Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kỳ Thượng (Có đáp án)

Câu 1

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu :

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

 Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

 (Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.22)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

b. Lời của ông lão và cậu bé trong câu chuyện trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

c. Trong câu chuyện Người ăn xin, khi cậu bé nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông lão ăn xin và nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả”, ông lão nở nụ cười và nói rằng: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”.

Theo em, trong câu chuyện trên, ông lão đã nhận được điều gì từ cậu bé?

d. Qua câu chuyện “Người ăn xin”, theo em tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta bài học ý nghĩa gì?

 

docx 2 trang cucpham 02/08/2022 620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kỳ Thượng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kỳ Thượng (Có đáp án)

Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kỳ Thượng (Có đáp án)
TRƯỜNG THCS KỲ THƯỢNG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC : 2020 - 2021
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu :
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
 Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
 (Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.22)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? 
b. Lời của ông lão và cậu bé trong câu chuyện trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? 
c. Trong câu chuyện Người ăn xin, khi cậu bé nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông lão ăn xin và nói: “Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả”, ông lão nở nụ cười và nói rằng: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”.
Theo em, trong câu chuyện trên, ông lão đã nhận được điều gì từ cậu bé? 
d. Qua câu chuyện “Người ăn xin”, theo em tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta bài học ý nghĩa gì?
Câu 2 
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cái hay của khổ thơ kết thúc bài “Đồng chí” của Chính Hữu:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Câu 3
Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. 
-HẾT-
 Họ và tên thí sinh:....................................................... Số báo danh:...................
 Chữ kí giám thị 1:................................
TRƯỜNG THCS KỲ THƯỢNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
( Hướng dẫn chấm có 01 trang)
Câu 1: (3,0 điểm) Cần trả lời các ý sau:
a) Tự sự kết hợp với miêu tả, nghị luận (0.75đ)
b) Phương châm lịch sự (0.25đ).
c) Nhận sự tôn trọng thái độ lịch sự đầy yêu thương của cậu bé (1,0đ).
d) Bài học: tôn trọng và thái độ ứng xử có văn hóa với mọi người xung quanh (1đ)
Câu 2 (2,0 điểm): Yêu cầu:
- Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn cho (0,5đ)
- Về nội dung đảm bảo những ý sau (1,5đ)
+ Đây là đoạn kết bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
+ Trong cảnh “rừng hoang sương muối”, các anh bộ đội “đứng cạnh bên nhau” phục kích, chờ giặc. Trăng như đang treo trên đầu ngọn súng của các anh. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” lung linh trong cảm hứng kết hòa hiện thực và lãng mạn, gợi lên bao liên tưởng và cảm nhận lí thú cho người đọc về: Súng và trăng, gần và xa, thực tại và thơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ khổ thơ cho thấy bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội trong chiến đấu, đồng thời cho thấy vẻ đẹp lãng mạn trong tâm hồn anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
Câu 3 (5 điểm):
* Yêu cầu: HS viết đoạn văn trình bày cảm nhận về tâm trạng của Thúy Kiều đảm bảo các nội dung sau:
- Điệp ngữ liên hoàn “buồn trông” gợi 4 bức tranh buồn:
+ Buồn trông cùng với hình ảnh con thuyền thấp thoáng xa gợi nỗi buồn lưu lạc, nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
+ Nhìn cánh hoa trôi nàng liên tưởng đến bản thân mình trôi dạt, lênh đênh giữa dòng đời vô định (hình ảnh ẩn dụ).
+ Nhìn nội cỏ dầu dầu giữa chân mây mặt đất vô cùng rộng lớn xa xăm hay chính là tâm trạng bi thương trước tương lai mờ mịt của nàng -> Thiên nhiên nhuốm nỗi buồn nên ủ dột héo úa.
+ Tiếng sóng “ầm ầm” xô bờ dữ dội gợi lên trong lòng nàng tâm trạng lo sợ, hãi hùng trước những tai hoạ lúc nào cũng rình rập ập xuống đầu nàng.
- Sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình kết hợp với điệp ngữ, từ láy, câu hỏi tu từ, ẩn dụ, đối Tác giả đã khắc họa thành công thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều dự báo về một cuộc đời đầy sóng gió về sau của Kiều
- Thể hiện giá trị nhân đạo của nhà thơ
* Hướng dẫn chấm:
	- Điểm 5: Đoạn văn có nội dung đầy đủ, diễn đạt trôi chảy.
	- Điểm 3 - 4: Đoạn văn đảm bảo nội dung theo yêu cầu, diễn đạt chưa được trôi chảy.
	- Điểm 1-2: Đoạn văn nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng.
	- Điểm 0: không viết hoặc viết lạc đề.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_2021_tr.docx