Đề kiểm tra Học kì 1 Sinh học Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tuyên Bình (Có đáp án)

Câu 1 : Trình bày đặc điểm rễ cọc, rễ chùm ? Kể tên và nêu chức năng các miền của

rễ ? ( 3đ)

Câu 2: Trình bày chức năng của mạch gỗ, mạch rây ? ( 1đ)

Câu 3 : Trình bày khái niệm quang hợp, viết sơ đồ tóm tắt? (2.5đ)

Câu 4: Trình bày khái niệm hô hấp, viết sơ đồ tóm tắt? (2.5đ)

Câu 5 : Nêu điểm khác nhau giữa hoa lưỡng tính và hoa đơn tính, giữa hoa đực và hoa cái? ( 1đ)

 

doc 9 trang cucpham 3300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Sinh học Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tuyên Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Sinh học Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tuyên Bình (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 1 Sinh học Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tuyên Bình (Có đáp án)
 	CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC KHỐI 7
Năm học: 2013 – 2014
HỌC KỲ 1
HỌC KỲ 2
1/ Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh.
- Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh.
- Vai trò của ngành động vật nguyên sinh đối với con người và thiên nhiên.
2/ Chương 2: Ngành ruột khoang.
- Hình dạng ngoài và di chuyển của thủy tức.
- So sánh hình dạng sinh sản mọc chồi của thủy tức và san hô.
- Đặc điểm chung và vai trò của ruột khoang.
3/ Chương 3: Các ngành giun
* Giun dẹp.
- Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh.
- Biện pháp phòng chống giun dẹp kí sinh.
* Giun tròn.
- Cấu tạo trong, cấu tạo ngoài của giun đũa.
- Vòng đời phát sinh của giun đũa.
- Biện pháp phòng chống giun tròn kí sinh.
- So sánh giun kim, giun móc câu giun nào nguy hiểm hơn, phòng chống dễ hơn.
* Giun đốt.
- So với giun tròn, giun đất có hệ cơ quan nào mới xuất hiện.
- Liện hệ tầm quan trọng của giun đốt đối với nông nghiệp.
4/ Chương 4: Ngành thân mềm.
- Đặc điểm chung và vai trò của thân mềm.
5/ Chương 5: Ngành chân khớp.
- Vai trò của lớp giáp xác.
- Cấu tạo ngoài cơ thể nhện.
- Đặc điểm dễ nhận dạng của sâu bọ.
- Đặc điểm chung của ngành chân khớp.
6/ Chương 6: Ngành động vật có xương sống.
* Lớp cá.
- Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn, cá xương.
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC KHỐI 6
Năm học: 2013 – 2014
HỌC KỲ 1
HỌC KỲ 2
1/ Chương 1: Tế bào thực vật.
- Kể tên các thành phần chính của tế bào thực vật? Chức năng của các thành phần.
2/ Chương 2: Rễ.
- Phân biệt được rễ cọc, rễ chùm.
- Kê tên và nêu được chức năng các miền của rễ.
- Vai trò lông hút cơ chế hút nước và muối khoáng.
- Kể tên và nêu chức năng của các loại rễ biến dạng. Vận dụng để thu hoạch rễ củ trong sản xuất.
3/ Thân.
- Phân biệt được các loại thân.
- Chức năng của mạch gỗ và mạch rây.
4/ Chương 4: Lá
- Các bộ phận của lá.
- Đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp lá trên cây giúp nhận được nhiều ánh sáng.
- Khái niệm, sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp, liên hệ thực tế.
- Khái niệm, sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp, liên hệ thực tế.
5/ Chương 5: Hoa và sinh sản hữu tính.
- Các bộ phận của hoa, chức năng từng bộ phận.
- Phân biệt được các loại hoa (hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính).
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
VĨNH HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1: 2013-2014
MÔN SINH HỌC-KHỐI 7
Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)
Câu 1: Nêu vai trò của ngành động vật nguyên sinh? (2,5đ)
Câu 2: So sánh hình thức mọc chồi của thủy tức và san hô (1,0đ)
Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của giun đũa? (2,0đ)
Câu 4: Nêu một vài tác hại của động vật ngành thân mềm? (1,0đ)	
Câu 5: Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn và cá xương? (1,0đ)
Câu 6: Trình bày những đặc điểm dễ nhận dạng của sâu bọ? (2,5đ)
--HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM SINH 7 – HK 1(năm học 2013 -2014)
Câu 1: Nêu vai trò của ngành động vật nguyên sinh? (2,5đ)
- Lợi ích:	+ Làm vật chỉ thị độ sạch môi trường nước, (0,75đ)
+ Làm thức ăn cho các động vật nhỏ ở nước, (0,75đ)
- Tác hại: 	Gây bệnh cho người và động vật. (1.0đ)
Câu 2: So sánh hình thức mọc chồi của thủy tức và san hô (1,0đ)
- Thủy tức: chồi con đủ lớn tách rời cơ thể mẹ phát triển thành cơ thể mới. (0,5đ)
- San hô: chồi con không tách rời cơ thể mẹ, tiếp tục phát triển thành tập đoàn. (0,5đ)
Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của giun đũa? (2,0đ)
+ Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển. (0,5đ)
+ Chưa có khoang cơ thể chính thức(0,5đ)
+ Có ống tiêu hóa thẳng, xuất hiện lỗ hậu môn(0,5đ)
+ Tuyến sinh dục dài, cuộn khúc. (0,5đ)
Câu 4: Nêu một vài tác hại của động vật ngành thân mềm? (1,0đ)	
+ Là vật trung gian truyền bệnh giun, sán: (0,5đ)
+ Ăn hại cây trồng: (0,5đ)
Câu 5: Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn và cá xương? (1,0đ)
- Cá xương: có bộ xương cấu tạo bằng chất xương. (0,5đ)
- Cá sụn: có bộ xương được cấu tạo từ chất sụn. (0,5đ)
Câu 6: Trình bày những đặc điểm dễ nhận dạng của sâu bọ? (2,5đ)
	+ Đầu có 1 đôi râu...(1.0 đ)
	+ Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh(1,5đ)
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
VĨNH HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1: 2013-2014
MÔN SINH HỌC-KHỐI 6
Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)
CÂU HỎI
Câu 1 : Trình bày đặc điểm rễ cọc, rễ chùm ? Kể tên và nêu chức năng các miền của 
rễ ? ( 3đ)
Câu 2: Trình bày chức năng của mạch gỗ, mạch rây ? ( 1đ)
Câu 3 : Trình bày khái niệm quang hợp, viết sơ đồ tóm tắt? (2.5đ)
Câu 4: Trình bày khái niệm hô hấp, viết sơ đồ tóm tắt? (2.5đ)
Câu 5 : Nêu điểm khác nhau giữa hoa lưỡng tính và hoa đơn tính, giữa hoa đực và hoa cái? ( 1đ) 
	---------- Hết--------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ( SINH 6)
Câu 1: 
+ Đặc điểm rễ cọc: Có rễ cái to khỏe đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên (0,5đ) Từ rễ con lại mọc ra những rễ con bé hơn nữa (0,5đ)
+ Đặc điểm rễ chùm: Có nhiều rễ to, dài gần bằng nhau ( 0.5đ). Mọc tỏa ra từ gốc thân tạo thành một chùm. (0.5đ)
+ Các miền của rễ và chức năng của từng miền ( Nêu đúng tên miền, chức năng đạt 0,5đ) ( tổng cộng 4 miền đạt 1 đ)
Câu 2: Trình bày đúng chức năng mạch rây (0.5đ), chức năng mạch gỗ (0,5đ)
Câu 3: 
 + Khái niệm quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, (0.5đ) sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời.(0,5đ) Chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí ôxi. (0.5đ)
+ Viết đúng sơ đồ (1đ)
Câu 4:
+ Hô hấp là quá trình cây lấy khí ôxi để phân giải chất hữu cơ ( 0.5đ) Tạo ra năng lượng phục vụ cho hoạt động sống(0.5đ), đồng thời thải ra ngoài khí Cacbonic và hơi nước( 0.5đ)
+ Vết đúng sơ đồ (1đ)
Câu 5:
+ Nêu được những điểm khác nhau cơ bản của hoa lưỡng tính và hoa đơn tính ( 0.5đ)
+ Nêu được những điểm khác nhau cơ bản của hoa đực và hoa cái ( 0.5đ)
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC KHỐI 8
Năm học: 2013 – 2014
HỌC KỲ 1
HỌC KỲ 2
1/ Chương 1: Khái quát về cơ thể người.
- Nêu cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong tế bào.
- Nêu khái niệm phản xạ. Cho ví dụ.
2/ Chương 2: Vận động.
- Các phần của bộ xương người.
- Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế thẳng đứng và đi bằng hai chân.
- Biện pháp phòng chống cong vẹo cột sống ở học sinh.
3/ Chương 3: Tuần hoàn.
- Thành phần cấu tạo và chức năng của máu.
- Khái niệm đông máu, cơ chế, hiện tượng, ý nghĩa của sự đông máu.
- Các nguyên tắc truyền máu.
- Cấu tạo ngoài và chức năng của tim.
- Chu kỳ hoạt động của tim, giải thích hiện tượng.
4/ Chương 4: Hô hấp.
- Ý nghĩa của hô hấp.
- Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng.
- Cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
- Kể tên các bệnh chính về cơ quan hô hấp, biện pháp vệ sinh hô hấp, tác hại của thuốc lá.
5/ Chương 5: Tiêu hóa.
- Những hoạt động của quá trình tiêu hóa.
- Sự biến đổi lý học của thức ăn trong khoang miệng, giải thích hiện tượng.
- Sự biến đổi thức ăn ở dạ dạy và ruột non.
- Cấu tạo ruột non và dạ dày.
- Kể tên một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh.
6/ Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng.
- Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
- Giải thích 1 số hiện tượng thực tế về thân nhiệt.
PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN : SINH KHỐI 8
THỜI GIAN 45 PHÚT (Không kể phát đề)
CÂU HỎI:
Câu 1: Phản xạ là gì ? Cho ví dụ minh họa ? (1đ)
Câu 2: Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chi ? Các em cần làm gì để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh ? (2đ)
Câu 3: Vẽ sơ đồ cơ chế đông máu và nêu ý nghĩa của sự đông máu ? Nêu nguyên tắc truyền máu và giải thích vì sao tim làm việc suốt đời mà tim không mệt mỏi ? (2đ)
Câu 4: Trình bày cấu tạo hệ hô hấp và chức năng của chúng ? (2đ)
Câu 5: Trình bày cấu tạo của thành dạ dày ? Giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy ? ( 2đ)
Câu 6: Giải thích tại sao khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt? (1đ)
HƯỚNG DẪN CHẤM SINH HỌC 8
Câu 1:
- Là phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh (0,5đ).
- Ví dụ: Chân đập gai chân co lên, hoặc tay sờ vào nước nóng tay rụt ra(0,5đ)
Câu 2:
- Đặc điểm thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chi là: Lồng ngực nở rộng sang hai bên, cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển (1đ).
- Để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh phải chú ý rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, lao động vừa sức. Khi mang vác và khi ngồi học cần lưu ý chống cong vẹo cọt sống (1đ).
Câu 3:
- Vẽ sơ đồ đúng (1đ)
- Ý nghĩa: Giúp bảo vệ cơ thể chống mất nhiều máu (0,25đ).
- Nguyên tắc: Xét nghiệm máu để lựa chỏn nhóm máu truyền cho phù hợp tránh tai biến và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh (0,25đ)
- Vì tim làm việc theo chu kỳ gồm 3 pha thời gian 0,8 giây, trong đó pha giãn chung là 0,4 giây đủ thời gian để cơ tim phục hồi hoàn toàn (0,5đ)
Câu 4:
- Hệ hô hấp cấu tạo gồm 2 phần: 
+ Đường dẫn khí gồm mũi, họng, khí quản, thanh quản, phế quản (0,5đ) + Hai lá phổi gồm 700-800 triệu phế nang (0,5đ) 
- Chức năng: Dẫn khí vào ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi. Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài ( 1đ)
Câu 5:
 - Thành dạ dày có 4 lớp: 
 + Lớp màng bên ngoài. (0.25đ)
 + Lớp cơ dày, có 3 lớp: cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo. (0.25đ)
 + Lớp dưới niêm mạc. (0.25đ)
 + Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị. (0.25đ)
 - Vì prôtêin trong thức ăn bị dịc vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cổ tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc. Ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin. (1đ)
Câu 6:
Khi nhai cơm lâu trong miệng cảm thấy ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt. (1đ)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_678_nam_hoc_2013_2014_truo.doc