Đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2

ĐỀ 1: đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

 Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. Chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.

Câu hỏi:

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 2: Trong đoạn văn tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 3: Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.

Câu 4: Trình bày nội dung của đoạn văn trên?

Câu 5: Từ đoạn văn được trích dẫn ở trên, em có suy nghĩ gì về việc đọc sách của học sinh hiện nay? (Viết khoảng 10 câu).

 

doc 154 trang cucpham 20/07/2022 22540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2

Đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2
HỌC KÌ II
 1. BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
ĐỀ 1: đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:
 Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. Chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu...
Câu hỏi:
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2: Trong đoạn văn tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3: Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. 
Câu 4: Trình bày nội dung của đoạn văn trên?
Câu 5: Từ đoạn văn được trích dẫn ở trên, em có suy nghĩ gì về việc đọc sách của học sinh hiện nay? (Viết khoảng 10 câu).
GỢI Ý: 
Câu 1. Đoạn văn trích từ văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận.
Câu 2. Trong đoạn văn tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận: phân tích.
Câu 3. Các phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn là phép nối ( từ nối "Bởi vì") và phép lặp từ ngữ (từ "học vấn").
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về mối quan hệ chặt chẽ giữa học vấn và việc đọc sách.
Câu 5. Có thể dựa trên cơ sở các ý chính sau để triển khai đoạn văn của riêng mình:
- Sách là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người. Sách đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tri thức. Mỗi quyển sách là một động lực phát triển văn minh xã hội.
- Ngày nay, do nền công nghệ thông tin phát triển mạnh, sách đã bị xem thường. Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ồ ạt, khiến cho học sinh ngày nay không chịu đọc sách. Một thực tế cần phải xác nhận là học sinh ngày nay không còn yêu mến sách nữa. Việc đọc sách của học sinh vì thế cũng rất hạn chế.
- Ngày nay, nhờ các thành tựu của nền khoa học kĩ thuật, các phương tiện truyền thông và thiết bị điện tử gần như đã thay thế vai trò của sách. Con người đã tiến hành ghi chép và lưu trữ tri thức vào các bộ nhớ điện tử. 
- Học sinh Việt Nam ngày nay không có hứng thú đọc sách. Ngoài những quyển sách bắt buộc phải đọc học sinh ít quan tâm đến sách khác.
- Học sinh thường hay đọc các loại truyện tranh có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khoa học. 
- Công nghệ điện tử số làm cho hình thức và phương thức đọc sách có nhiều thay đổi. Việc đọc sách ngày nay không nhất thiết là đọc trang sách in hay ngồi trong phòng. Học sinh có thể đọc trang sách điện tử bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. 
- Sự phát triển rầm rộ của các ngành công nghệ giải trí với những chương trình mới lạ, đặc sắc thu hút học sinh theo dõi. Từ đó học sinh lơ là việc đọc sách.
ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 Nói tới sách là nói tôi trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, vê những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết vẽ đời sổng bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đổng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
 Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.
 (Bàn về việc đọc sách, Ngữ văn 9 tập 2)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử đụng trong trích đoạn trên.
Câu 2. Đoạn trích tập trung vào vấn đề chủ yếu nào?
Câu 3. Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: “Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình”?
Câu 4. Thông điệp nào từ đoạn văn có ý nghĩa quan trọng nhất với anh/chị?
GỢI Ý: 
Câu 1. Phương thức nghị luận. 
Câu 2. Đoạn văn tập trung bàn về tác dụng của sách và việc đọc sách. 
Câu 3. Tác giả cho rằng: “Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình”, vì:
– Sách giúp con người tự nhận thức về mình: hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này.
– Sách giúp con người nhận thức về cuộc sống con người: Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người, phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Câu 4.  Có thể chọn một trong những câu quan trọng trong đoạn như:
– Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.
– “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
“Mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiệu càng tốt”.
ĐỀ 3: Trong văn bản “Bàn về đọc sách”, tác giả Chu Quang Tiềm viết:
“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kỹ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách.  Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.”
 (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu hỏi:
Câu 1. Ở phần trích trên, tác giả đã đưa ra lời khuyên gì về việc đọc sách?
Câu 2. Trong câu văn “Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy trong đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật đặc sắc trong câu văn sau: “Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần”.
Câu 4. Vì sao tác giả cho rằng: "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tỉnh, đọc cho kĩ"
Câu 5. Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Em hãy trình bày suy nghĩ (Khoảng 1 trang giấy thi) về vấn đề đọc sách trong hoàn cảnh thế giới công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Câu 6. Từ tinh thần của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng ½ trang) theo kiểu Tổng – phân – hợp, trình bày suy nghĩ của bản thân về phương pháp đọc sách sao cho hiệu quả.
GỢI Ý: 
Câu 1. Lời khuyên của tác giả: Chọn sách mà đọc và đọc cho kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm.
Câu 2. Trong câu văn đó, tác giả sử dụng phép tu từ so sánh và ẩn dụ (đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về).
Hiệu quả nghê thuật: Diễn tả một cách hình ảnh và sinh động hệ quả của việc đọc nhiều mà không nghĩ sâu thì dù sách có hay, có bổ ích thì cũng chẳng thu nhận được điều gì giá trị . Từ đó người đọc nhận thức được không nên đọc qua loa, đại khái.
Câu 3. Trong câu: “Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần” sử dụng biện pháp so sánh nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách cho kĩ để tiếp thu được hết những tinh hoa chứa đựng trong một quyển sách.
Câu 4. "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ" vì:
- Nếu không chọn cho tinh dễ bị chạy theo số lượng, đọc mà không hiểu được bao nhiêu; đồng thời lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách "vô thưởng vô phạt".
- Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành "nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy..." học vấn mới được nâng cao.
Câu 5. Yêu cầu nội dung: Các ý cơ bản:
* Tầm quan trọng của đọc sách: Dù xã hội có phát triển đến đâu thì đọc sách vẫn giữ vai trò quan trọng. Đọc sách là con đường quan trọng tiếp nhận, chiếm lĩnh tri thức của nhân loại sách bồi dưỡng tâm hồn hướng con người đến những điều tốt đẹp
* Trong hoàn cảnh công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay:
– Không ít người tỏ ra thờ ơ với việc đọc sách các thư viện vắng người, cửa hàng sách ế ẩm nhiều quyển sách có giá trị nhưng chỉ phát hành với số lượng ít ỏi.
– Thay vì đọc sách, ng ...  cần phải có một con đầu đàn người ta bảo nó đi trước, và thế là tất cả bắt chước nhất nhất làm theo. Ngay con đầu đàn ấy cũng cứ ì ra cùng với cả đàn nếu không bị gã chăn cừu thôi thúc hoặc bị chó xua đi”. Mọi chuyện ấy đều đúng, nhưng các con vật đó còn thân thương và tốt bụng nữa. Thật cảm động thấy con cừu mẹ chạy tới khi nghe thấy tiếng kêu rên của con nó, nhận ra con trong cả đám đông cừu kia, rồi đứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy, vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng phía trước, cho đến khi con đã bú xong. La Phông-ten đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế 
(Theo SGK Ngữ văn 9 tập hai – NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) 
	1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0.5 điểm) 
	2. Xác định thành phần biệt lập được sử dụng trong câu văn sau: Chính vì sợ hãi - ông nói - mà chúng thường hay tụ tập thành bầy. (0.5 điểm) 
	3. Hãy nhận xét về cách nhìn của Buy-phông và La Phông-ten đối với con cừu. (1.0 điểm) 
	4. Tìm những từ ngữ được tác giả sử dụng theo biện pháp nhân hóa trong câu văn sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy: 
Thật cảm động thấy con cừu mẹ chạy tới khi nghe thấy tiếng kêu rên của con nó, nhận ra con trong cả đám đông cừu kia, rồi đứng yên trên nền đất lạnh và bùn lầy, vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng phía trước, cho đến khi con đã bú xong. (1.0 điểm) 
	5. Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu), trong đó có sử dụng phép nối (gạch chân từ ngữ dùng để nối) với câu chủ đề: (2.0 điểm) 
Trước mỗi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện. 
GỢI Ý : 
1
- Đoạn thích nằm trong văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-ten
- Tác giả: H.Ten (hoặc Ten, Hi-pô-lit Ten)
2
- Thành phần biệt lập phụ chú: ông nói
3
- Cách nhìn của Buy-phông và La-Phông-ten có sự khác nhau:
+ Buy-phông xuất phát từ cái nhìn khách quan của một nhà khoa học, ông nêu lên các đặc tính giống loài của cừu.
+ La-Phông-ten xuất phát từ cách nhìn mang tính nhân văn của một nhà thơ, ông không chỉ nhìn thấy được đặc tính giống loài mà còn nêu lên những điều đáng trân trọng, đáng cảm thông của con cừu.
4
- Những từ ngữ được tác giả sử dụng theo biện pháp nhân hóa: về nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng
-Tác dụng của biện pháp nhân hóa: làm nổi bật những phẩm chất của cừu mẹ giống như con người: yêu thương, hi sinh hết mình vì con; làm cho câu văn sinh động và hấp dẫn hơn...
5
- Về hình thức: 
+ Viết đúng đoạn văn diễn dịch 
+ Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu 
+ Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 
+ Gạch chân từ ngữ được sử dụng trong phép nối (0,25 điểm)
- Về nội dung: Thí sinh triển khai được đoạn văn theo câu chủ đề: Trước mỗi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống chúng ta cần có cái nhìn toàn diện. Bài làm có thể theo nhiều hướng khác nhau, miễn là hợp lý, đúng đắn. Có thể theo hướng sau:
+ Cái nhìn toàn diện là sự xem xét, nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ từ các phương diện: khách quan - chủ quan, bên trong - bên ngoài.
+ Cái nhìn toàn diện giúp ta có nhận thức đúng đắn về đối tượng, từ đó có cách đánh giá và ứng xử phù hợp.
+ Nếu nhìn vấn đề một cách phiến diện thì họ sẽ có nhận thức sai lệch về đối tượng và dẫn đến hậu quả khó lường.
12. BẾN QUÊ
Đọc đọan văn sau và trả lời câu hỏi :
 Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ 
 ( Bến quê – Nguyễn Minh Châu )
a/ Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
b/ Thành phần biệt lập nào được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng của việc sử dụng thành phần biệt lập đó.
GỢI Ý : 
1a
 Phương thức biểu đạt chính : Miêu tả
1b
Thành phần phụ chú :
“những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ”. 
Tác dụng : bổ sung chi tiết cho cụm từ : “màu vàng thau xen lẫn màu xanh non”
13. RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
Dưới đây là phần mở đầu văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trích tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô của Đe-ni-an Đi-phô ):
“Nếu có ai đó ở nước Anh gặp một kẻ như tôi lúc bấy giờ, chắc tôi sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc; và làm khi tôi đang lặng ngắm nghía bản thân mình, tôi cứ mỉm cười tưởng tượng tôi lang thang khắp miền Y-oóc-sai với trang bị và áo quân như vậy,
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)
1. Văn bản được kể theo ngôi kể nào? Việc sử dụng ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
2. Em có nhận xét gì về giọng kể của nhân vật trong đoạn trích trên? Giọng kể ấy giúp em cảm nhận được điều gì về nhân vật?
3. Từ văn bản trên kết hợp với hiểu biết thực tế, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ về tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
GỢI Ý : 
1
-Văn bản được kể bằng ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi” – Rô –bin- xơn
-Tác dụng:
+Giúp câu chuyện trở nên chân thực, sinh động, đáng tin cậy hơn vì đó là chuyện của chính nhân vật trải nghiệm.
+Giúp cho nhân vật “tôi” có thể trực tiếp bộc lộ cảm xúc, lời đánh giá về chuyện mà nhân vật đang kể.
2
-Giọng kể của nhân vật trong đoạn trích trên: dí dỏm, hài hước.
-Giọng kể ấy giúp em cảm nhận được một nhân vật có khiếu hài hước và có tinh thần lạc quan.
3
* Hình thức: đúng kiểu văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, diễn đạt rõ ràng, độ dài theo quy định, ...
*Nội dung chính: Bài làm đảm bảo các ý cơ bản sau
a. Lạc quan và biểu hiện của tinh thần lạc quan
- Lạc quan là:
+ Lạc quan là thái độ sống
+ Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra
+ Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
-Biểu hiện của lạc quan:
+ Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra
+ Luôn yêu đời
+ Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra
b.Ý nghĩa của tinh thần lạc quan
+ Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người
+ Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
+ Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống
+ Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc
c.Phản biện: Phê phán kẻ bi quan, chán nản, đùn đẩy cho số phận
d.Bài học nhận thức và hàn động cho bản thân.
14. MÂY VÀ SÓNG
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
...
Trong sóng có người gọi con:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Họ nói: “Hãy đến bờ biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
...
(R.Ta-go, Nguyễn Khắc Phi dịch)
Câu 1 (1.0 điểm):
Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại nào?
Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 2 (1.0 điểm): Viết lại câu thơ chứa hàm ý trong đoạn trích và nêu nội dung của hàm ý.
Câu 3 (2.0 điểm): Đoạn trích đã gợi cho em liên tưởng, suy ngẫm đến những vấn đề nào trong cuộc sống con người? Trước những vấn đề đó em sẽ làm gì?
Hãy trình bày câu trả lời bằng một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu).
GỢI Ý: 
Câu 1
	a. 
	Đoạn thơ được trích từ văn bản “Mây và sóng”.
Thể loại: Thơ văn xuôi.
	b. Nội dung chính: Em bé kể với mẹ về lời rủ rê của những người ở “trong sóng” và lời từ chối của em.
Câu 2
	Câu thơ chứa hàm ý: 
	Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
	Nội dung hàm ý: Em bé từ chối lời rủ rê của những người ở “trong sóng”.
Câu 3
A. Yêu cầu về kỹ năng: 
 Học sinh diễn đạt lưu loát thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu); chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, không sai chính tả.
B.Yêu cầu về kiến thức:
	Học sinh diễn đạt bằng nhiều cách, song cần đảm bảo các ý sau:
	- Đoạn trích gợi liên tưởng, suy ngẫm đến sự hấp dẫn của những thú vui lung lạc trong cuộc sống và con người ta rất dễ dàng sa ngã.
	- Trước những cám dỗ ấy, mỗi chúng ta hãy vững vàng, đừng vấp ngã và hãy hướng về tình yêu thương, sự kỳ vọng của những người thân, nhất là mẹ 
ĐỀ 2: Từ trò chơi trong trí tưởng tượng của em bé trong bài thơ "Mây và sóng" của Ta-go:
	Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
	Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
	Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 30 dòng có chủ đề: Tình cảm gia đình giúp con người ta vượt qua được những cám dỗ của cuộc sống.
HS có thể bàn luận về chủ đề ở các phương diện khác nhau nhưng nhìn chung cần nêu ra được những nội dung sau:
- Trò chơi do em bé tưởng tượng chính là lời từ chối của em bé với những lời mời gọi hấp dẫn của những người trên mây.
- Sự từ chối ấy phải chăng là do em bé không thích sự hấp dẫn kia? Thực chất của lời từ chối ấy là em không muốn đi đến một chân trời xa nào đó mà không có mẹ, không có gia đình mình.
- Những mời gọi hấp dẫn kia là những cám dỗ mà con người ta thường gặp trong đời sống - đặc biệt là trong đời sống hiện nay. Nhiều người đã phải trả giá đắt khi không vượt qua được những cám dỗ ấy.
- Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi ưa khám phá, vì vậy để tránh được những cám dỗ hấp dẫn kia cần phải có sự dìu dắt của người thân, gia đình.
\
MỤC LỤC- ĐỌC HIỂU HỌC KÌ II
STT
TÊN VĂN BẢN
SỐ ĐỀ
TRANG
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Bàn về đọc sách
Tiếng nói của văn nghệ
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải.
“Viếng lăng Bác” Viễn Phương 
 Sang thu - Hữu Thỉnh
 Nói với con – Y Phương
"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
Con chó Bấc
Bố của Xi-mông
Bến quê
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn
 RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
MÂY VÀ SÓNG
10
3
9
9
12
13
9
30
2
4
1
1
1
2
1
14
17
29
44
58
77
91
124
127
129
148
149
150

File đính kèm:

  • docde_doc_hieu_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc