Đề kiểm định chất lượng Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Sơn (Có đáp án)

Câu 1. (4.0 điểm)

 Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

 “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

 Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

 Ôi Tiếng Việt như bùn và như lụa

 Óng tre ngà và mềm mại như tơ

 Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

 Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

 Như gió nước chẳng thể nào nắm bắt

 Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”

 “Tiếng Việt” - Lưu Quang Vũ -“Thơ Việt Nam 1945-1985” - NXB Giáo dục, 1985, trang 218.

a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính.

b) Hãy cho biết một biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ hai. Chép ra cụ thể những từ ngữ mà nhà thơ dùng để thể hiện phép tu từ đó.

c) Viết một đoạn văn ngắn(khoảng 5 đến 7 câu) trình bày cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của Tiếng Việt.

 

doc 2 trang cucpham 26/07/2022 3040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm định chất lượng Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm định chất lượng Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Sơn (Có đáp án)

Đề kiểm định chất lượng Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Sơn (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT	KỲ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA 	
 NAM SƠN	MŨI NHỌN NĂM HỌC 2020-2021
Đề chính thức
	 Môn: Ngữ văn	 Khối 8
	 Thời gian làm bài: 120 phút
 Câu 1. (4.0 điểm) 
 Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
 	“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói	
	Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
	Ôi Tiếng Việt như bùn và như lụa
	Óng tre ngà và mềm mại như tơ
	Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
	Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
	Như gió nước chẳng thể nào nắm bắt
	Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”
	“Tiếng Việt” - Lưu Quang Vũ -“Thơ Việt Nam 1945-1985” - NXB Giáo dục, 1985, trang 218.
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính.
b) Hãy cho biết một biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ hai. Chép ra cụ thể những từ ngữ mà nhà thơ dùng để thể hiện phép tu từ đó.
c) Viết một đoạn văn ngắn(khoảng 5 đến 7 câu) trình bày cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của Tiếng Việt. 
Câu 2. (6.0 điểm)
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chổ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
Cảm nghĩ của em về cái hay trong cách kết thúc văn bản “Chiếu dời đô” nói trên của Lý Công Uẩn đồng thời từ đó rút ra cho mình bài học về sự ứng xử.
Câu 3. (10 điểm)
Đoạn trích Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng cho chúng ta thấy: trong khổ đau, tình mẫu tử không phai nhạt mà trái lại nó còn là sức mạnh giúp cả mẹ lẫn con vượt qua mọi thử thách. 
Bằng hiểu biết của em về đoạn trích này, hãy làm sáng tỏ điều đó./.
 (Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm)
 Hướng dẫn chấm Ngữ văn 8	
Câu 1: (4.0 điểm) 
a, Phương thức biểu đạt chính: BIỂU CẢM (1,0 điểm)
b, Phép tu từ so sánh. Cụ thể được thực hiện bằng các từ ngữ: nói thường nghe như hát và Như gió nước chẳng thể nào nắm bắt. (1,0 điểm)
c, Viết đoạn văn ngắn: Trình bày được cảm nhận về vẻ đẹp phong phú, giàu nhạc điệu, giàu tính biểu cảm của Tiếng Việt từ đó khơi dậy tình cảm yêu mến, gắn bó và tự hào. Khuyến khích bài làm học sinh diễn đạt được ý: gìn giữ, bảo vệ và phát huy vẻ đẹp của Tiếng Việt. (2 điểm)
Câu 2: (6.0 điểm)
Trình bày được một bài văn hoàn chỉnh có nội dung hai phần:
- Phần I: Cảm nhận được cái hay trong cách kết bài chiếu của Lý Công Uẩn. Mặc dù trước đó ông đã trình bày được những cơ sở hết sức thuyết phục về chuyện tất yếu cần phải dời đô và cho dù với vị thế của một ông vua nhưng ông vẫn không hề đưa ra một phán quyết mang tính áp đặt, mệnh lệnh. Ông đã để ngõ vấn đề muốn tham khảo ý kiến của các vị đại thần. Điều này là một nước cờ sáng suốt của tác giả bài chiếu. Ông đã khiến cho họ cảm thấy được tôn trọng và vì thế sự ủng hộ của họ đối với quyết định dời đô của nhà vua là rất cao. Một mũi tên trúng hai đích. Cách làm như thế mang đầy tính thu phục nhân tâm của người đứng đầu. (Trình bày tốt nội dung này cho 2 điểm) 
- Phần II: Rút ra được bài học thực tiễn đó là sự tôn trọng mọi người, biết lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của người khác. Khi giải quyết được vấn đề này thì bất kỳ trường hợp nào chúng ta cũng tranh thủ được tối đa sự ủng hộ của họ. Bài làm của học sinh cần lấy một vài ví dụ thực tiễn để chứng minh. (Trình bày tốt nội dung này cho 1 điểm)
Câu 3 ( 10 điểm)

File đính kèm:

  • docde_kiem_dinh_chat_luong_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021_phon.doc