Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Trị (Có đáp án)

I. VĂN BẢN: 2 Đ

1. Chép lại một bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước mà em đã học? 1 đ

2. Nêu ý nghĩa văn bản “Tiếng gà trưa”? 1 đ

II. TIẾNG VIỆT: 3 Đ

1. Thế nào là từ đồng âm? 1 đ

2. Xác định điệp ngữ và dạng điệp ngữ trong đoạn thơ sau: 2đ

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

 

doc 3 trang cucpham 22/07/2022 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Trị (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Trị (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Trị (Có đáp án)
CẤU TRÚC KIỂM TRA HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 7
VĂN BẢN: 2Đ
Cổng trường mở ra: nghệ thuật, ý nghĩa.
Ca dao về tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước: thuộc bài ca dao, ý nghĩa.
Sông núi Nước Nam: thuộc thơ, nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật.
Bạn đến chơi nhà: thuộc thơ, ý nghĩa.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: nghệ thuật, ý nghĩa.
Cảnh khuya, rằm tháng giêng: Thuộc thơ, nghệ thuật.
Tiếng gà trưa: ý nghĩa.
TIẾNG VIỆT: 3Đ
Từ ghép: khái niệm, phân loại.
Đại từ: Khái niệm, bài tập.
Từ Hán việt: công dụng, bài tập công dụng.
Quan hệ từ: bài tập, viết đoạn văn.
Từ đồng âm: khái niệm, bài tập.
Thành ngữ: giải thích ý nghĩa thành ngữ, đặt câu.
Điệp ngữ: khái niệm, xác định kiểu điệp ngữ.
TẬP LÀM VĂN: 5 Đ
Loài cây em yêu.
 Kỉ niệm tuổi thơ.
Cảm nghĩ về người thân em yêu quý (ông bà, cha mẹ, anh chị em .)
*** HẾT ***
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 7
VĂN BẢN: 2 Đ
Chép lại một bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước mà em đã học? 1 đ
Nêu ý nghĩa văn bản “Tiếng gà trưa”? 1 đ
TIẾNG VIỆT: 3 Đ
Thế nào là từ đồng âm? 1 đ
Xác định điệp ngữ và dạng điệp ngữ trong đoạn thơ sau: 2đ
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
TẬP LÀM VĂN: 5 Đ
Đề: Cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý.
HƯỚNG DẪN CHẤM
VĂN BẢN: 
1. Học sinh chép lại một bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước:
- Sai 1 lỗi chính tả trừ 0,25 đ.
- Sai từ 3 lỗi đến 5 lỗi chấm 0,5 đ.
- Sai trên 5 lỗi: Không có điểm.
2. Nêu ý nghĩa văn bản “Tiếng gà trưa”: 
Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương (1 đ) làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận (1 đ)
TIẾNG VIỆT: 3 Đ
1. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. 1 đ
2. Xác định điệp ngữ và dạng điệp ngữ trong đoạn thơ sau: 2đ
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
- Điệp ngữ:
+ Thấy: 0.5 đ
+ Ngàn dâu: 0,5 đ
- Dạng điệp ngữ: Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng): 1 đ
TẬP LÀM VĂN: 5 Đ
 - Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn biểu cảm, trình bày tốt bài văn.
 - Yêu cầu về kiến thức:
 Học sinh có thẻ chọn bất cứ đối tượng nào của gia đình hay một người nào đó đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất như: Thầy, cô, bạn
 Yếu tố miêu tả: Dựng chân dung chi tiết, cụ thể về đối tượng.
 Yếu tố kể chuyện: Chân dung hiện lên dần dần qua sự việc và câu chuyện
 Biểu cảm: thông qua sự việc miêu tả và kể để làm nổi bật cảm xúc của đối tượng.
* Mở bài: 1đ
 + Giới thiệu người thân (người ấy là ai?) và nêu tình cảm ấn tượng của em đối với người ấy
* Thân bài: 3đ
+ Miêu tả những nét tiêu biểu của người ấy và bộc lộ suy nghĩa của em (1.0đ)
+ Kể lại nhắc lại 1 vài nét về đặc điểm (thói quen) , tính tình và phẩm chất của người ấy (1đ)
+ Gợi lại kỉ niệm của em với người ấy (0,5đ)
+ Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em về mối quan hệ giữa em và người thân này ( 0,5 đ)
* Kết bài: 1đ
 - Ấn tượng và cảm xúc của em về người thân.
 * Cách cho điểm:
 Điểm 9-10: Bài viết hay, hoàn thiện ý, diễn đạt mạch lạc, có thể có một số lỗi nhỏ.
 Điểm 7-8: Nội dung bài tương đối đầy đủ, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 Điểm 5-6: Bài viết có bố cục 3 phần, biểu cảm chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt.
 Điểm 3-4: Bài viết chỉ diễn đạt được một số ý, kĩ năng viết văn còn yếu.
 Điểm 0-1-2: Nội dung sơ sài, hoàn toàn lạc đề.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2013_2014_truong.doc