Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9

Câu 1. (2,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

 Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả .

 (Chuyện người con gái Nam Xương, trích Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ,

 Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

a. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên? (0,5 điểm).

b. Từ in đậm: “lửa”, “gót” thuộc nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0,5 điểm).

c. Em có đồng tình với hành động trên của Trương Sinh không? (0,5 điểm). Vì sao? (0,5 điểm).

Câu 2. (3,0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến15 dòng) nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên.

 

docx 2 trang cucpham 1540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9

Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9
 ĐỀ THI GIỮA KÌ- MINH KHAI
Câu 1. (2,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng: 
- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
 Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả.
 (Chuyện người con gái Nam Xương, trích Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, 
 Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
a. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên? (0,5 điểm). 
b. Từ in đậm: “lửa”, “gót” thuộc nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0,5 điểm). 
c. Em có đồng tình với hành động trên của Trương Sinh không? (0,5 điểm). Vì sao? (0,5 điểm).
Câu 2. (3,0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến15 dòng) nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên.
ĐỀ 2. Lớp 9/2.
Câu 1. (2,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
 (Nguyễn Du, Kiều ở lầu Ngưng Bích)
a. Từ in đậm: “son”, “trời” thuộc nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0,5 điểm). Nếu là nghĩa chuyển thì nó được chuyển theo phương thức chuyển nghĩa nào? (0,5 điểm). 
b. Đoạn thơ trên thể hiện nỗi nhớ của Thúy Kiều đối với ai? (0,25 điểm).
c. Nguyễn Du sắp xếp nỗi nhớ của Kiều theo trình tự như thế nào? (0,25 điểm). Em có tán thành với cách sắp xếp ấy của tác giả không, vì sao? (0,5 điểm).
Câu 2. (3,0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến15 dòng) nêu cảm nhận của em về bốn câu thơ đầu trong đoạn trích trên.
ĐÁP ÁN ĐỀ 1. Lớp 9/1.
Câu 1. (2,0 điểm) 
a. Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên: “- Thiếp vốn con kẻ khó. nghi oan cho thiếp” (0,5 điểm). 
b. Từ in đậm: “lửa”, “gót” thuộc nghĩa gốc. (0,5 điểm). Mỗi từ đúng ghi (0,25 điểm)
c. Em có đồng tình với hành động trên của Trương Sinh không? (0,5 điểm) Vì sao? (0,5 điểm). HS có thể nêu ra ý kiến riêng, miễn là lí giải phù hợp. GV linh hoạt ghi điểm hợp lí.
- Gợi ý: Không đồng tình, vì hành động đó thể hiện sự cư xử hồ đồ, tính cách độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong xã hội Phong kiến phụ quyền. Đó là một trong những nguyên nhân đẩy Vũ Nương đến bước đường cùng, không có lối thoát
Câu 2. (3,0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến15 dòng) nêu những hiểu biết về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.
* Về hình thức: Phải có bố cục ba phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
* Về nội dung: HS nêu được một số ý cơ bản sau:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích. (0,5 điểm).
- Cảm nhận về đoạn trích: (2,0 điểm).
+ Vũ Nương là nười phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khao khát, trân trọng hạnh phúc gia đình, người vợ yêu chồng với tấm lòng chung thủy, son sắt: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh” -> Lời phân trần tha thiết Vũ Nương ghi vào lòng, trọn tình chồng vợ. Lời này có cả cảm giác hạnh phúc, may mắn khi được gả vào gia đình họ Trương, có cả cảm giác nhớ nhung, đau đáu khi chiến tranh chia cắt. (0,75 điểm).
+“Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. -> Lời phân trần thể hiện nỗi niềm, lối sống của một người đoan trang, đức hạnh, thủ tiết chờ chồng trong nỗi nhớ, niềm thương, trong lo lắng cùng với trách nhiệm, bổn phận trên vai. (0,75 điểm).
+ Hành động phủ phàng của Trương Sinh “Chàng vẫn không tin” và mắng nhiếc, đánh đập, đuổi đi đã đẩy Vũ Nương lâm vào bế tắc đường cùng. (0,5 điểm).
- Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật đoạn trích: cách kể chuyện hấp dẫn, văn biền ngẫu, Vũ Nương thật đáng thương và tội nghiệp, bị đối xử bất công trong xã hội xưa. Lên án cách cử xử hồ đồ của Trương Sinh. (0,5 điểm).
ĐỀ 2. Lớp 9/2.
a. Từ in đậm: “son”: Nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức ẩn dụ) (0,5 điểm).
 “trời”: Thuộc nghĩa gốc. (0,5 điểm). 
b. Đoạn thơ trên thể hiện nỗi nhớ của Thúy Kiều đối với Kim Trọng và cha mẹ (0,25 điểm).
c. Nguyễn Du sắp xếp nỗi nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau (0,25 điểm). Em tán thành với cách ấy của tác giả, vì thể hiện sự am hiểu tâm lí nhân vật sâu sắc của Tố Như (0,5 điểm).
Câu 2. (3,0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến15 dòng) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
* Về hình thức: Phải có bố cục ba phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
* Về nội dung: HS nêu được một số ý cơ bản sau:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích. (0,5 điểm).
- Cảm nhận về nỗi nhớ của Thúy Kiều qua đoạn trích: (2,0 điểm).
+ Nỗi nhớ của Thúy Kiều đối với Kim Trọng qua từ "tưởng" trong câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng" nghĩa là: nhớ về, hồi tưởng lại, mơ tới. Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt ngào. (1,0 điểm).
+ Lòng thủy chung, tình yêu mãnh liệt: Nhớ Kim Trọng da diết. Xót xa khi nghĩ đến cảnh Kim Trọng ngày đêm ngóng chờ mình. Khẳng định tình yêu của mình với Kim Trọng không bao giờ phai nhạt: “Tấm son.phai”. Ẩn dụ qua “Tấm son” hiểu theo hai nghĩa: Tấm thân bị hoen ố và tấm lòng son sắt, thủy chung. (1,0 điểm).
- Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật trog đoạn trích. (0,5 điểm).

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9.docx