Đề đọc hiểu ngữ văn Khối 9 - Chương trình học kì 2

Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. Chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.

Câu hỏi:

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 2: Trong đoạn văn tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 3: Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.

Câu 4: Trình bày nội dung của đoạn văn trên?

Câu 5: Từ đoạn văn được trích dẫn ở trên, em có suy nghĩ gì về việc đọc sách của học sinh hiện nay? (Viết khoảng 10 câu).

 

doc 110 trang cucpham 1120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề đọc hiểu ngữ văn Khối 9 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề đọc hiểu ngữ văn Khối 9 - Chương trình học kì 2

Đề đọc hiểu ngữ văn Khối 9 - Chương trình học kì 2
HỌC KÌ II
 1. BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
ĐỀ 1: đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:
 Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. Chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu...
Câu hỏi:
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2: Trong đoạn văn tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3: Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. 
Câu 4: Trình bày nội dung của đoạn văn trên?
Câu 5: Từ đoạn văn được trích dẫn ở trên, em có suy nghĩ gì về việc đọc sách của học sinh hiện nay? (Viết khoảng 10 câu).
GỢI Ý: 
Câu 1. Đoạn văn trích từ văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận.
Câu 2. Trong đoạn văn tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận: phân tích.
Câu 3. Các phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn là phép nối ( từ nối "Bởi vì") và phép lặp từ ngữ (từ "học vấn").
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về mối quan hệ chặt chẽ giữa học vấn và việc đọc sách.
Câu 5. Có thể dựa trên cơ sở các ý chính sau để triển khai đoạn văn của riêng mình:
- Sách là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người. Sách đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tri thức. Mỗi quyển sách là một động lực phát triển văn minh xã hội.
- Ngày nay, do nền công nghệ thông tin phát triển mạnh, sách đã bị xem thường. Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ồ ạt, khiến cho học sinh ngày nay không chịu đọc sách. Một thực tế cần phải xác nhận là học sinh ngày nay không còn yêu mến sách nữa. Việc đọc sách của học sinh vì thế cũng rất hạn chế.
- Ngày nay, nhờ các thành tựu của nền khoa học kĩ thuật, các phương tiện truyền thông và thiết bị điện tử gần như đã thay thế vai trò của sách. Con người đã tiến hành ghi chép và lưu trữ tri thức vào các bộ nhớ điện tử. 
- Học sinh Việt Nam ngày nay không có hứng thú đọc sách. Ngoài những quyển sách bắt buộc phải đọc học sinh ít quan tâm đến sách khác.
- Học sinh thường hay đọc các loại truyện tranh có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khoa học. 
- Công nghệ điện tử số làm cho hình thức và phương thức đọc sách có nhiều thay đổi. Việc đọc sách ngày nay không nhất thiết là đọc trang sách in hay ngồi trong phòng. Học sinh có thể đọc trang sách điện tử bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. 
- Sự phát triển rầm rộ của các ngành công nghệ giải trí với những chương trình mới lạ, đặc sắc thu hút học sinh theo dõi. Từ đó học sinh lơ là việc đọc sách.
ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 Nói tới sách là nói tôi trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, vê những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết vẽ đời sổng bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đổng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
 Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.
 (Bàn về việc đọc sách, Ngữ văn 9 tập 2)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử đụng trong trích đoạn trên.
Câu 2. Đoạn trích tập trung vào vấn đề chủ yếu nào?
Câu 3. Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: “Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình”?
Câu 4. Thông điệp nào từ đoạn văn có ý nghĩa quan trọng nhất với anh/chị?
GỢI Ý: 
Câu 1. Phương thức nghị luận. 
Câu 2. Đoạn văn tập trung bàn về tác dụng của sách và việc đọc sách. 
Câu 3. Tác giả cho rằng: “Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình”, vì:
– Sách giúp con người tự nhận thức về mình: hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này.
– Sách giúp con người nhận thức về cuộc sống con người: Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người, phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Câu 4.  Có thể chọn một trong những câu quan trọng trong đoạn như:
– Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.
– “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
“Mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiệu càng tốt”.
ĐỀ 3: Trong văn bản “Bàn về đọc sách”, tác giả Chu Quang Tiềm viết:
“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kỹ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách.  Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.”
 (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu hỏi:
Câu 1. Ở phần trích trên, tác giả đã đưa ra lời khuyên gì về việc đọc sách?
Câu 2. Trong câu văn “Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy trong đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật đặc sắc trong câu văn sau: “Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần”.
Câu 4. Vì sao tác giả cho rằng: "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tỉnh, đọc cho kĩ"
Câu 5. Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Em hãy trình bày suy nghĩ (Khoảng 1 trang giấy thi) về vấn đề đọc sách trong hoàn cảnh thế giới công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Câu 6. Từ tinh thần của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng ½ trang) theo kiểu Tổng – phân – hợp, trình bày suy nghĩ của bản thân về phương pháp đọc sách sao cho hiệu quả.
GỢI Ý: 
Câu 1. Lời khuyên của tác giả: Chọn sách mà đọc và đọc cho kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm.
Câu 2. Trong câu văn đó, tác giả sử dụng phép tu từ so sánh và ẩn dụ (đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về).
Hiệu quả nghê thuật: Diễn tả một cách hình ảnh và sinh động hệ quả của việc đọc nhiều mà không nghĩ sâu thì dù sách có hay, có bổ ích thì cũng chẳng thu nhận được điều gì giá trị . Từ đó người đọc nhận thức được không nên đọc qua loa, đại khái.
Câu 3. Trong câu: “Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần” sử dụng biện pháp so sánh nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách cho kĩ để tiếp thu được hết những tinh hoa chứa đựng trong một quyển sách.
Câu 4. "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ" vì:
- Nếu không chọn cho tinh dễ bị chạy theo số lượng, đọc mà không hiểu được bao nhiêu; đồng thời lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách "vô thưởng vô phạt".
- Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành "nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy..." học vấn mới được nâng cao.
Câu 5. Yêu cầu nội dung: Các ý cơ bản:
* Tầm quan trọng của đọc sách: Dù xã hội có phát triển đến đâu thì đọc sách vẫn giữ vai trò quan trọng. Đọc sách là con đường quan trọng tiếp nhận, chiếm lĩnh tri thức của nhân loại sách bồi dưỡng tâm hồn hướng con người đến những điều tốt đẹp
* Trong hoàn cảnh công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay:
– Không ít người tỏ ra thờ ơ với việc đọc sách các thư viện vắng người, cửa hàng sách ế ẩm nhiều quyển sách có giá trị nhưng chỉ phát hành với số lượng ít ỏi.
– Thay vì đọc sách, ng ... n kết trong cộng đồng; tạo nên sức mạnh lớn lao để vượt qua khó khăn, đạt được thành công trong mọi hoàn cảnh)
+ Liên hệ xã hội, bản thân
- Hình thức: Kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt rõ ý, độ dài theo quy định
9. VĂN BẢN: CON CHÓ BẤC - Giắc Lân-đơn –
ĐỀ 1: Cho đoạn văn sau:
“Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống trò chuyện lâu với chúng (mà anh gọi là “tầm phào”), điều mà cả anh và chúng đều thích thú. Anh có thói quen dùng hai bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lân những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âuyếm. Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy và nhữngtiếng rủ rỉ bên tai ấy, và theo mỗi cái lắc đẩy tới đẩy lui, nó lại tưởng chừngnhư quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất. Và khi đượcbuông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họngrung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thếđứng yên bất động, những lúc ấy, Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trântrọng: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!””
Câu hỏi
1. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn.
2. Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc qua đoạn trích trên được thể hiện như thếnào?
3. Tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc ra sao?
4. Em cảm nhận được gì về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc qua câu văn:“Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”?
5. Trong đoạn trích, tại sao trước khi nói về tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn,nhà văn lại dành ra một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc?
6. Xác định các thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên, cho biết đó là thànhphần nào?
7. Chỉ ra câu đặc biệt có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng?
8. Chỉ ra các từ cùng trường từ vựng có trong các câu văn sau và gọi tên trường từ vựng đó:
“Và khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh,họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cư như vậy trong tư thế đứng yên bất động, những lúc ấy, Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trân trọng: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!””
Gợi ý trả lời:
1.Nội dung chính của đoạn văn trên là: Tình cảm yêu thương của Thoóc-tơn đối với Bấc.
2.Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc qua đoạn trích trên được thể hiện qua cách cư xử của anh:
- chào hỏi- nói chuyện- đùa nghịch.
- Đặc biệt, tình cảm đó được thể hiện rõ nét qua câu văn: “Trời đất! Đằng ấyhầu như biết nói đấy!”
Đó là sự trân trọng, yêu thương chân thành, nồng nhiệt.
3.Tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc ra sao?
- Thooc-tơn coi Bấc như con cái của anh. Trong ý nghĩ của Thooc- tơn, Bấckhông phải là con vật mà là con người - một con người gần gũi và tin cậy.
- Quan hệ của Bấc và Thooc-tơn như là quan hệ đồng loại: Chào Bấc bằng cửchỉ thân ái hoặc một lời hớn hở, trò chuyện tầm phào, túm chặt đầu Bấc dựavào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, rủa yêu,
4.- Qua câu văn, đặc biệt là qua cách xưng hô thân mật “Đằng ấy”, ta cảm nhận được một tình cảm chân thành, nồng nhiệt giữa chủ với Bấc. Dường như trước mắt Thoóc-tơn bây giờ không phải là một con chó mà là một conngười gần gũi và tin cậy. Đó là con anh, là bạn anh. Đặc biệt, qua câu văn,nhà văn còn nhận ra một sự giao cảm kì lạ giữa chủ với Bấc. Trong suy nghĩ của Thoóc-tơn, anh có cảm giác như con chó đang nói với anh bằng lời chứkhông phải chỉ qua hành động, cử chỉ. Như vậy, phải đến lúc này, con Bấcmới thực sự được coi như một con người.
5. Trước khi nói về tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn, nhà văn lại dành ra mộtđoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc là vì:
Bấc đã qua tay nhiều người chủ nhưng không phải đối với chủ nào nó cũng đối xử tốt đâu. Chỉ riêng với Thoóc-tơn là người đã có lòng nhân từ đối vớinó, cho nên nó mới dành những tình cảm đặc biệt cho Thoóc-tơn. Như vậy, trước khi nói về tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn, nhà văn lại dành ra một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc mục đích là để lí giải vìsao Bấc lại có những tình cảm đặc biệt đối với chủ.
6.Thành phần biệt lập:
- Tình thái: tưởng chừng, hầu như
- Phụ chú: (mà anh gọi là “tầm phào”), điều mà cả anh và chúng đều thích thú
7.Câu đặc biệt có trong đoạn văn trên: Trời đất!
- Tác dụng: Bộc lộ sự ngạc nhiên đến thích thú của Thooc- tơn khi cảm nhậnthấy giữa anh và Bấc có mối giao cảm đặc biệt.
8. Các từ cùng trường từ vựng có trong các câu văn là: chân, miệng, mắt, họng.; Trường cơ thể
ĐỀ 2: Cho đoạn văn sau:
“Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo,ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từngbiểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt. Hoặc cũng cólúc nó nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng
của anh và từng cử động của thân thể anh. Và thường thường, như mối giaocảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thoóc-tơnquay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì, đôi mắt anh tỏa rạng tìnhcảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa
rạng ra ngoài”
(Trích “Tiếng gọi nơi hoang dã ” – Giắc Lân-đơn, Ngữ văn 9, tập hai)
Câu hỏi
1. Khi miêu tả con Bấc, vì sao rất nhiều lần nhà văn miêu tả đôi mắt?
2. Nhà văn chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả Bấc? Tác dụng củaviệc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó? Những câu văn trên gợi cho em nhớ tới tácphẩm nào trong chương trình Ngữ văn THCS cũng sử dụng biện pháp nghệ thuậtđó để miêu tả loài vật? (Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
3. Tình cảm của Bấc đối với Thooc-tơn có gì đặc biệt so với các ông chủ khác?
Gợi ý trả lời:
1. Khi miêu tả con Bấc, rất nhiều lần nhà văn miêu tả đôi mắt vì: đôi mắt là cửasổ tâm hồn. Đối với con Bấc, qua đôi mắt biết nói ấy, ta thấy Bấc có tâmhồn, khác hẳn với những con chó khác.
2.- Nhà văn chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để miêu tả Bấc
- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: Dường như trướcmắt Thoóc-tơn , Bấc không phải là một con chó mà là một con người gần gũivà tin cậy. Đó là con anh, là bạn anh.
- Những câu văn trên gợi nhớ tới tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THCScũng sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để miêu tả loài vật đó là: Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài)
3. Tình cảm của Bấc đối với Thooc-tơn có sự đặc biệt so với các ông chủ khác
chỗ:- Ngậm bàn tay của chủ rồi ép chặt hàm răng đến nỗi hằn lên những vết răng -một cách bày tỏ sự yêu quý đối với chủ.
- Nằm hàng giờ dưới chân chủ, “mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt”chủ, hoặc cũng có khi “nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau”chủ theodõi, quan sát từng động tác của chủ.
- Tình cảm của Bấc với chủ không chỉ là yêu quý mà còn là sự tôn thờ. Nósung sướng phát cuồng lên mỗi khi được chủ vuốt ve trò chuyện, nhưngthường thì nó không đòi hỏi gì ở chủ kể cả việc đáp lại những biểu hiện tìnhcảm của nó. Từ khi được Thooc-tơn cứu, Bấc không rời chủ bất cứ lúc nào.Có khi đang đêm nó cũng tỉnh giấc, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứngđấy lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ. Trong tình cảm của Bấc với Thooc-tơn có cả sự lo âu mơ hồ vì nó đã từng qua tay nhiều ông chủ và không một ai được như Thooc-tơn.
10. BỐ CỦA XI-MÔNG- Guy đơ Mô-pa-xăng -
ĐỀ BÀI : Cho đoạn văn sau:
“ Ngày hôm sau khi em bé đến trường, một tiếng cười ác ý đón em. Và lúc tan học, thằng kia lại muốntrêu chọc, Xi-mông quát vào mặt nó những lời này,như nếm một hòn đá: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp”.Khắp chung quanh bật lên những tiếng la hét thích thú:
- Phi-líp gì?... Phi-líp nào?... Phi-líp là cái gì?...Mày lấy đâu ra Phi-líp của mày thế?
Xi-mông không trả lời gì hết, và một mực tin tưởng sắt đá, em đưa con mắt thách thức chúng, sẵn sàng chịu hành hạ, còn hơn là bỏ chạy. Thầy giáo giải thoát cho em về nhà.”
 (Ngữ văn 9 tập 2 NXB-GD)
1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?
2. Nhà văn muốn nhắn nhủ điều gì qua thái độ và hành động của lũ trẻ bạn Xi-mông?
3. Nhận xét về tâm trạng của Xi- mông trong đoạn văn trên?
4. Qua văn bản chứ đoạn trích trên tác giả đã hướng người đọc tới nhận thức và tình cảm nào?
5.Từ văn bản có chứa Đoạn trích trên gợi cho em suy nghĩ gì về cái nhìn và thái độ đối với mọi người ở xung quanh ta? Em có nhớ tác phẩm nào đã học ở lớp 8 cũng nhắc nhở về cách nhìn và thái độ đối với con người?
Gợi ý:
1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản « Bố của Xi mông » , tác giả : Guy đơ Mô-pa-xăng.
2. Lòng cảm thông và tình yêu thương bạn bè, nhất là với những bạn bè có hoàncảnh đặc biệt: nghèo khó, mồ côi, tật nguyềnkhông nên xa lánh, ghẻ lạnh,thờ ơ, càng không cảnh trêu chọc, rẻ khinh.
3. Tâm trạng của Xi- mông trong đoạn văn trên là mừng vui, hạnh phúc trànngập.
4. Qua truyện ngắn “ Bố của Xi-mông ”, nhà văn Guy đơ Mô-pa-xăng đã hướng người đọc tới nhận thức và tình cảm:
- Biết phê phán thái độ, hành động đáng trách nhưng cũng biết khoan dung với sailầm của con người.
 - Biết chia sẻ nỗi đau, sự mất mát thua thiệt của người khác.
- Biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người. 
5. Đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì vể cách nhìn và thái độ đối với những người lỡ lầm, từng chịu sự thành kiến của xã hội; về tấm lòng nhân hậu của những người xung quanh? Ngoài ý nghĩa ca ngợi lòng nhân hậu, tình yêu thương của con người, truyện còn gợi ra vấn đề cách nhìn và cách ứng xử đối với mọi người xung quanh ta, nhất là những con người chịu thiệt thòi, bị thành kiến của xã hội (như bé Xi-mông, chị Blăng-sốt). 
-Truyện Lão Hạc đã học ở lớp 8 để thấy được sự gần gũi với truyện ngắn Bố của Xi-mông trong bài học về cái nhìn và thái độ ứng xử với những người xung quanh ta.
MỤC LỤC- ĐỌC HIỂU HỌC KÌ II
STT
TÊN VĂN BẢN
SỐ ĐỀ
TRANG
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Bàn về đọc sách
Tiếng nói của văn nghệ
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải.
“Viếng lăng Bác” Viễn Phương 
 Sang thu - Hữu Thỉnh
 Nói với con – Y Phương
"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
Con chó Bấc
Bố của Xi-mông
9
3
5
6
13
11
6
19
1
2
1
9
12
18
38
52
68
80
83
93

File đính kèm:

  • docde_doc_hieu_ngu_van_khoi_9_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc