Đề kiểm tra Học kì 1 Lịch sử Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tuyên Bình (Có đáp án)

Câu 1 (2 điểm).

Em hãy cho biết các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở đâu và vào thời gian nào?

Câu 2. (3 điểm).

Đời sống vật chất của người nguyên thủy diễn ra như thế nào?

Câu 3. ( 2 điểm).

Hãy cho biết nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?

Câu 4 ( 2 điểm).

Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?

Câu 5 ( 1 điểm)

Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang?

 

doc 6 trang cucpham 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Lịch sử Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tuyên Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Lịch sử Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tuyên Bình (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 1 Lịch sử Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tuyên Bình (Có đáp án)
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN VĨNH HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013-2014
TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH	MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 6
	Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể phát đề)
	Ngày kiểm tra: /12/2013
CÂU HỎI
Câu 1 (2 điểm). 
Em hãy cho biết các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở đâu và vào thời gian nào? 
Câu 2. (3 điểm). 
Đời sống vật chất của người nguyên thủy diễn ra như thế nào?
Câu 3. ( 2 điểm). 
Hãy cho biết nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?
Câu 4 ( 2 điểm). 
Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
Câu 5 ( 1 điểm) 
Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang?
..................HẾT.............................
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2 điểm)
- Vào cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời. (1đ)
- Địa điểm: Trên lưu vực các con sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ- phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc. (1đ)
Câu 2. (3 điểm)
-Từ thời Sơn Vi đến thời Hòa Bình- Bắc Sơn người nguyên thủy luôn cải tiến công cụ lao động để nâng cao năng xuất. Biết dùng các loại đá khác nhau để mài thành các công cụ như rìu, bôn, chày.(1.5đ)
-Biết dùng tre, gỗ, xương làm công cụ, biết làm đồ gốm. Nghề trồng trọt và chăn nuôi phát triển. (1đ)
→ Đời sống nhân dân ổn định hơn (0.5đ)
Câu 3 ( 2 điểm)
- Là cây lương thực chính của nước ta. (0.5đ)
- Con người có thể sống định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn. (0.5đ)
- Cuộc sống trở nên ổn định hơn. (0.5đ)
- Có điều kiện phát triển cả về vật chất và tinh thần. (0.5đ)
Câu 4. ( 2 điểm)
-Năm 207 TCN Thục Phán buộc Vua Hùng phải nhường ngôi cho mình và hợp nhất hai vùng đất của Tây Âu và Lạc Việt thành một nước mới gọi là Âu Lạc.(1đ)
-Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). (1đ)
Câu 5. ( 1điểm). Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang: 
Hùng Vương
(trung ương)
Lạc tướng
( bộ)
Bồ chính
( chiềng, chạ)
Lạc hầu
( bộ)
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN VĨNH HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013-2014
TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH	MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 7
	Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể phát đề)
	Ngày kiểm tra: /12/2013
CÂU HỎI
Câu 1 (2 điểm). 
Em hãy cho biết các quốc gia cổ Đông Nam Á được hình thành như thế nào?
Câu 2. (2 điểm). 
Trình bày công lao của Ngô Quyền trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước?
Câu 3. ( 2 điểm). 
Trình bày diễn biến, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt?
Câu 4 ( 3 điểm).
 	Em hãy so sánh cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ ba so với lần thứ hai có gì giống và khác nhau?
Câu 5 ( 1 điểm)
 Nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp ở Long An trước khi có Đảng là gì?
..................HẾT.............................
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: 2 điểm
- Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân ở đây biết sử dụng công cụ bằng sắt. Chính thời gian này các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á xuất hiện. (1đ)
- Trong 10 thế kỉ đầu công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ được hình thành: Vương quốc Cham-pa ở Trung bộ Việt Nam, Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công...........(1đ)
Câu 2: 2 điểm
- Người tổ chức và lãnh đạo quân dân ta làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938. Đó là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, kết thúc ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của Tổ quốc. (1đ)
- Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập đã khẳng định đất nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, do người Việt làm chủ và quyết định vận mệnh của mình (1đ)
Câu 3: 2 điểm
Diễn biến:
	-Cuối năm 1076 quân Tống chia thành hai đường thủy, bộ tiến vào nước ta (0.5đ)
	-Tháng 1/1077 Quách Quỳ chỉ huy bộ phận chủ yếu tiến vào Thăng Long nhưng bị quân ta chặn lại trên phòng tuyến Như Nguyệt. Quân thủy thì bị ta chặn ở cửa biển không tiến vào được. (0.5đ)
	-Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến Như Nguyệt nhưng bị quân ta đẩy lùi.Quân Tống chán nản, chết dần chết mòn. (0.5đ)
	- Cuối năm 1077 quân ta phản công, quân Tống thua to.Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa, quân Tống chấp nhận ngay vội rút quân về nước. (0.5đ)
Ý nghĩa:
	- Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững (1đ)
Câu 4. 3 điểm
Giống nhau:
+ Thực hiện chiến thuật “ vườn không nhà trống” (0.5đ)
+ Đoàn kết được sức mạnh của toàn dân tộc. (0.5đ)
+ Rút quân để bảo toàn lực lượng (0.5đ)
+ Lợi dụng lúc địch gặp khó khăn tiến hành phản công (0.5đ)
Khác nhau
+ Lần thứ ba nhà Trần chủ động tấn công đoàn thuyền lương thực của địch (0.5đ)
+ Dựa vào đặc điểm địa hình thuận lợi của sông Bạch Đằng để đánh địch (0.5đ)
Câu 5. 1 điểm
- Nhân dân ta thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến, nhất là chưa có đường lối cứu nức đúng đắn (1đ)
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN VĨNH HƯNGĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013-2014
TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH	MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 8
	Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể phát đề)
	Ngày kiểm tra: /12/2013	
CÂU HỎI
Câu 1. (2 điểm) Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp năm 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
Câu 2 ( 2 điểm) Hãy nêu ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Công xã Pa – ri năm 1871?
Câu 3 ( 3 điểm) Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á diễn ra như thế nào?
Câu 4 ( 3 điểm) Trình bày ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
............................HẾT............................
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2 điểm)
- Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 là triệt để nhất vì :
+ Đã lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền (1đ)
+ Quyền lợi của nhân dân cơ bản đã được giải quyết ( vấn đề ruộng đất) (1đ)
Câu 2: (2 điểm)
- Ý nghĩa
+ Tuy chỉ tồn tại 72 ngày (từ ngày 18/3 đến ngày 28/5/1871), nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn. Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ xã hội mới, đem lại một tương lai tốt đẹp cho nhân dân lao động. (1đ)
 - Bài học kinh nghiệm
+ Công xã để lại bài học quý báu: muốn cách mạng vô sản thắng lợi thì phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; phải thực hiện liên minh công nông và phải kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu. (1đ)
Câu 3: (3 điểm)
- Khu vực Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu nên bị các nước thực dân phương Tây dòm ngó, xâm lược.(1đ)
-Cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh và hoàn thành việc xâm lược Đông Nam Á (Anh chiếm Mã Lai - Miến Điện; Pháp chiếm VN – Lào- CPC; Tây Ban Nha - Mĩ chiếm Phi-lip-pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a). (1đ)
- Thái Lan là nước duy nhất ở ĐNÁ giữ được độc lập (1đ)
Câu 4: (3 điểm)
- Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh của nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ XHCN trên một đất nước rộng lớn. (1.5đ)
-Cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. (1.5đ)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_lich_su_lop_678_nam_hoc_2013_2014_truon.doc