Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai (Có đáp án)
I/ ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Dầu dầu ngọn cỏ, nửa vàng, nửa xanh.
Rằng: “Sao trong tiết thanh minh,
Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?”.
Vương Quan mới dẫn gần xa:
“Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi.
Nổi danh tài sắc một thì,
Xôn xao ngoài cửa, hiếm gì yến anh.
Phận hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương.”
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ hiệu khảo, Nxb Văn học)
* Vị trí đoạn trích: Sau khi du xuân trở về, chị em Thúy Kiều gặp mộ Đạm Tiên.
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm). Từ xuân trong câu sau được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Phận hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương.
Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu thơ:
Sè sè nấm đất bên đường,
Dầu dầu ngọn cỏ, nửa vàng, nửa xanh.
Câu 4 (1.0 điểm). Qua đoạn trích trên, em thấy nhân vật Đạm Tiên và Thúy Kiều có những điểm nào
tương đồng?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai (Có đáp án)
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI KIỂM TRA HỌC KÌ I, LỚP 9, NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề này có 01 trang) I/ ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nấm đất bên đường, Dầu dầu ngọn cỏ, nửa vàng, nửa xanh. Rằng: “Sao trong tiết thanh minh, Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?”. Vương Quan mới dẫn gần xa: “Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi. Nổi danh tài sắc một thì, Xôn xao ngoài cửa, hiếm gì yến anh. Phận hồng nhan có mong manh, Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương.” (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ hiệu khảo, Nxb Văn học) * Vị trí đoạn trích: Sau khi du xuân trở về, chị em Thúy Kiều gặp mộ Đạm Tiên. Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0.5 điểm). Từ xuân trong câu sau được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Phận hồng nhan có mong manh, Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương. Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu thơ: Sè sè nấm đất bên đường, Dầu dầu ngọn cỏ, nửa vàng, nửa xanh. Câu 4 (1.0 điểm). Qua đoạn trích trên, em thấy nhân vật Đạm Tiên và Thúy Kiều có những điểm nào tương đồng? II/ LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ ngữ liệu phần Đọc hiểu nói riêng, Truyện Kiều nói chung, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau: Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói: - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. - Quê anh ở đâu thế? - Họa sĩ hỏi. - Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn. (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập 1) - HẾT - Họ và tên học sinh.. Số báo danh ............... Chữ ký của giám thị .............. ĐỀ CHÍNH THỨC THỨC SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I, LỚP 9, NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn này gồm có 02 trang) Hướng dẫn chung Giám khảo chấm bài kiểm tra cần lưu ý những điểm sau: 1/ Về cách chấm: - Do đặc thù bộ môn, giám khảo cần vận dụng linh hoạt đáp án và thang điểm khi chấm bài cho học sinh. - Ở một số ý, đáp án chỉ nêu mức điểm chính, việc chi tiết hóa điểm số cho mỗi ý phải được thống nhất trong Hội đồng chấm kiểm tra nhưng không được thay đổi tổng điểm của mỗi ý. - Chấm kỹ lưỡng, chính xác. Phần câu hỏi Đọc hiểu chấm theo đáp án đã hướng dẫn. Phần Làm văn cần khuyến khích cho điểm cao những bài viết hay, có sự sáng tạo, cảm xúc, bố cục rõ ràng, ý tứ mạch lạc; làm bật được yêu cầu của đề. 2/ Cách tính điểm toàn bài thi: Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10. Chấm riêng từng câu, tổng điểm toàn bài kiểm tra làm tròn số. Ví dụ: 5,25 = 5,3; 5,75 = 5,8. Câu Nội dung Điểm ĐỌC-HIỂU 3.0 A/ Yêu cầu hình thức: Có phần trả lời cho mỗi ý của câu hỏi, trình bày ý rõ ràng, diễn đạt tốt, chữ viết cẩn thận, sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. B/ Yêu cầu về nội dung: Hs làm bài trên cơ sở hiểu nội dung đoạn trích, nhận diện được phương thức biểu đạt, hiểu nghĩa của từ, xác định và phân tích tác dụng của từ láy, biết đọc liên hệ. 1 - Phương thức biểu đạt chính: tự sự. 0.5 2 - Từ xuân được sử dụng theo nghĩa chuyển. 0.5 3 - Từ láy trong hai câu thơ: sè sè, dầu dầu. - Tác dụng: gợi hình ảnh một nấm mộ rất thấp, không có ai chăm sóc, cỏ úa, hoang tàn, đáng thương. (Lưu ý: Nếu HS chỉ nêu tác dụng chung chung là làm tăng tính gợi hình, gợi cảm, chỉ đạt 0.25 điểm.) 0.5 0.5 4 - Điểm tương đồng giữa nhân vật Đạm Tiên và Thúy Kiều: + Đều tài sắc. + Đều có số phận bất hạnh. (Lưu ý: HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách song cần đảm bảo hai ý trên.) 0.5 0.5 LÀM VĂN 7.0 1 Viết đoạn văn 2.0 - Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn; diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; đáp ứng tương đối dung lượng theo yêu cầu. - Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được các ý sau: + Xã hội phong kiến có nhiều bất công đối với người phụ nữ. + Thân phận người phụ nữ: nhỏ bé, chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống. 0.5 1.5 Cảm thương, trân trọng. (HS biết chọn và phân tích dẫn chứng để làm rõ các ý trên.) 2 Viết bài văn 5.0 Yêu cầu về kĩ năng: Hs biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật trong đoạn trích; đảm bảo bố cục ba phần; diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận, sạch sẽ. 0.5 Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và đoạn trích, học sinh cảm nhận được nhân vật anh thanh niên. 1/ Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vẻ đẹp của anh thanh niên trong đoạn trích. 0.5 2/ Thân bài: 2.1/ Khái quát về tác phẩm và đoạn trích: - Hoàn cảnh sáng tác. - Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm. - Vị trí đoạn trích. 2.2/ Cảm nhận về vẻ đẹp của anh thanh niên trong đoạn trích: - Biết tạo niềm vui tích cực cho cuộc sống. - Yêu nước, có lý tưởng sống cao đẹp. - Khiêm tốn. (HS biết chọn và phân tích dẫn chứng để làm rõ các ý trên.) 2.3/ Nghệ thuật: - Truyện được kể theo ngôi thứ ba tạo cảm giác khách quan, chân thực. - Tình huống truyện tự nhiên, thú vị. - Nhân vật được khắc họa thành công chủ yếu qua ngôn ngữ đối thoại. 0.5 2.5 0.5 3/ Kết bài: - Khẳng định vẻ đẹp của anh thanh niên trong đoạn trích. - Đánh giá sự thành công của tác phẩm/Liên hệ bản thân. 0.5 Lưu ý: Nếu HS không biết khái quát thành các luận điểm về vẻ đẹp của anh thanh niên mà chỉ chủ yếu kể lại đoạn trích thì chỉ cho tối đa 1.0/ 2,5 điểm của mục 2.2
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_2021_so_giao.pdf