Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)

I. VĂN HỌC: (2 điểm)

Câu 1: Em hãy nêu nghệ thuật của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài? (1 điểm)

Câu 2: Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ Qua đèo Ngang? (1 điểm)

II. TIẾNG VIỆT: (3 điểm)

Câu 3: Có mấy loại từ ghép? Nêu định nghĩa? Cho ví dụ? (2,5 điểm)

Câu 4: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có hai từ đồng âm): (1,5 điểm)

a. Bàn (danh từ) – bàn (động từ)

b. Sâu (danh từ) – sâu (tính từ)

c. Năm (danh từ) – năm (số từ).

 

doc 5 trang cucpham 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013-2014
MÔN NGỮ VĂN KHỐI 7
A.CẤU TRÚC:
I. TIẾNG VIỆT (3 điểm)
-Dạng 1: Lý thuyết nhận diện 	vận dụng
-Dạng 2: Bài tập 	 vận dụng lý thuyết giải thích
-Số câu: ít nhất 2 câu.
II.VĂN BẢN (2 điểm)
Từ văn bản (cho học sinh chép hoặc tái hiện đoạn trích)
	-Trình bày nội dung, nghệ thuật đoạn trích.
	-Tác giả, tác phẩm, thể loại.
	-Ý nghĩa văn bản, ý nghĩa nhan đề.
	-Đặc điểm nhân vật.
	-Số câu: ít nhất 2 câu.
III.TẬP LÀM VĂN (5 điểm): Văn biểu cảm.
B. CỤ THỂ:
I. TIẾNG VIỆT (3 điểm)
-Từ ghép (các loại từ ghép + bài tập sgk).
-Từ láy (phân loại từ láy + bài tập sgk).
-Quan hệ từ (viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ và xác định quan hệ từ trong đoạn văn đó).
-Từ đồng nghĩa (khái niệm, tác dụng + bài tập sgk).
-Từ trái nghĩa (khái niệm, tác dụng + bài tập sgk).
-Từ đồng âm (khái niệm, tác dụng + bài tập sgk).
- Điệp ngữ (phân loại + bài tập sgk).
II. VĂN BẢN (2 điểm)
	- Cuộc chia tay của những con búp bê (nghệ thuật, ý nghĩa).
	 - Ca dao dân ca về tình cảm gia đình (thuộc bài ca dao, nội dung, nghệ thuật).
	- Qua Đèo Ngang (thuộc bài thơ, nội dung, ý nghĩa)
	- Cảnh khuya (thuộc bài thơ, nội dung, ý nghĩa)
	- Tiếng gà trưa (học thuộc đoạn thơ cuối, ý nghĩa)
	- Một thứ quà của lúa non: Cốm (tác giả, thể loại)
III.TẬP LÀM VĂN (5 điểm):
	- Phát biểu cảm nghĩ về người thân.
	- Phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
VĨNH HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1: 2013-2014
MÔN NGỮ VĂN-KHỐI 7
 Ngày kiểm tra: 
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
VĂN HỌC: (2 điểm)
Câu 1: Em hãy nêu nghệ thuật của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài? (1 điểm)
Câu 2: Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ Qua đèo Ngang? (1 điểm)
TIẾNG VIỆT: (3 điểm)
Câu 3: Có mấy loại từ ghép? Nêu định nghĩa? Cho ví dụ? (2,5 điểm)
Câu 4: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có hai từ đồng âm): (1,5 điểm)
Bàn (danh từ) – bàn (động từ)
Sâu (danh từ) – sâu (tính từ)
Năm (danh từ) – năm (số từ).
TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
Câu 5: Cảm nghĩ của em về người thân (ông, bà, cha, mẹ,...).
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
Số câu
Đáp án
Số điểm
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
- Xây dựng tình huống tâm lí.
- Lựa chọn ngôi thứ nhất để kể: nhân vật “tôi” trong truyện kể lại câu chuyện của mình những day dứt, nhớ thương được thể hiện một cách chân thực.
- Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ (Thành và Thủy), qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn, ứng xử của những người làm cha,mẹ.
- Lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc.
- Hoài cổ, nhớ nước, thương nhà.
- Buồn, cô đơn.
- Có 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Mỗi ví dụ đúng
- Từ ghép chính phụ: là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng) bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
- Từ ghép đẳng lập: là từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về ngữ pháp.
- Đặt đúng mỗi câu đạt.
*Mở bài (1đ)
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cảm (cha hoặc mẹ)) là tình cảm máu thịt thiêng liêng. 
- Công lao to lớn của (cha hoặc mẹ) được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
* Thân bài (3đ)
 Vai trò của người (cha hoặc mẹ)
- Người (cha hoặc mẹ) đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần của vợ (chồng) con. 
- (Cha hoặc mẹ) kèm cặp, dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp 
 Cảm nghĩ của em về người (cha hoặc mẹ) thân yêu:
- (Cha hoặc mẹ) em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc. 
Đức tính nổi bậc của (cha hoặc mẹ) là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ (chồng) con.
- Cách dạy con của ( cha hoặc mẹ) rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của (cha hoặc mẹ) cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc. 
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở (cha hoặc mẹ) cố gắng chăm ngoan, học giỏi để (cha hoặc mẹ) vui lòng. 
3. Kết bài: (1đ)
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày. 
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
 0,5 điểm
 0,5 điểm
 0,5 điểm
 0,25 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2013_2014_co_dap.doc