Đề kiểm tra Cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Củ Chi (Có đáp án)
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Một em bé đáng yêu đang cầm hai quả táo trong tay. Mẹ em bước vào phòng và mỉm cười hỏi cô con gái nhỏ: “Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không ?”. Em bé ngước nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó nhìn xuống từng quả táo trên hai tay mình. Bất chợt, em cắn một miếng trên quả táo bên tay phải, rồi lại cắn thêm một miếng trên quả táo bên tay trái.
Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạo. Bà cố gắng không để lộ nỗi thất vọng của mình.
Sau đó, cô gái nhỏ giơ lên một trong hai quả táo vừa bị cắn lúc nãy và rạng rỡ nói: “Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ !”.
Câu 1: Nêu ý nghĩa câu chuyện trên. (1 điểm)
Câu 2: Tìm từ trái nghĩa với từ “thất vọng” và đặt 1 câu với cặp từ trái nghĩa vừa tìm được. (1 điểm)
Câu 3: Chi tiết nào trong truyện để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? (1 điểm)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Củ Chi (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2020-2021 HUYỆN CỦ CHI MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần đọc hiểu văn bản (3 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Một em bé đáng yêu đang cầm hai quả táo trong tay. Mẹ em bước vào phòng và mỉm cười hỏi cô con gái nhỏ: “Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không ?”. Em bé ngước nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó nhìn xuống từng quả táo trên hai tay mình. Bất chợt, em cắn một miếng trên quả táo bên tay phải, rồi lại cắn thêm một miếng trên quả táo bên tay trái. Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạo. Bà cố gắng không để lộ nỗi thất vọng của mình. Sau đó, cô gái nhỏ giơ lên một trong hai quả táo vừa bị cắn lúc nãy và rạng rỡ nói: “Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ !”. Câu 1: Nêu ý nghĩa câu chuyện trên. (1 điểm) Câu 2: Tìm từ trái nghĩa với từ “thất vọng” và đặt 1 câu với cặp từ trái nghĩa vừa tìm được. (1 điểm) Câu 3: Chi tiết nào trong truyện để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? (1 điểm) Phần tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1: 2 điểm Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu cảm nhận của em vào thời khắc buổi sáng, trên con đường từ nhà em đến trường. Trong đó có sử dụng hai từ láy và cặp quan hệ từ. (Gạch chân và chú thích rõ). Câu 2: 5 điểm Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Mỗi tác phẩm hay đều để lại trong lòng người đọc tình cảm đẹp, một bài học về lẽ sống. Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về bài thơ em yêu thích trong chương trình ngữ văn lớp7, sách giáo khoa tập 1. Đề 2: Tình cảm của người thân dành cho em luôn ngọt ngào, ấp áp với nhiều cung bậc khác nhau. Vậy, em sẽ đáp lại sự yêu thương đó như thế nào ? Hãy trình bày qua bài văn. *****************HẾT*********************** Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I Năm học 2020-2021 MÔN :NGỮ VĂN KHỐI 7 Phần đọc hiểu văn bản (3 điểm) Câu 1: 1 điểm Nêu ý nghĩa câu chuyện: đừng nên đánh giá sự việc trong vội vàng, thiếu sự thấu hiểu; hãy cho người khác có cơ hội giải thích. (HS có thể nêu ý khác, miễn hiểu đúng: điểm tối đa: 0,75 đ) Câu 2: 1 điểm Chỉ ra đúng từ trái nghĩa của từ thất vọng- hy vọng. đạt: 0,25 điểm Đặt câu đủ thành phần: 0,25 điểm; Ý nghĩa câu trọn vẹn: 0,5 điểm Câu 3: 1 điểm Học sinh trả lời theo ý nghĩ cá nhân - Nêu hình ảnh thích nhất. HS viết ra câu cụ thể. 0,5 điểm. Nếu hs không viết cụ thể, chỉ nói chung chung. 0,25 điểm - Giải thích lưu loát mạch lạc, thuyết phục. 0,5 điểm. Nếu giải thích sơ sài 0,25 điểm. (Tùy mức độ HS cảm nhận và suy nghĩ sáng tạo, GV định điểm cho hợp lý) * Lưu ý: Những phát sinh khác cụ thể trong bài, tổ trưởng phải thống nhất với giám khảo về cách chấm và trừ điểm sao cho hợp lý. Phần tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1: 2 điểm 1/ Về kỹ năng: - Học sinh vận dụng tốt kỹ năng biểu cảm, miêu tả, tự sự - Bố cục cân đối, lập luận chặt chẽ - Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, có chiều sâu 2/ Về kiến thức: Học sinh trình bày đúng theo yêu cầu: viết đoạn văn Thể hiện đủ bố cục đoạn văn: có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo dòng cảm xúc và suy nghĩ cá nhân nhưng đảm bảo đúng yêu cầu về nội dung trọng tâm sau: Xác định được chủ đề của đoạn văn: khoảnh khắc từ nhà đến trường vào buổi sáng. Đoạn văn phải thể hiện được những ý cơ bản: hình ảnh các hoạt động, màu sắc, âm thanh, cảm xúc, suy nghĩ ở buổi sáng đến trường; Viết đúng chủ đề (1 điểm). Sai chủ đề không cho điểm. Viết đúng số câu (0,5 điểm) + Không lùi đầu dòng: - 0,25 điểm + Thừa, thiếu 01 dòng: không trừ điểm + Thừa, thiếu 02 dòng: - 0,25 điểm + Thừa, thiếu 3 dòng trở lên – 0,5 điểm. Trừ tối đa 0,5 điểm. Có sử dụng yếu tố tiếng Việt: (1 điểm) 1 cặp từ trái nghĩa (0,5 điểm); không xác định và ghi rõ – 0,25 đ 1 cặp quan hệ từ (0,5 điểm); không xác định và ghi rõ – 0,25 đ Học sinh không thực hiện đúng sẽ bị trừ điểm từng phần tương ứng với số điểm của mỗi yêu cầu trên. * Biểu điểm: Điểm 1,75 -2: Văn viết ý phong phú, có cảm xúc, có chiều sâu, thể hiện xuất sắc các nội dung; có sử dụng cặp từ trái nghĩa và quan hệ từ; diễn đạt mạch lạc, lưu loát; đủ yêu cầu; mắc 1 đến 2 lỗi diễn đạt. Điểm 1-1,5: Văn viết có ý tương đối phong phú, thể hiện khá các nội dung yêu cầu; diễn đạt trôi chảy, mắc một vài diễn đạt nhỏ. Điểm 0,75: Đoạn văn chưa thể hiện đủ các nội dung, bố cục chưa chặt chẽ, văn chưa gọn; mắc lỗi diễn đạt nhiều. Điểm 0-0,5: Đoạn văn có nhiều sai lệch về nội dung, phương pháp. Điểm 00: Đoạn văn diễn đạt 1 đến 2 câu lan man hoặc bỏ giấy trắng. Câu 2: 5 điểm Học sinh chọn một trong hai đề 1. Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài biểu cảm để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: 2.1. Đề 1 Cảm nghĩ về bài thơ em yêu thích trong chương trình ngữ văn lớp7, sách giáo khoa tập 1. Học sinh thể hiện được những yêu cầu cơ bản sau: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác hay ấn tượng chung về tác phẩm thơ đó. Suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc về giá trị nghệ thuật và nội dung của bài tho đã chọn. * Tùy theo mức độ cảm nhận, sự hiểu biết về tác phẩm của học sinh mà giám khảo quyết định điểm sao cho hợp lý. 2.2. Đề 2 Biểu cảm về người thân Học sinh thể hiện được những yêu cầu cơ bản sau: - Giới thiệu về người thân đã chọn. - Trình bày những nét ấn tượng về ngoại hình của người thân kèm theo suy nghĩ và cảm xúc. - Cảm nhận về tính cách, mối quan hệ, cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống. - Người ấy luôn là chỗ dựa chắc chắn về vật chất lẫn tinh thần. Dẫn chứng - Sự hy sinh của người ấy luôn âm thầm, lặng lẽ nhưng to lớn và sâu nặng vô tận không giới hạn về thời gian, không gian. Dẫn chứng - Kỷ niệm đáng nhớ của em về người ây ? Hoặc lời dạy bảo ấn tượng của người ấy về cách sống. - Trách nhiệm của em đối người ấy như thế nào ? - Có thể nêu thêm ý liên hệ thực tế (hs nói được ý này + 0,5 điểm) 3/ Biểu điểm: Điểm 4,5 – 5 điểm Thực hiện tốt các yêu cầu trên. Ngoài ra còn thể hiện sự sáng tạo của học sinh trong vận dụng kỹ năng cảm nhận. Lời văn trong sáng.lưu loát. Không quá 3 lỗi diễn đạt các loại. Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm hợp lý, khá sâu sắc. Điểm 3,5 – 4 điểm Thực hiện khá các yêu cầu trên. Thể hiện sự vận dung tương đối linh hoạt của học sinh trong cảm nhận về hình ảnh, suy nghĩ sâu sắc, tình cảm ấm áp của các em; lời văn trong sáng khá mạch lạc. Không quá 5 lỗi diễn đạt các loại. Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm hợp lý. Điểm 2,5 – 3 điểm Thực hiện được một nửa các yêu cầu trên. Đôi chỗ diễn đạt còn vụng ; lời văn đôi chỗ chưa tron vẹn ý. Mắc không quá 7 lỗi diễn đạt các loại. - Điểm 1,5 – 2,0: Thể hiện được 1/3 yêu cầu; diễn đạt thiếu dẫn chứng thuyết phục. Bố cục bài làm chưa hệ thống. Mắc khá nhiều lỗi. - Điểm 1,0: Chưa đảm bảo các yêu cầu của bài hoặc diễn đạt ý lan man; Diễn đạt lủng củng, không hệ thống. Sai nhiều lỗi diễn đạt các loại. -Điểm 00 – 0,5: Bỏ giấy trắng hoặc viết chỉ một vài câu. Lưu ý: - Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra yêu cầu và những nội dung có tính chất gợi ý. - Trong quá trình chấm bài, giám khảo chủ động tìm những ý kiến, suy nghĩ hay, sáng tạo của học sinh. Đồng thời thống nhất cách giải quyết những tình huống phát sinh trong bài làm cụ thể của học sinh một cách hợp lý./. ***********************
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_2021_ph.doc