trò của ngành thân mềm ( 3,5 điểm )
* Lợi ích :
+ Làm thực phẩm cho con người, làm thức ăn cho động vật khác . ( 0,5 điểm )
+ Làm đồ trang sức, làm vật trang trí. ( 0,5 điểm )
+ Làm sạch môi trường nước. ( 0,5 điểm )
+ Có giá trị xuất khẩu.( 0,5 điểm )
+ Có giá trị về mặt địa chất. ( 0,5 điểm )
* Tác hại :
+ Có hại cho cây trồng. ( 0,5 điểm )
+ Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán . ( 0,5 điểm )
Câu 3. Sự khác nhau giữa sinh sản mọc chồi của thủy tức và san hô ( 1 điểm )
- Thủy tức : chồi trưởng thành tách ra sống độc lập . ( 0,5 điểm )
- San hô : chồi tiếp tục dính vào cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn . ( 0,5 điểm )
Câu 4. (1,5 điểm ) 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung: có 1 đôi râu ( 0,5 điểm ),3 đôi chân ( 0,5 điểm ) và 2 đôi cánh .( 0,5 điểm )
Câu 5. So sánh giun kim với giun móc câu, giun nào nguy hiểm hơn, phòng chống dễ hơn ? (2 điểm)
- Giun móc câu nguy hiểm hơn vì nó kí sinh ở tá tràng (nơi có nhiều chất dinh dưỡng) (1 điểm)
- Giun mốc câu dễ phòng chống dễ hơn vì chỉ cần mang giày, dép, ủng ở những nơi có ấu trùng giun mốc câu. (1 điểm)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2013_2014_co_dap.doc