Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 9
Câu 1:Bài thơ”Viếng lăng Bác”được viết vào năm nào?
A. 1974 B. 1975 C. 1976 D. 1977
Câu 2:Trong văn bản”Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”(Ngữ văn 9, tập 2), Vũ Khoan cho rằng việc chuẩn bị gì là quan trọng nhất?
A. Tiền của. B. Bằng cấp.
C. Chuẩn bị bản thân con người D. Địa vị xã hội.
Câu 3:Bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 đã xây dựng được một hình tượng thiên nhiên trong sáng, giản dị, giàu sức gợi, thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ cho đất
nước?
A. Mùa xuân nho nhỏ. B. Viếng lăng Bác.
C. Ánh trăng. D. Sang thu.
Câu 4:Hình ảnh nào sau đây không phải là ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương khi chia tay Bác để trở về miền Nam?
A. Con chim. B. Đóa hoa. C. Nốt trầm. D. Cây tre.
Câu 5:Trong câu văn:”Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.”(Phạm Văn Đồng), đâu là thành phần khởi ngữ?
A. các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, B. chúng ta
C. có thể tin ở tiếng ta, D. không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
Câu 6:Trong hai câu thơ:”Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về”(Hữu Thỉnh) từ”Hình như”thuộc thành phần nào?
A. Thành phần tình thái. B. Thành phần gọi – đáp.
B. Thành phần phụ chú D. Thành phần cảm thán.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 9
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỀ 1 MÔN: VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I:Trắc nghiệm khách quan (2.0 điểm) Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài. Câu 1:Bài thơ”Viếng lăng Bác”được viết vào năm nào? A. 1974 B. 1975 C. 1976 D. 1977 Câu 2:Trong văn bản”Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”(Ngữ văn 9, tập 2), Vũ Khoan cho rằng việc chuẩn bị gì là quan trọng nhất? A. Tiền của. B. Bằng cấp. C. Chuẩn bị bản thân con người D. Địa vị xã hội. Câu 3:Bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 đã xây dựng được một hình tượng thiên nhiên trong sáng, giản dị, giàu sức gợi, thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ cho đất nước? A. Mùa xuân nho nhỏ. B. Viếng lăng Bác. C. Ánh trăng. D. Sang thu. Câu 4:Hình ảnh nào sau đây không phải là ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương khi chia tay Bác để trở về miền Nam? A. Con chim. B. Đóa hoa. C. Nốt trầm. D. Cây tre. Câu 5:Trong câu văn:”Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.”(Phạm Văn Đồng), đâu là thành phần khởi ngữ? A. các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, B. chúng ta C. có thể tin ở tiếng ta, D. không sợ nó thiếu giàu và đẹp. Câu 6:Trong hai câu thơ:”Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về”(Hữu Thỉnh) từ”Hình như”thuộc thành phần nào? A. Thành phần tình thái. B. Thành phần gọi – đáp. B. Thành phần phụ chú D. Thành phần cảm thán. Câu 7 :Cho đoạn văn:”Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá.”(Nguyễn Thành Long). Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? A. Phép lặp. B. Phép thế. C. Phép liên tưởng. D. Phép nối. Câu 8:Cụm từ”lên thác xuống ghềnh”trong đoạn thơ”Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc”(Nói với con) là: A. Tục ngữ. B. Thành ngữ. C. Quán ngữ. D. Ca dao. Phần II. Tự luận (8.0 điểm) Câu 1 (2.5 điểm):Mở đầu bài thơ”Mùa xuân nho nhỏ”nhà thơ Thanh hải viết: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc.” a, Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? b, Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật ấy trong văn cảnh. Câu 2 (5.5 điểm):Phân tích vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn”Lặng lẽ Sa Pa”của nhà văn Nguyễn Thành Long (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1). --------HẾT--------- 1 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỀ 2 MÔN: VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3 điểm) a, Xác định các thành phần biệt lập trong các ví dụ sau: Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Có lẽ, tôi không đi được đâu ông ạ! Này, bác bảo nó trốn đi đâu thì trốn, bọn chúng ập đến bây giờ. b, Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý, chỉ rõ nghĩa tường minh và hàm ý trong câu sau: -”Trời ơi, chỉ còn có năm phút” (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) Câu 2:(3 điểm) Cho đoạn thơ sau: Một mùa xuân nhỏ nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Từ tâm nguyện dâng hiến cho đời”Mùa xuân nho nhỏ”của cuộc đời nhà thơ Thanh Hải trong đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của chính bản thân với cuộc đời trong hiện tại và tương lai. Câu 3:(4 điểm) Phân tích khổ thơ đầu bài thơ”Sang thu”của nhà thơ Hữu Thịnh (Ngữ văn 9, Tập 2) --------HẾT--------- 2 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỀ 3 MÔN: VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (SGK Ngữ Văn 9, tập 2) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì? Câu 2 (3,0 điểm). Lấy tựa đề: ”Gia đình và quê hương – chi ếc nôi nâng đỡ đời con”. Hãy viết một bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người. Câu 3 (5,0 điểm). Phân tích đoạn thơ sau trong bài”Mùa xuân nho nhỏ”(Thanh Hải) ”Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” (Ngữ Văn 9, tập 2, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007) --------HẾT--------- 3 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỀ 4 MÔN: VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (SGK Ngữ Văn 9, tập 2) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? Kể tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên. Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ ở hình ảnh”mặt trời trong lăng”. Chép hai câu thơ có hình ảnh”mặt trời”trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 (ghi rõ tên và tác giả bài thơ).file word đề-đáp án Zalo 0986686826 Câu 2 (3,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu tục ngữ”Lá lành đùm lá rách". Câu 3 (5,0 điểm) Mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2) --------HẾT--------- 4 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỀ 5 MÔN: VĂN 9 Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM:(3,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng (từ câu 1 - 11) Câu 1:Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng về hai câu thơ:”Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.” a. Ca ngợi tình yêu mẹ của người con b. Tình cảm của người con không bao giờ thay đổi c. Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi con người d. Bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của mẹ. Câu 2:Ý nào sau đây nêu đúng nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ”Con cò”? (Chế Lan Viên) a. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá b. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao c. Thể thơ tự do, giọng điệu linh hoạt d. Sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa triết lí. Câu 3:Trong bài”Mùa xuân nho nhỏ”dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh”con chim hót”;”nhành hoa”;”nốt trầm xao xuyến”? a. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ b. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân c. Là những gì bé nhỏ trong cuộc sống d. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có. Câu 4:Bài thơ”Sang Thu”(Hữu Thỉnh) được viết theo thể thơ nào? a. Lục bát b. Song thất lục bát c. Ngũ ngôn d. Thất ngôn tứ tuyệt. Câu 5:Bài thơ”Mùa xuân nho nhỏ”được nhà thơ Thanh Hải sáng tác trong những ngày cuối đời, điều đó giúp người đọc hiểu sâu sắc thêm bài thơ. a. Đúng. b. Sai. Câu 6:Sự biến đổi của đất trời”Sang thu”được Hữu Thỉnh bắt đầu cảm nhận từ: a. Hương ổi b. Làn sương c. Cánh chim d. Tiếng sấm. Câu 7. Nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ”Nói với con”là: a. Giọng điệu trầm lắng suy tư b. Đối thoại lồng độc thoại nội tâm c. Hình ảnh phong phú d. Hình ảnh mộc mạc, giàu sức gợi cảm. Câu 8:Bài thơ”Nói với con”(Y Phương) có giọng điệu như thế nào? a. Ca ngợi, hùng hồn b. Tâm tình, tha thiết c. Trầm tĩnh, răn dạy d. Sôi nổi, mạnh mẽ Câu 9:Từ”nhỏ bé”trong câu thơ”Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”Được dùng theo nghĩa nào? a. Nghĩa thực b. Nghĩa ẩn dụ c. Nghĩa so sánh d. Nghĩa cụ thể. Câu 10:Bài thơ”Viếng lăng Bác”của Viễn Phương được viết năm nào: a. Năm 1975 b. Năm 1976 c. Năm 1977 d. Năm 1978 Câu 11:Nhận xét nào sau đây nói đúng về nhà thơ Hữu Thỉnh? a. Nhà thơ viết hay về mùa thu b. Nhà thơ viết nhiều về nông thôn c. Nhà thơ viết về đề tài chiến tranh d. Nhà thơ viết hay về mùa xuân. Câu 12:Đánh dấu × vào đứng sau những dòng thơ là hình ảnh thực: Ngày ngày mặt trời đi qua trên Lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ TỰ LUẬN:(7,0 điểm) Câu 1:(3,0 điểm) Chép lại khổ cuối bài thơ”Viếng lăng Bác”của Viễn Phương và cho biết nội dung khổ thơ đó. Câu 2:(2,0 điểm) Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ”Mùa xuân nho nhỏ”. Câu 3:(2,0 điểm) Cảm nhận của em về hai câu thơ sau: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. 5 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỀ 6 MÔN: VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I (5,0 điểm) Bài thơ”Viếng lăng Bác”củ a Viễn Phương được coi là”mộ t thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn thổn thức lòng người mãi mãi”. (Theo Lê Bảo, Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9) Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và chép chính xác khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng. Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ em vừa chép. Cho câu văn:Trong bài thơ”Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để hoàn thành đoạn diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân và chú thích) Phần II (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Bước vào thế kỉ mới, muốn”sánh vai cùng các cường quốc năm châu”thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy, khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 28) Đoạn trích trên được rút ra từ văn bản nào? Của ai? Trong đoạn văn, tác giả viết:”Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu". Vậy những điểm mạnh ... hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng” (Nói với con – Y Phương) 1. Trong câu thơ: “Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng” Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào? Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì? Từ những phẩm chất cao đẹp của”người đồng mình”trong văn bản:”Nói với con”, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về phẩm chất và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay? --------HẾT--------- 11 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỀ 12 MÔN: VĂN 9 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1:(2 điểm) Tác phẩm”Những ngôi sao Xa xôi”(Lê Minh Khuê) và ''Chiếc lược ngà'' (Nguyễn Quang Sáng) đã sử dụng ngôi kể thứ mấy? Người kể truyện trong văn bản trên là ai? Câu 2:(2 điểm) Nêu ý nghĩa biểu tượng của một số hình ảnh trong truyện ngắn”Bến Quê”của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Câu 3:(6 điểm) Viết đoạn văn ngắn trình bày theo lối T - P – H nêu cảm nhận của em về nhân vật Phượng Định trong truyện”Những ngôi sao Xa xôi”của nhà văn Lê Minh Khuê trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ, phụ chú. --------HẾT--------- ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỀ 13 MÔN: VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I:Đọc - hiểu (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: “Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc:Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.” (Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr. 5) Câu 1 (0,5 điểm):Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2 (1,0 điểm):Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào? Câu 3 (1,5 điểm) :Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy? “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.” Câu 4 (1,0 điểm):Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại? Phần II:Tạo lập văn bản (6,0 điểm) Phần cuối câu chuyện”Lỗi lầm và sự biết ơn”(SGK Ngữ văn 9 - tập I, trang 160) có viết:”Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên trên. --------HẾT--------- 13 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỀ 14 MÔN: VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I (4.5 điểm): Cho đoạn văn: Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả. Hãy diễn đạt nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn hoàn chỉnh. Chép lại và phân tích cấu tạo của một câu ghép có trong đoạn văn. Một số sự kiện văn hóa, thể thao gần đây cũng đã tác động tích cực đối với xã hội, đối với thế hệ trẻ và với mỗi người. Hãy chọn và trình bày suy nghĩ của em về một trong những sự kiện đó bằng một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi). Phần II (5.5 điểm): Trong tác phẩm “Bến quê”, Nguyễn Minh Châu có viết:“con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình ”, bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh cũng có một câu thơ có từ “chùng chình”. Chép thuộc khổ thơ có từ “chùng chình” trong bài thơ của Hữu Thỉnh. So sánh sự giống và khác nhau trong cách dùng từ “chùng chình” trong hai trường hợp trên. Trong khổ thơ em chép, tác giả có sử dụng câu có thành phần biệt lập. Hãy chỉ ra, gọi tên và nêu tác dụng của thành phần biệt lập đó trong việc biểu đạt nội dung. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trong đó có dùng thành phần khởi ngữ và phép thế (xác định rõ) để làm sáng tỏ chủ đề:khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu đã được ghi lại qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong khổ thơ em vừa chép. Chúc các em làm bài tốt! 14 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỀ 15 MÔN: VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút Đề 01 Câu 1:(1đ) Nhà thơ Thanh Hải đặt tên cho bài thơ của mình là:Mùa xuân nho nhỏ. Nhan đề đó gợi cho em suy nghỉ gì? Câu 2:(1đ) Tìm và chỉ ra phép liên kết trong đoạn trích sau ? “ Hay là quay về làng? Vừa chớm nghỉ như vậy, lập tức ông đó phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa.” (Làng - Kim Lân) Câu 3:(1đ) Nêu yêu cầu nội dung và hình thức của bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Câu 4:(7 đ) Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh mùa thu lúc giao mùa trong bài “Sang thu” (Hữu Thỉnh). Đề 02 Câu 1:(1đ) Nêu ý nghĩa hai câu thơ sau : Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. (Mùa xuân nho nhỏ -Thanh Hải) Câu 2: (1đ) Tìm phép liên kết ở đoạn văn sau:“ Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gừ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má”. (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) Câu 3 :(1đ) Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Câu 4:(7đ) Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh mùa thu lúc giao mùa trong bài “Sang thu” (Hữu Thỉnh). --------HẾT--------- 15 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỀ 16 MÔN: VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2 điểm) Cho đoạn thơ: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Ngữ văn 9, tập 2, trang 56) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên. Đoạn thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người? Câu 2 (3,0 điểm) Đức tính trung thực. Câu 3 (5,0 điểm) Đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, có ý kiến cho rằng: Bài thơ không chỉ có hình ảnh thiên nhiên sang thu mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời. Bằng hiểu biết của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. -------------------HẾT------------------- Họ tên học sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: 16 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỀ 17 MÔN: VĂN 9 Thời gian làm bài: 60 phút Câu 1. (2đ) Đã có nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nớc rất đẹp. Thế nhng, nếu đã đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, ta không thể quên khổ thơ: “Đất nớc bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nớc nh vì sao Cứ đi lên phía trớc.” Em hãy trình bày ấn tợng về đất nớc qua việc phân tích các biện pháp tu từ đợc sử dụng trong khổ thơ trên. Câu 2. (8đ) Cuộc đời Chủ Tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác... Và sau đó, tác giả thấy: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy. Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài đợc biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Ngời đã đi nhng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên? Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thơng vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng. Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh ánh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. -------------------HẾT------------------- 17 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỀ 18 MÔN: VĂN 9 Thời gian làm bài: 60 phút Câu 1 (3.0 điểm): Hãy chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viễn Phương) Câu 2 (2.0 điểm): Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản sau: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”. (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục – Ngữ văn lớp 9, tập II, trang 49, 50) Câu 3 (5.0 điểm ): Viết đoạn văn tổng – phân – hợp trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn khát khao dâng hiến cuộc đời của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. ---------HẾT-------- 18
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9.doc