Đề đọc hiểu ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, trang 12)

1/ Câu tục ngữ trên nằm trong chủ đề tục ngữ nào mà em đã được học?

2/ Mượn câu tục ngữ trên, người xưa muốn khuyên bảo chúng ta điều gì ?

3/ Hãy nêu những biểu hiện (hành động) của em trong việc thực hiện lời khuyên từ câu tục ngữ trên.

4/Em hãy nêu nghĩa đen, nghĩa ẩn dụ của câu tục ngữ trên.

5. Trong câu tục ngữ trên, thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy có tác dụng gì?

6. Tìm một câu tục ngữ khác cùng nội dung với câu trên. Theo em, giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào với thế hệ trẻ hiện nay?

 

doc 91 trang cucpham 02/08/2022 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề đọc hiểu ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề đọc hiểu ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2

Đề đọc hiểu ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì 2
ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 7 – HK II
ĐỀ 1: Cho câu tục ngữ sau:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, trang 12)
1/ Câu tục ngữ trên nằm trong chủ đề tục ngữ nào mà em đã được học?
2/ Mượn câu tục ngữ trên, người xưa muốn khuyên bảo chúng ta điều gì ? 
3/ Hãy nêu những biểu hiện (hành động) của em trong việc thực hiện lời khuyên từ câu tục ngữ trên. 
4/Em hãy nêu nghĩa đen, nghĩa ẩn dụ của câu tục ngữ trên. 
5. Trong câu tục ngữ trên, thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy có tác dụng gì?
6. Tìm một câu tục ngữ khác cùng nội dung với câu trên. Theo em, giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào với thế hệ trẻ hiện nay?
GỢI Ý: 
1.Văn bản : Tục ngữ về con người và xã hội 
2.Mượn câu tục ngữ trên, người xưa muốn khuyên bảo chúng ta :
Biết ơn người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ.
3. HS nêu những biểu hiện ( hành động) trong việc thực hiện ý nghĩa câu tục ngữ trên.
4 -Nội dung, ý nghĩa :
+Nghĩa đen : Khi ta ăn một thứ quả ngọt thơm cần nhớ tới công người trồng cây, vun xới
+ Nghĩa ẩn dụ : 
“ăn quả” : hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần
“kẻ trồng cây” : những người đã làm nên thành quả
->Nội dung : khi ta hưởng thụ thành quả phải nhớ ơn những người đã làm nên thành quả đó.
5-Rút gọn thành phần chủ ngữ
6-Tác dụng: 
+ Giúp câu ngắn gọn, hàm súc
+ Lời dạy đúc kết trong câu tục ngữ có ý nghĩa chung với mọi người 
-HS nêu đúng một câu tục ngữ đồng nghĩa: VD: Uống nước nhớ nguồn,
-Câu tục ngữ nhắc nhở thế hệ trẻ đạo lí về lòng biết ơn:
+ Giúp mỗi người hoàn thiện nhân cách, sống ân nghĩa, có trước, có sau. 
+ Liên hệ bản thân: thể hiện lối sống tri ân bằng thái độ và những việc làm thiết thực nhất.
ĐỀ 2: Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:  Tấc đất tấc vàng 
a. Câu trên nằm trong chủ đề tục ngữ nào mà em đã được học?
Hãy chép thêm một câu tục ngữ cùng chủ đề và giải thích nghĩa của câu tục ngữ mà em vừa chép? 
b. Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao? 
GỢI Ý: 
 a.
Câu tục ngữ thuộc chủ đề: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản  xuất 
- Chép chính xác được 1 câu tục ngữ cùng chủ đề 
- Giải thích đúng nghĩa của câu tục ngữ đó 
b.
Chủ ngữ thường được rút gọn. 
- Tục ngữ là những lời khuyên, kinh nghiệm mà ông cha ta truyền lại cho con cháu. Đối tượng mà nó hướng đến là chung tất cả mọi người chứ không riêng ai => Rút gọn chủ ngữ 
1. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
ĐỀ 1: Em hãy đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh
 (Sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
a) Xác định câu chủ đề của đoạn văn? 
b) Nêu vấn đề nghị luận của đoạn văn? 
c) Chỉ ra hình ảnh so sánh trong đoạn văn? Cho biết tác dụng của hình ảnh so sánh đó.
d) Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
GỢI Ý: 
a) Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.”
b) Đoạn văn nghị luận về vấn đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
c) Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: Tinh thần yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ...
- Tác dụng của hình ảnh so sánh: Làm cho người đọc có thể hình dung được cụ thể và sinh động về sức mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
d. Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt; Đức tính giải dị của Bác Hồ; Ý nghĩa văn chương.
ĐỀ 2: Cho đoạn văn sau:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước, và lũ cướp nước”
Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của văn bản đó?
b.Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên? 
c.Nội dung chính mà đoạn trích trên đề cập đến là gì ?
d.Tìm cụm chủ - vị làm nòng cốt câu trong : Đó là một truyền thống quý báu của ta. Cho biết đó có phải là câu mở rộng không? Vì sao?
GỢI Ý:
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
Tác giả: Hồ Chí Minh
Ý nghĩa của văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một truyền thống quý báu cần được giữ gìn và phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
b.	Trạng ngữ: Từ xưa đến nay
Trạng ngữ chỉ thời gian
c. Khẳng định sức mạnh tinh thần yêu nước của dân tộc ta khi có giặc xâm chiếm.
d. Đó // là một truyền thống quý báu của ta.
 C V
=>Không phải câu mở rộng vì chỉ có 1 kết câu C-V làm nòng cốt.
ĐỀ 3: Cho đoạn văn sau:
 “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (1). Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy (2). Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm (3). Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (4). Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến (5).”
Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai?
Em hiểu câu nói: “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.” như thế nào?
Hãy chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn trích và khôi phục lại thành phần rút gọn?
GỢI Ý: 
a.Đoạn trích nằm trong tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 
Tác giả: Hồ Chí Minh 
b. Qua việc sử dụng biện pháp so sánh: Tinh thần yêu nước – các thứ của quý, ta cảm nhận được rõ ràng hơn, cụ thể hơn thứ tình cảm trừu tượng của nhân dân Việt Nam, đó là tình yêu nước, tình cảm ấy thật đáng trân trọng, thật cao quý, cần được nâng niu, giữ gìn, bảo tồn và phát huy như tất cả những thứ quý giá nhất trên đời nay.
c. Có 3 câu rút gọn thành phần chủ ngữ. Khôi phục:
- Có khi (Các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. 
- Nhưng cũng có khi (Các thứ của quý) cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
- Nghĩa là ( Chúng ta) phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
ĐỀ 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
 Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
 (Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh, 
 Ngữ văn 7, tập hai NXN Giáo dục Việt Nam, 2013)
Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (0,5 điểm). Từ xưa đến nay thuộc trạng ngữ gì? 
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung đoạn trích.
Câu 4 (1,0 điểm). Là học sinh em sẽ làm gì để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong lớp?
Câu 5 (2,0 điểm). Từ đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn từ 6 đến 7 câu để nói về vai trò, trách nhiệm của em đối với tập thể lớp .
GỢI Ý: 
1
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
2
Trạng ngữ chỉ thời gian
3
Khẳng định sức mạnh tinh thần yêu nước của dân tộc ta khi có giặc xâm chiếm.
Lưu ý : 
- HS đưa ra đầy đủ các ý trên đạt điểm tối đa 
4
HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức và pháp luật. GV chấm cần linh hoạt.
5
Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn theo những ý sau:
+ Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng đạo đức nhân cách.
+ Sẵn sàng tham gia mọi phong trào,  của tập thể.
+ Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và các hoạt động của lớp.
+ Tự rút ra bài học cho bản thân.
ĐỀ 5: Đọc đoạn trích sau:
“... Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng...”
 	(SGK Ngữ văn 7, Tập II, Trang 24, NXBGD)
Câu 1. (0,75 điểm) Em cho biết tên tác giả, tác phẩm và thể loại của tác phẩm có đoạn trích trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phép liệt kê sử dụng trong đoạn.
Câu 3. (1,0 điểm) Cho biết nội dung của đoạn văn trên.
Câu 4. (0,75 điểm) Theo em, để “ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc” thế hệ trẻ đã thể hiện thái độ và những hành động thiết thực nào? 
GỢI Ý: 
1
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta- Hồ Chí Minh
- Thể loại: Nghị luận
2
Phép liệt kê: thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,..
3
- Nội dung: 
+ Đoạn văn chứng minh tinh thần yêu nước của dân ta trong lịch sử chống ngoại xâm ->Bày tỏ niềm tự hào
+ Nhắc nhở mọi người ghi nhớ công lao 
- Thái độ: Tự hào về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc; biết ơn công lao của các vị anh hùng dân tộc
- Hành động thiết thực:
+ Thắp hương nghĩa trang liệt sĩ; thăm các gia đình chính sách,
+ Ra sức học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân sau này đóng góp xây dựng quê hương
ĐỀ 6: Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:
““Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng ... o vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.
 (Ca Huế trên sông Hương, SGK Ngữ văn 7, tập hai)
1.Liệt kê là gì? Xác định phép liệt kê trong hai câu cuối của đoạn trích trên.
2.Xác định trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ đó trong câu văn sau: Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam.
3.Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của câu đặc biệt đó.
GỢI Ý: 
1. - Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm
- Phép liệt kê được sử dụng ở cả hai câu, thể hiện qua các từ ngữ: 
+đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam
+đàn bầu, sáo và cặp sanh
2. - Trạng ngữ: Trong khoang thuyền
- Công dụng: Xác định hoàn cảnh về địa điểm diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ hơn.
3. - Câu đặc biệt: Đêm. 
- Tác dụng: Xác định thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn văn
ĐỀ 5: Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu.
 “Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phức Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồ vang mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lê những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân,...”
 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 
 2. Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép liệt kê trong đoạn văn và nêu tác dụng của phép liệt kê ấy ?
 3. Dựa vào văn bản em đã học cho biết : Sinh hoạt văn hóa được nói tới trong văn bản trên diễn ra vào thời gian nào, không gian nào và nguồn gốc hình thành sinh hoạt văn hóa ấy có nét gì đặc sắc ?
GỢI Ý
1
- Văn bản : Ca Huế trên sông Hương
- Tác giả : Hà Ánh Minh
2
Phép liệt kê và tác dụng:
 - man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn : thể hiện các cung bậc cảm xúc của ca Huế; 
 - nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân...: thể hiện sự phong phú, đa dạng của ca Huế.
3
- Ca Huế được biểu diễn trong một con thuyền rồng trên dòng sông Hương vào đêm trăng thơ mộng...
- Nét đặc sắc về nguồn gốc ca Huế : ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
ĐỀ 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
“Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gâng gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.”
Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả?
Câu 2: (1 điểm) Văn bản trên được viết theo thể loại gì? Kể tên một vài văn bản viết theo thể loại này mà em biết.
Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn trên? 
Câu 4: (1 điểm) Hãy nêu khái niệm của biện pháp tu từ vừa xác định ở câu 3. Đặt một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ đó. 
GỢI Ý: 
1
- Tác phẩm: Ca Huế trên sông Hương.
- Tác giả: Hà Ánh Minh.
2
- Thể loại: Bút kí. 
- Một số văn bản cùng thể loại: Cô Tô,...
3
- Biện pháp tu từ: Liệt kê.
- Tác dụng: Biện pháp liệt kê diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các làn điệu ca Huế gồm: Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện, lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.
4
- Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. 
- HS đặt câu có sử dụng biện pháp liệt kê. 
ĐỀ 7: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào phương án trả lời đúng:
“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ du mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng tiếng đàn réo rắt rất du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”.
(Trích Ca Huế trên sông Hương – SGK Ngữ Văn 7, tập hai, NXB giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Câu văn in đậm có dùng cụm chủ - vị làm thành phần nào?
Chủ ngữ
Vị ngữ
Phụ ngữ
Trạng ngữ
Câu 2. Bộ phận gạch chân là thành phần nào trong câu?
Trạng ngữ chỉ thời gian
Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Trạng ngữ chỉ cách thức
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Câu 3. Phép liệt kê được sử dụng trong câu in đậm có tác dụng gì?
Diễn tả sự phong phú của các loại nhạc cụ;
Miêu tả cụ thể trang phục của các ca công;
Miêu tả dòng sông Hương trong đêm trăng;
Diễn tả sự phong phú của những khúc điệu Nam trong ca Huế
Câu 4. Tại sao các điệu ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui vừa trang trọng, uy nghi?
Do ca Huế được bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.;
Do cách biểu diễn của các ca công; 
Do không gian thưởng thức ca Huế đặc biệt;
Cả B và C.
GỢI Ý:
1
C
3
D
2
B
4
A
ĐỀ 8: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
(...)"Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp...".
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả của văn bản đó?
	Câu 2 (1,0 điểm): Xác định câu đặc biệt có trong đoạn văn và tác dụng của nó?
	Câu 3(1 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp của cảnh tượng được miêu tả trong đoạn văn trên(4- 6 dòng)?
GỢI Ý:
1
(1 điểm)
- Đoạn văn trên được trích từ văn bản: Ca Huế trên sông Hương. 
- Tác giả: Hà Ánh Minh
2
(1 điểm)
- Câu đặc biệt có trong đoạn văn: Đêm
- Tác dụng: Xác định thời gian diễn ra sự việc được nói tới trong đoạn trích.
3
(1 điểm)
 Học sinh trình bày được cảm nhận của mình về vẻ đẹp của cảnh tượng được miêu tả trong đoạn văn trên bằng 4- 6 dòng văn. Có thể có các cách diễn đạt khác nhau nhưng nêu bật được vẻ đẹp thơ mộng mà trang nhã, thâm trầm mà quyến rũ của cảnh Huế về đêm trên truyền rồng thưởng thức ca Huế.
ĐỀ 9: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 ‘‘Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oánLời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.’’
a/Nêu tên văn bản và tên tác giả có hai câu văn trên. 
b/ Chỉ ra phép liệt kê được sử dụng trong hai câu văn trên. Qua đó em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của ca Huế.
GỢI Ý: 
a. Đoạn trích trên trích trong văn bản Ca Huế trên sông Hương của tác giả Hà Ánh Minh
b.- Phép liệt kê : ca Huế “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán’’Lời ca “thong thả, trang trọng, trong sáng’’; gợi “tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.’’
-Cảm nhận được các vẻ đẹp của ca Huế :
+ Ca Huế đa dạng về cung bậc tình cảm.
+ Ca Huế phản ánh đời sống tinh thần phong phú của con người Huế.
+ Câu văn cũng cho ta cảm nhận sự tài ba, điêu luyện của nghệ sĩ biểu diễn ca Huế. Tiếng ca trang trọng, tao nhã mang đến cho người nghe lòng yêu con người, yêu quê hương đất nước.
+ Ca Huế thực sự là một nét sinh hoạt văn hóa rất đặc sắc, mang đậm bản sắc dân tộc.
ĐỀ 10; Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
"... Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp....".
 (Trích Ca Huế trên Sông Hương, Ngữ văn 7 - Tập hai, NXB Giáo dục)
a. Nêu nội dung của đoạn trích trên. (1,0 điểm)
b. Kể tên các loại nhạc cụ được giới thiệu trong đoạn trích. (1,0 điểm)
c. Tìm một câu đặc biệt có trong đoạn trích. Nêu tác dụng. (1,0 điểm)
d. Dựa vào đoạn trích và những hiểu biết của em, viết đoạn văn (4-6 dòng) giới thiệu về một địa danh văn hóa mà em yêu thích. (1,0 điểm)
GỢI Ý
a. Nêu nội dung của đoạn trích trên.
 Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương. 
b. Kể tên các loại nhạc cụ được giới thiệu trong đoạn trích.
 Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.
c. Tìm một câu đặc biệt có trong đoạn trích. Nêu tác dụng.
- Học sinh trả lời đúng câu đặc biệt (Đêm). 
- Tác dụng: Xác định thời gian.
d. Dựa vào đoạn trích và những hiểu biết của em, viết đoạn văn (4-6 dòng) giới thiệu về một địa danh văn hóa mà em yêu thích. 
- Viết đoạn văn đúng nội dung, chủ đề.
- Viết đúng số dòng.
(Học sinh viết thiếu một dòng hoặc nhiều hơn một dòng không trừ điểm)

File đính kèm:

  • docde_doc_hieu_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc