Đề kiểm tra Học kì 1 Địa lí Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Thuận (Có đáp án)

Câu 1. ( 2,5 điểm)

a/ Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Kinh tuyến kí hiệu 0o gọi là kinh tuyến gì? Vĩ tuyến kí hiệu 0O gọi là vĩ tuyến gì?

b/ Nếu cứ cách 10o vẽ một kinh tuyến thì trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? Nếu cứ cách 10o vẽ một vĩ tuyến thì trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến?

 

doc 5 trang cucpham 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Địa lí Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Thuận (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Học kì 1 Địa lí Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Thuận (Có đáp án)

Đề kiểm tra Học kì 1 Địa lí Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Thuận (Có đáp án)
CẤU TRÚC KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 6 – NĂM HỌC 2013 – 2014 
( Đề thi gồm 4 câu – Thang điểm 10 điểm ) 
1. Trái Đất ( 70% = 7,0 điểm ) 
- Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất ( 2,5 điểm ) 
- Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí ( 2,5 điểm ) 
- Bài 7,8: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ( 2,0 điểm ) 
2. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất ( 30% = 3,0 điểm )
Bài 14. Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo) ( 3,0 điểm ) 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2013 – 2014
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Chủ đề 1. Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất 
- Nêu khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. 
- Biết được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc.
Tính toán được số lượng kinh tuyến, vĩ tuyến trên Trái Đất. 
25% tổng số điểm = 2,5 điểm
80 % tổng số điểm = 2,0 điểm
20% tổng số điểm = 0,5 điểm 
Chủ đề 2. Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí 
Xác định tọa độ địa lí của các điểm. 
25% tổng số điểm = 2,5 điểm
100% tổng số điểm = 2,5 điểm
Chủ đề 3. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời 
 - Trình bày hệ quả các chuyển động của Trái Đất. 
20% tổng số điểm = 2,0 điểm
100 % tổng số điểm = 2,0 điểm
Chủ đề 4. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất 
So sánh điểm khác nhau giữa các dạng địa hình
30% tổng số điểm = 3,0 điểm
100% tổng số điểm = 3,0 điểm
Tổng số câu: 4
Tổng số điểm: 10
Tổng % : 100% 
4,0 điểm
40,0 %
2,5 điểm
25,0 %
3,5 điểm
35,0 %
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2013 - 2014 
Môn: Địa lí 6 
Thời gian: 45 phút
CÂU HỎI
Câu 1. ( 2,5 điểm) 
a/ Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Kinh tuyến kí hiệu 0o gọi là kinh tuyến gì? Vĩ tuyến kí hiệu 0O gọi là vĩ tuyến gì? 
b/ Nếu cứ cách 10o vẽ một kinh tuyến thì trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? Nếu cứ cách 10o vẽ một vĩ tuyến thì trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến? 
Câu 2. (2,5 điểm) 
Cho hình vẽ như sau, em hãy xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D, E. 
0o
0o
10oB
20oĐ
10oĐ
20oN
10oN
20oB
10oT
30oĐ
20oT
30oT
A
*
C
D
B
*
*
*
*
E
Câu 3. ( 2,0 điểm) 
Em hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. 
Câu 4. ( 3,0 điểm) 
Em hãy so sánh điểm khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên. 
Hết.. 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
Cộng
1
- Kinh tuyến: là đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. 
0,75 đ
2,5 điểm
- Vĩ tuyến: là những đường tròn trên bề mặt quả Địa Cầu vuông gốc với kinh tuyến và song song với Xích đạo.
0,75 đ
- Kinh tuyến kí hiệu 0O gọi là kinh tuyến gốc. 
0,25 đ
- Đường tròn kí hiệu 0O gọi là đường vĩ tuyến gốc (Xích đạo). 
0,25 đ
- Nếu cứ cách 10o vẽ một kinh tuyến thì trên Trái Đất có tất cả 36 kinh tuyến.
0,25 đ
- Nếu cứ cách 10o vẽ một vĩ tuyến thì trên Trái Đất có tất cả 19 vĩ tuyến.
0,25 đ
- Học sinh trình bày cách khác nhưng đúng, đủ ý vẫn được hưởng trọn điểm.
2
- Tọa độ địa lí của các điểm như sau: 
2,5 đ
2,5 điểm
- Học sinh trình bày cách khác nhưng đúng, đủ ý vẫn được hưởng trọn điểm. 
3
Các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là: 
 - Sự luân phiên ngày, đêm: Do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau. 
0,5 đ
2,0 điểm
- Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể trên bề mặt Trái Đất 
0,5 đ
+ Ở bán cầu Bắc: vật chuyển động bị lệch về bên phải nhìn theo hướng chuyển động của vật. 
0,5 đ
+ Ở bán cầu Nam: vật chuyển động bị lệch về bên trái nhìn theo hướng chuyển động của vật.
0,5 đ
- Học sinh trình bày cách khác nhưng đúng, đủ ý vẫn được hưởng trọn điểm.
4
Điểm khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên là: 
Bình nguyên
Cao nguyên
Có địa hình thấp
Có địa hình cao hơn, sườn dốc.
Bình nguyên có độ cao tuyệt đối dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m.
Cao nguyên có độ cao tuyệt đối trên 500m.
Thuận lợi để trồng cây lương thực và thực phẩm.
Thuận lợi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
3,0 điểm
3,0 điểm
- Học sinh trình bày cách khác nhưng đúng, đủ ý vẫn được hưởng trọn điểm.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_dia_li_lop_6_nam_hoc_2013_2014_truong_t.doc