Đề kiểm tra Học kì 1 Địa lí Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tuyên Bình (Có đáp án)

Câu 1: ( 2điểm)

Thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm?

Một cơn bão đang hình thành trên biển Đông, cách đường kinh tuyến gốc 198o về bên phải và 69o về bên trên đường xích đạo. Viết tọa độ địa lí của cơn bão đó.

Câu 2: ( 2 điểm)

Nêu sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Tại sao có hiện tượng ngày, đêm liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

Câu 3: ( 2điểm)

Trái Đất được cấu tạo mấy lớp? Trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất.

Câu 4: ( 2điểm)

Núi là gì? So sánh điểm khác nhau giữa núi già và núi trẻ?

Câu 5: ( 2 điểm)

Bình nguyên là gì? Nêu giá trị kinh tế của bình nguyên? Địa phương em thuộc dạng địa hình nào?

 

doc 6 trang cucpham 22/07/2022 3140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Địa lí Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tuyên Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Địa lí Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tuyên Bình (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 1 Địa lí Lớp 6+7+8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tuyên Bình (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG	ĐỀ THI HỌC KÌ I - Năm học: 2013 - 2014
TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH	MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 6
	Thời gian: 45’ ( Không kể phát đề)
Câu 1: ( 2điểm)
Thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm?	
Một cơn bão đang hình thành trên biển Đông, cách đường kinh tuyến gốc 198o về bên phải và 69o về bên trên đường xích đạo. Viết tọa độ địa lí của cơn bão đó.
Câu 2: ( 2 điểm)	
Nêu sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Tại sao có hiện tượng ngày, đêm liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
Câu 3: ( 2điểm)
Trái Đất được cấu tạo mấy lớp? Trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất.
Câu 4: ( 2điểm)
Núi là gì? So sánh điểm khác nhau giữa núi già và núi trẻ?
Câu 5: ( 2 điểm)
Bình nguyên là gì? Nêu giá trị kinh tế của bình nguyên? Địa phương em thuộc dạng địa hình nào?
	HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1:( 2điểm)
Học sinh nêu đúng và đầy đủ các ý sau- mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm
- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến đi ngang qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ vĩ tuyến đi ngang qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Kinh độ và vĩ độ của một điểm gọi chung là tọa độ địa lí của điểm đó.
* Viết đúng tọa độ địa lí đạt 0,5 điểm
Cơn bão có tọa độ là:	 198o Đ
 A
	 69o B
Câu 2: ( 2 điểm)	
- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông (0,5 đ)
- Thời gian Trái Đất quay trọn một vóng quanh trục là 24 giờ ( hay một ngày, đêm) (0,5đ)
- Giải thích được hiện tượng ngày, đêm liên tục: 
+ Do Trái Đất có dạng hình cầu nên trong cùng một lúc ánh sáng chỉ chiếu được một nửa; nửa nhận được ánh sáng là ngày. Nửa khuất trong bóng tối là đêm. (0,5 đ)
+ Do Trái Đất có vận động tự quay quanh trục nên hiện tượng ngày và đêm cứ liên tiếp diễn ra không ngừng. (0,5 đ)
Câu 3: ( 2điểm)
- Trái Đất được cấu tạo gồm 3 lớp: Ngoài cùng là lớp vỏ Trái Đất, chính giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi Trái Đất. (1.0 đ)
- Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất: ( mỗi ý đúng đạt 0,25 đ)
+ Vỏ TĐ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng.
+ Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên của TĐ, nơi sinh sống, hoạt động của con người.
+ Vỏ TĐ được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
+ Các địa mảng di chuyển rất chậm, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.
Câu 4: ( 2điểm) 
- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đất. Núi gồm có 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi. (0,5 đ)
- Độ cao thường trên 500m so với mực nước biển. (0,5 đ)
* So sánh điểm khác nhau giữa núi già và núi trẻ ( 1.0 đ) – đúng mỗi ý đạt (0,25 đ)
Núi già	Núi trẻ
- Hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.	- Hình thành cách đây vài chục triệu năm.
- Đỉnh tròn	- Đỉnh nhọn	
- Sườn thoải	- sườn dốc
- Thung lũng rộng và cạn	- Thung lũng hẹp và sâu
Câu 5: ( 2 điểm)
- Bình nguyên là dạng địa hình thấp,có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.(0,5đ) 
-Độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m, nhưng cũng có bình nguyên cao gần 500m. (0,5 đ)
- Bình nguyên là nơi thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. (0,5 đ)
- Địa phương em thuộc dạng địa hình bình nguyên.	(0,5 đ)
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG	ĐỀ THI HỌC KÌ I - Năm học: 2013 - 2014
TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH	MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 7
	Thời gian: 45’ (Không kề phát đề)
Câu 1: ( 2 điểm)
Nêu vị trí và đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa. Theo em, Việt Nam thuộc môi trường nào?
Câu 2: ( 2 điểm)	
Trình bày vị trí địa lí và đặc điểm địa hình của châu Phi? 
Câu 3: ( 2điểm)
Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc tồn tại dưới mấy hình thức? Trình bày đặc điểm sản xuất của mỗi hình thức đó?
Câu 4: ( 2điểm) 
Nêu vị trí và đặc điểm khí hậu của môi trường đới ôn hòa? Tại sao thời tiết ở đới ôn hòa thay đổi thất thường?
Câu 5: ( 2 điểm)
Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí? Là học sinh các em cần phải làm gì góp phần bảo vệ môi trường?
	HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: ( 2 điểm)
- Vị trí địa lí: Nam Á, Đông Nam Á. (0,5 đ)
- Đặc điểm: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường. Thảm thực vật phong phú, đa dạng. (1,0 đ)
* Việt Nam thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa. (0,5đ)
Câu 2: ( 2 điểm)	
Vị trí: (1,0 đ)
- Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa hai chí tuyến tương cân xứng ở hai bên đường xích đạo 
- Phía Bắc giáp biển Địa Trung Hải, Đông Bắc giáp biển Đỏ; Đông Nam giáp Ấn Độ Dương và phía Tây giáp Đại Tây Dương . 
- Lãnh thổ châu Phi chủ yếu thuộc đới nóng.
- Châu Phi có dạng hình khối đường bờ biển ít bị cắt xẻ, rất ít vũng vịnh, bán đảo và đảo.
* Địa hình: ( 1,0 đ)
- Tương đối đơn giản có thể coi toàn bộ châu Phi là một khối sơn nguyên lớn cao TB 750m. 
- Địa hình chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa rất ít núi cao và đồng bằng thấp.
Câu 3: ( 2điểm)
Hoạt động kinh tế ở hoang mạc tồn tại dưới 2 hình thức:
* Hoạt động kinh tế cổ truyền: (1,0đ)
- Chăn nuôi du mục:Cừu, dê, lạc đànay đây mai đó đưa đàn gia súc tìm nguồn nước, thức ăn.
- Trồng trọt trong ốc đảo: chà là, cam, chanh, quýt, rau đậu
* Hoạt động kinh tế hiện đại: (1,0 đ)
- Với sự tiến bộ của kỹ thuật khoan sâu người ta có thể khoan đến các túi nước ngầm hay các túi dầu khí nằm sâu bên dưới các hoang mạc.Làm biến đổi bề mặt của nhiều hoang mạc.
Câu 4: ( 2điểm) 
* Vị trí:
- Nằm giữa đới nóng và đới lạnh khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai nửa cầu.(0,5đ)
* Đặc điểm khí hậu:
Mang đặc điểm trung gian giữa khí hậu nóng và khí hậu lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường. (1,0 đ)
* giải thích đúng đạt (0,5đ)
- Do ảnh hưởng của các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vòng cực tràn về. .
- Do vị trí trung gian giữa hải dương và lục địa.Do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
	(0,5 đ)
Câu 5: ( 2 điểm)
- Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển. (0,5đ)
- Hậu quả: Tạo nên những trận mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao,Khí thải còn làm thùng tầng ô dôn ảnh hưởng tính mạng con người. (1,0 đ)
- Tùy vào những việc làm cụ thể HS nêu nhằm góp phầm bảo vệ MT - GV đánh giá điểm phú hợp, tối đa (0,5 đ)
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG	ĐỀ THI HỌC KÌ I - Năm học: 2013 - 2014
TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH	MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 8
	Thời gian: 45’ ( không kể phát đề)
Câu 1: ( 2,0 điểm)
Nêu đặc điểm phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước châu Á.
Câu 2: ( 2,5 điểm)	
Trình bày đặc điểm các kiểu khí hậu châu Á. Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?
Câu 3: ( 2 điểm)	
Nêu vị trí và đặc điểm địa hình khu vực Nam Á. Tại sao ở sườn Nam dãy Hi-ma-lay-a (Sê-ra-pun-di) là nơi có lượng mưa cao nhất thế giới?
Câu 4: ( 2điểm) 
Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á.
Câu 5: ( 2 điểm)
Nêu đặc điểm tự nhiên phần đất liền khu vự Đông Nam Á?
	HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: ( 2,0 điểm)
 - Sự phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đều. (0,25đ)
 - Có 2 khu vực cây trồng, vật nuôi khác nhau ( 0,25đ) 
 + Khu vực có gió mùa ẩm: Trồng lúa gạo, lúa mì, ngô, chè. Chăn nuôi: Trân, bò, lợn, gà, vịt(0,5đ)
 + Khu vực khí hậu lục địa khô hạn: Trồng lúa mì, bông, chà là Chăn nuôi: Cừu, dê, ngựa..(0,5đ)
 - Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất chiếm 93% sản lượng lúa gạo trên TG (0,25đ)
 - Trung Quốc, Ấn Độ là những nước sản xuất nhiều lúa gạo. Thái Lan và Việt Nam là 2 nước đứng nhất nhì về xuất khẩu gạo. (0,25đ)
Câu 2: ( 2,5 điểm) – HS nêu đầy đủ đặc điểm của mỗi kiểu khí hậu đạt ( 0,5đ).; Phân bố (0,5 đ)
+Khí hậu gió mùa: 
- Đặc điểm: một năm có 2 mùa: Mùa Đông lạnh khô, ít mưa. Mùa Hè nóng, ẩm,mưa nhiều.(0,5đ)
-Phân bố:
 +G.mùa nhiệt đới Nam Á và ĐNÁ
 +G.mùa cận nhiệt và ôn đới Đông Á. (0,5đ)
* Khí hậu lục địa: 
- Đặc điểm: Mùa đông khô và rất lạnh. Mùa Hè khô rất nóng. Biên độ nhiệt ngày, năm rất lớn. Cảnh quan hoang mạc phát triển. (0,5đ)
- Phân bố: 
Chiếm dt lớn vùng nội địa và Tây Nam Á (0,5đ)
* Việt Nam thuộc kiểu khí hậu gió mùa. (0,5 đ)
Câu 3: ( 2 điểm)	
 - Là bộ phận nằm rìa phía Nam lục địa. (0,25đ)	
 - Phía Bắc là miền núi Hymalaya cao đồ sộ hướng Tây Bắc-Đông Nam dài 2600 km rộng 320-400 km. (0,5đ)
 - Chính giữa là đồng bằng Ấn Hằng dài trên 3000 km, rộng trung bình 250-350 km (0,5đ)
 - Phía Nam là sơn nguyên Đê-can với 2 rìa Gát Tây và Gát Đông được nâng cao trung bình 1500 m (0,5đ)
* Tùy theo mức độ HS giải thích do ảnh hưởng của địa hình dãy Hi-ma-lay-a.GV đánh giá điểm thích hợp. (0,25đ)
Câu 4: ( 2điểm) 
- Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn ( I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng,..)nhưng phân bố không đều, chế độ nước phức tạp. (0,5 đ)
Có 3 khu vực sông lớn: (1,0đ)
* Bắc Á: Mạng lưới sông dày, mùa đông đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan.
* Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn,có lượng nước lớn vào mùa mưa.
* Tây và Trung Á: rất ít sông, nguồn cung cấp nước do băng, tuyết tan, lượng nước giảm dần về hạ lưu.
- Sông ngòi có giá trị lớn trong giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. (0,5 đ)
Câu 5: (1,5 điểm)
Đặc điểm địa hình khu vực Đông Á
- Phía tây phần đất liền: núi cao hiểm trở ( Thiên Sơn, Côn Luân), Sơn nguyên đồ sộ ( Tây Tạng, Hoàng Thổ), bồn địa rộng( Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim..) (0,5 đ)
- Phía Đông: là vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng lớn. (0,5 đ)
- Hải đảo:
Vùng núi trẻ, núi lửa, động đất hoạt động mạnh ( núi Phú Sĩ cao nhất). (0,5 đ)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_dia_li_lop_678_nam_hoc_2013_2014_truong.doc