Đề kiểm tra Học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6+7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Thuận (Có đáp án)

Câu 1: ( 2,0 điểm.)

 Thế nào là sống giản dị ? Nêu biểu hiện sống giản dị ?

 Câu 2: ( 3,5 điểm.)

 Tôn sư trọng đạo là gì ? Ý nghĩa của lòng tôn sư trọng đạo? Cho ví dụ.

Câu 3: ( 1,5 điểm.)

 Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Câu 4: ( 3,0 điểm.)

 Tình huống: Đang đi chơi cùng bạn bè, Lan rất xấu hổ khi gặp cảnh bố mẹ mình lao động vất vả.

 - Em có nhận xét gì về cách suy nghĩ của bạn Lan ? Nếu em là Lan thì em có thái độ như thế nào ?

 

doc 7 trang cucpham 22/07/2022 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6+7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Thuận (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6+7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Thuận (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6+7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Thuận (Có đáp án)
 CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM HỌC KÌ I
 MÔN : GDCD – KHỐI 7
 NĂM HỌC : 2013- 2014
 Hình thức : Tự luận. Thời gian: 45 phút.
 *********
I. Sống với bản thân:
 1. Sống giản dị: Khái niệm; biểu hiện.
 2. Trung thực: ý nghĩa.
 3. Tự trọng: khái niệm. Xem các bài tập.
II. Quan hệ với người khác:
Yêu thương con người: biểu hiện.
Tôn sư trọng đạo: khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa.
Đoàn kết, tương trợ: ý nghĩa.
Khoan dung: Ý nghĩa.
III. Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại:
Xây dựng gia đình văn hóa: tiêu chuẩn.
Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: biểu hiện.
 ******Hết******
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2013-2014
 HUYỆN VĨNH HƯNG MÔN: GDCD – KHỐI 7
 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể phát đề ) 
 Ngày kiểm tra: 
 ***********
 Câu 1: ( 2,0 điểm.)
 Thế nào là sống giản dị ? Nêu biểu hiện sống giản dị ?
 Câu 2: ( 3,5 điểm.)
 Tôn sư trọng đạo là gì ? Ý nghĩa của lòng tôn sư trọng đạo? Cho ví dụ.
Câu 3: ( 1,5 điểm.)
 Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Câu 4: ( 3,0 điểm.)
 Tình huống: Đang đi chơi cùng bạn bè, Lan rất xấu hổ khi gặp cảnh bố mẹ mình lao động vất vả.
 - Em có nhận xét gì về cách suy nghĩ của bạn Lan ? Nếu em là Lan thì em có thái độ như thế nào ?
 ******Hết******
 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
 MÔN: GDCD – KHỐI 7
 ***********
Câu 1: ( 2,0 điểm.)
 - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. ( 1,0 điểm.)
 - Biểu hiện sống giản dị là: không sa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài. ( 1,0 điểm.)
Câu 2: ( 3,5 điểm.)
 - Tôn sư trọng đạo là: tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ( đặt biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình ), ở mọi lúc, mọi nơi; coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.
 ( 1,5 điểm.)
 - Ý nghĩa của lòng tôn sư trọng đạolà: một truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy.( 1,0 điểm ) 
- Cho ví dụ: lễ phép với thầy cô, cố gắng học tập thật giỏi, hỏi thăm thầy cô khi ốm đau( 1,0 điểm.)
Câu 3: ( 1,5 điểm.)
 - Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là : tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy. ( 1,5 điểm.)
Câu 4: ( 3,0 điểm.)
 HS có những cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:
 - Không đồng tình với suy nghĩ của Lan. Vì bố mẹ Lan đã kiếm tiền nuôi Lan ăn học bằng chính sức lao động của mình, Lan phải lấy làm hảnh diện và tự hào ví có được bố mẹ thương yêu, nuôi nấng cho mình ăn học theo kịp bạn bè. ( 3,0 điểm.)
 ******Hết******
 CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM HỌC KÌ I
 MÔN : GDCD – KHỐI 6
 NĂM HỌC : 2013- 2014
 Hình thức : Tự luận. Thời gian: 45 phút.
 *********
I. Sống với bản thân:
 1. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
 - Ý nghĩa.
 - Việc làm.
 2. Tiết kiệm: 
 - Khái niệm.
 - Việc làm.
II. Quan hệ với người khác:
 1. Lễ độ: ý nghĩa, phân biệt.
 2. Sống chan hòa với mọi người: khái niệm, ví dụ.
Biết ơn: khái niệm, ý nghĩa, biểu hiện.
Lịch sự, tế nhị: việc làm.
III. Quan hệ với công việc:
 1.Siêng năng, kiên trì: khái niệm, ý nghĩa. 
 2.Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội: tác dụng 
 3.Mục đích học tập của học sinh, nhiệm vụ học tập.
 4.Tôn trọng kỉ luật: biểu hiện của bản thân ( gia đình, nhà trường, xã hội ).
IV. Quan hệ với môi trường tự nhiên:
 1. Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên: vì sao; việc làm.
 ******Hết******
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2013-2014
 HUYỆN VĨNH HƯNG MÔN: GDCD – KHỐI 6
 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể phát đề ) 
 Ngày kiểm tra: 
 ***********
Câu 1: ( 2,0 điểm.)
 Tiết kiệm là gì ? Cho ví dụ.
 Câu 2: ( 2,0 điểm.)
 Thế nào là biết ơn ? Cho ví dụ.
Câu 3: ( 2,0 điểm.)
 Vì sao chúng ta phải tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ? 
Câu 4: ( 4,0 điểm.)
 Mục đích học tập của học sinh là gì? Nhiệm vụ học tập chủ yếu của học sinh là gì ?
 ******Hết******
 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
 MÔN: GDCD – KHỐI 6
 ***********
Câu 1: ( 2,0 điểm.)
 - Tiết kiệm là: biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. ( 1,0 điểm)
 - HS cho ví dụ đúng, hợp lí ( từ 2 ví dụ trở lên ). ( 1,0 điểm)
 Câu 2: ( 2,0 điểm.)
 - Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. ( 1,0 điểm)
 - Ví dụ: Thăm hỏi giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ ; gia đình có công với cách mạng; gia đình mẹ Việt Nam anh hùng.( 1,0 điểm)
Câu 3: ( 2,0 điểm.)
 Chúng ta phải tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội vì: 
 - Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân. ( 1,0 điểm)
 - Đồng thời,thông qua các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người yêu thương, quí mến. ( 1,0 điểm)
Câu 4: ( 4,0 điểm.)
 - Mục đích học tập của học sinh là: học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh phải nổ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 
 ( 3,0 điểm.)
 - Nhiệm vụ học tập chủ yếu của học sinh là: tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách. ( 1,0 điểm.)
 ******Hết******

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_67_nam_hoc_2013_2.doc