Đề kiểm tra chất lượng Học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thắng Nhì (Có đáp án)

Đọc đoạn trích trong lời bài hát sau và trả lời câu hỏi:

 “Đời người nào ai chẳng mong

 Mỗi khi đau buồn nhiều hay khốn khó

 Sẽ có lúc khi thấy tâm hồn cần sẻ chia những kỷ niệm cũ

 Bạn tôi ơi xin hãy nhớ đến nhau.

 Tình bạn là khi chúng ta

 Biết quan tâm thật nhiều, không tính toán,

 Một ánh mắt lo lắng khi bạn nhìn thấy tôi mất đi niềm tin,

 Tình bạn chúng ta thật quý biết bao nhiêu.”

 (Gọi tên tôi nhé bạn thân hỡi – Vĩnh Tâm)

Câu 1 (1.0 điểm) Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: (2.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích? Là học sinh em cần phải làm gì để có một tình bạn đẹp?

Câu 3 (1.0 điểm)

Tìm từ đồng nghĩa với từ “ lo lắng” trong đoạn trích trên và đặt một câu với từ vừa tìm được.

 

doc 4 trang cucpham 02/08/2022 460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng Học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thắng Nhì (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng Học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thắng Nhì (Có đáp án)

Đề kiểm tra chất lượng Học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thắng Nhì (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT TP.VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I 
TRƯỜNG THCS THẮNG NHÌ	NĂM HỌC 2020-2021
 	MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
 	Thời gian làm bài: 90 phút
PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn trích trong lời bài hát sau và trả lời câu hỏi:
 “Đời người nào ai chẳng mong
 Mỗi khi đau buồn nhiều hay khốn khó
 Sẽ có lúc khi thấy tâm hồn cần sẻ chia những kỷ niệm cũ
 Bạn tôi ơi xin hãy nhớ đến nhau.
 Tình bạn là khi chúng ta
 Biết quan tâm thật nhiều, không tính toán,
 Một ánh mắt lo lắng khi bạn nhìn thấy tôi mất đi niềm tin,
 Tình bạn chúng ta thật quý biết bao nhiêu.”
 (Gọi tên tôi nhé bạn thân hỡi – Vĩnh Tâm)
Câu 1 (1.0 điểm) Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: (2.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích? Là học sinh em cần phải làm gì để có một tình bạn đẹp?
Câu 3 (1.0 điểm)
Tìm từ đồng nghĩa với từ “ lo lắng” trong đoạn trích trên và đặt một câu với từ vừa tìm được.
 II.	TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm)
Viết bài văn phát bểu cảm nghĩ về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. 
 Người ra đề: Nguyễn Thị Hải Hậu. 
 Đáp án đề thi kì 1 lớp 7 môn Văn
Năm học 2020- 2021
Câu 1
Câu 2
Phương thức biểu đạt: biểu cảm
1.0 điểm
- Nội dung chính Trong cuộc sống luôn có những người bạn bên cạnh để sẻ chia những buồn vui.
- Để có tình bạn đẹp em cần phải : sống đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, không được ganh tị với bạn, đồng cảm và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập....
1.0 điểm
1.0 điểm
Câu 3
- Từ đồng nghĩa với từ “lo lắng” là “bồn chồn” 
- HS đặt một câu được 
0,5 điểm
0,5 điểm
TLV (6điểm) 
I/ Về kĩ năng:
  - Kiểu bài: Biểu cảm về tác phẩm văn học
   - Đối tượng biểu cảm: bài thơ Cảnh khuya
   - Bài viết hoàn chỉnh, có đủ ba phần; bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc.
   - Không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường; lời văn trong sáng, dễ hiểu.
   - Trình bày sạch, đẹp.
II/Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:  
   1/Mở bài:
Giới thiệu bài thơ .
Tình cảm của em.
0,75đ
2/Thân bài: 
a. Vẻ đẹp thiên nhiên trong hai câu đầu.
- Tiếng suối thì thầm, róc rách, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca ngọt ngào.
- Trăng mang ánh sáng chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu
- Ánh trăng bao trùm lấy cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây lại bao bọc lấy những lùm hoa
=> Thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, đẹp đẽ gợi cảm, có âm thanh, có hình sắc
b. Vẻ đẹp tâm hồn người cách mạng(2,25đ)
Bác không ngủ:
+ Bởi thiên nhiên quá đẹp
+ Bởi lòng vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc
=> Một trái tim chưa giây phút nào thôi lo cho Tổ quốc, cho dân tộc → Tình yêu nước tha thiết, mãnh liệt.
4,5 điểm
(2,25 điểm)
2,25 điểm
 3/ Kết bài
Khẳng định lại giá trị bài thơ
 -Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ.
0,75điểm

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_20.doc