Đề đọc hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa Lớp 9

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,. như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

 (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh,

 Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.

Câu 4: Trên đường đời có những trở ngại là tất yếu. Em có suy nghĩ gì về vai trò của những trở ngại trong sự trưởng thành của con người? Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em.

 

doc 170 trang cucpham 02/08/2022 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề đọc hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề đọc hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa Lớp 9

Đề đọc hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa Lớp 9
ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ LIỆU NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA LỚP 9
ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
 (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh,
 Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.
Câu 4: Trên đường đời có những trở ngại là tất yếu. Em có suy nghĩ gì về vai trò của những trở ngại trong sự trưởng thành của con người? Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em.
GỢI Ý: 
1/ Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả
2/  Chi tiết tả cánh diều:Học sinh trả lời đúng 1 trong ba ý sau thì đạt 
- Mềm mại như cách bướm
- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. 
- Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
3/  Biện pháp tu từ: So sánh giúp diễn tả hình ảnh bầu trời đẹp mềm mại, mịn màng tựa như một thảm nhung .(1điểm)
Câu 4
a. yêu cầu về kĩ năng: 
- Nắm vững kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội.
- Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bài làm của mình bằng nhiều cách, song cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.(0,5điểm)
- Giải thích: những trở ngại là những khó khăn cản trở sự đi tới, đi tiếp, đi lên của con người. Đó có thể là một vật cản, một thách thức...(0,5điểm)
- Bàn luận:(1,5điểm)
+Trở ngại là tất yếu vì đường đời không phải cái gì cũng bằng phẳng, dễ dàng. Càng đi càng gặp lắm gian nan, thử thách.
+Những trở ngại dù lớn hay nhỏ khi vượt qua đều giúp con người tăng thêm vốn sống, trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng và nghị lực sống.
+Những trở ngại không nên hiểu chỉ là yếu tố tiêu cực mà phải hiểu là yếu tố cần thiết trong cuộc sống giúp con người trưởng thành hơn.
+Nếu không gặp trở ngại, không dám đối mặt với trở ngại thì con người trở nên hèn yếu, mất khả năng thích nghi và hoàn thiện bản thân.
- Bài học: chấp nhận những trở ngại và dũng vảm vượt qua khó khăn thử thách để trưởng thành.(0,5điểm)
ĐỀ 2: Đọc văn bản sau : 
 Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ . Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn đã uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên đánh bóng bàn, bạn có đánh trúng không ? không sao đâu vì
 Oan Đi- xnây từng bị nhà báo sa thải vì thiếu ý tưởng . Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sang tạo nên Đi- xnây- len. 
 Lúc còn đi học phổ thông, Lu-i Pa-xto chỉ là một học sinh trung bình . Về môn hóa, ông đứng thứ hạng 15 trong tổng số 22 học sinh của lớp .
 Lep Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “ Chiến tranh và hòa bình” , bị đình chỉ học đại học vì “ vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”. 
 Hen-ri Pho thất bại và cháy túi đến năm lần trước khi thành công. 
 Ca sĩ ô – pê – ra nổi tiếng En-ri-cô Ca- ru –xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. 
 Vậy xin bạn chớ lo thất bại . Điều đáng sợ hơn là bạn bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. 
 ( Theo Ngữ văn 7 , tập 2, tr 41, NXB giáo dục Việt Nam , 2015)
Câu 1: ( 0,5 điểm). Văn bản trên sử dụng chủ yếu phép lập luận nào ? 
Câu 2: ( 1,0 điểm ). Chỉ ra và phân tích biện pháp điệp cấu trúc câu trong đoạn : “Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn đã uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên đánh bóng bàn, bạn có đánh trúng không ?”. 
Câu 3: ( 0,5 điểm) . Từ văn bản, hãy rút ra 1 thông điệp mà em tâm đắc nhất . Lý giải vì sao điều đó có ý nghĩa với em ? 
GỢI Ý: Câu 1: ( 0,5 điểm) . Phép lập luận chủ yếu trong văn bản : chứng minh Câu 2: Phép điệp cấu trúc : “ lần đầu tiên bạn ”.
Tác dụng : ( 0,5 điểm). 
+ Tạo sự lien kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn.
+ Khẳng định quan điểm thất bại là điều tất yếu đến với mọi người trong cuộc sống. 
+ Khuyên mọi người hãy lạc quan , biết đứng lên khi gặp thất bại. 
Câu 3: ( 0,5 điểm).
Học sinh rút ra 1 thông điệp hợp lý: ( VD: không sợ vấp ngã; không sợ thất bại ; muốn thành công thì phải có dũng khí bước qua thất bại.) ( 0,25 điểm). 
Lý giải 1 cách thuyết phục
Đề 3 :
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
     Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
      Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
      Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
   Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
 (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB 
Giáo dục, 2015, tr.70 – 71)
Câu 1. Trong đoạn văn thứ nhất, người có tính khiêm tốn có biểu hiện như nào?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? 
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
 Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
GỢI Ý
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1 
Người có tính khiêm tốn có biểu hiện: 
-Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.
- Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa
0.25
0.25
2 
 - Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của lòng khiêm tốn.
0.25 
0.25 
3 
Tài nghệ của mỗi người quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, mà kiến thức của loài người lại mênh mông như đại dương bao la. Vì thế cần khiêm tốn để học hỏi.
1.0
4
-Đồng tình với quan điểm trên
-Vì:
+ Tài năng là cái vốn có, nó chỉ thực sự phát huy khi ta có kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Kiến thức là đại dương, không chỉ vậy mỗi ngày lượng kiến thức mới lại có thêm. Bởi vậy chúng ta cần liên tục trau dồi để làm phong phú tri thức của bản thân.
1.0
II
LÀM VĂN
1
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động về vấn đề nghị luận. Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, có thể đảm bảo các ý sau:
*  Giới thiệu vấn đề
* Giải thích vấn đề
- Khiêm tốn: là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác.
- Thành công là là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra.
⟹ Khiêm tốn và thành công có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉ khi bạn có lòng khiêm tốn mới đạt được thành công thực sự trên đường đời.
*Bàn luận vấn đề
- Vì sao phải khiêm tốn mới đạt được thành công thực sự.
+ Cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Bởi vậy cần học nữa, học mãi để làm đầy, làm phong phú vốn tri thức, sự hiểu biết của bản thân.
 + Chúng ta đạt được thành công mà không khiêm tốn dẫn đến thói tự cao, tự đại, đề cao thái quá thành tích của bản thân, không chịu tiếp tục cố gắng, tất yếu sẽ dẫn đến thất bại.
+ Khi đạt được thành công bước đầu, nếu có lòng khiêm tốn, không ngừng học hỏi thêm chúng ta sẽ đạt được thành công lớn hơn, vinh quang hơn.
- Ý nghĩa của lòng khiêm tốn:
+ Khiêm tốn là biểu hiện của con người biết nhìn xa, t ... hững người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.
 + Ước mơ sẽ đưa con người đi tới những tương lai, không quản ngại những trông gai, nghiệt ngã, những khó khăn trên con đường đi của mình.
 + Ước mơ là điều mà ai cũng nên có và cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ mất phương hướng vô định, sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.
– Mở rộng: trong xã hội ngày nay, vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ, không có ý chí phấn đấu, buông bỏ đời mình 
– Bài học: Chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình; chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.
 (Lưu ý: Trong đoạn văn khoảng 200 chữ, cần tập trung khai thác vai trò của ước mơ và nêu bài học cho bản thân). 
ĐỀ 94: I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu
Mẹ
Mẹ gầy guộc như chiếc liềm cắt lúa
Cắt cả đời chưa đủ nuôi con
Khi mòn vẹt chỉ bằng chiếc lá
Con chưa kịp lớn khôn chiếc lá không còn
(Hiền Mặc Chất)
Em hãy kể tên biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên (0,5 điểm)
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó (0,5 điểm)
Nội dung của văn bản trên? (1,0 điểm)
Đọc văn bản “ Mẹ” em thấm thía nhất điều gì? Vì sao? (1,0 điểm)
 II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ về sự hiếu thuận của con cái với cha mẹ trong xã hội hiện đại.
GỢI Ý: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
- Chỉ ra 2 biện pháp tu từ:
+ So sánh: 0,25 điểm
+ Ẩn dụ: 0,25 điểm
Câu 2 (0,5 điểm)
- Diễn tả một cách sinh động, gây ấn tượng sâu sắc về sự vất vả tảo tần của mẹ.
Câu 3 (1,0 điểm)
- Nội dung của văn bản
+ Người mẹ cả một đời chịu bao cực khổ, vất vả đắng cay lặng thầm, hi sinh nhẫn nại vì con (0,5 điểm)
+ Con lớn khôn nhờ sự hi sinh lặng thầm của mẹ. Khi con hiểu được điều ấy thì mẹ đã không còn.(0,5 điểm)
Câu 4 (1,0 điểm)
- Thí sinh viết theo cảm nhận của bản thân mình (trên cơ sở nội dung đã nêu ở câu 3)
+ Điều thấm thía nhất (0,5 điểm)
+ Vì sao (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
- Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết viết đoạn nghị luận xã hội có dung lượng khoảng 200 chữ, biết triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc.
- Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo các nội dung chính sau:
+ Khẳng định sự hiếu thuận với cha mẹ là chuẩn mực đạo đức của người làm con trong xã hội nói chung, trong xã hội hiện đại nói riêng (những biểu hiện của sự hiếu thuận của con cái với cha mẹ).
+ Phê phán những biểu hiện trái đạo lý của người làm con đối với cha mẹ trong xã hội hiện đại.
+ Những điều rút ra cho bản thân mình.
ĐỀ 95: Phần I. Đọc hiểu 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
	Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường giữ ấm bằng một chiếc nồi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây buộc kĩ quanh nồi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, họ cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm.
	Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngồi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng ấp của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ấn.
	Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng sưởi của mình để mồi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Ánh sáng từ ngọn đuốc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn.
	Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế.”
	Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn”.
	Anh này mở chiếc lồng sưởi ấm của mình ra thì hỡi ôi, lửa đã tắt từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn.[]
(Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr 86- 87)
Câu 1. Xác định ngôi kể, phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. 
Câu 2. Để khắc phục khí hậu lạnh lẽo ở miền Bắc Ấn Độ, người đi đường đã giữ ấm bằng cách nào? 
Câu 3. Hình ảnh Ngọn lửa trong đoạn trích có ý nghĩa gì?
Câu 4. Mỗi người đàn ông trong câu chuyện có một cách ứng xử riêng đối với những người bộ hành. Em đồng tình với cách ứng xử của ai? Vì sao? 
II. Làm văn
Câu 1 (2điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn ngắn (10 đên 12 câu) bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương của con người trong cuộc sống.
GỢI Ý: 
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
- Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ ba.
Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau miễn là nêu được ý sau: bỏ than vào nồi đất mang theo bên người khi đi đường.
Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau nhưng hiểu được ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa.
 - Là ngọn lửa thực đã sưởi ấm, chiếu sáng cho những người bộ hành.
- Là biểu tượng của tình yêu thương, sẻ chia.
- Học sinh bày tỏ quan điểm đồng tình/ không đồng/ hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình với cách ứng xử của một trong ba người đàn ông (hoặc hai người) đồng thời có cách lí giải thấu đáo, thuyết phục.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2đ)
Bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương của con người trong cuộc sống.
1.1. Yêu cầu chung 
Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. Đảm bảo thể thức đoạn văn; có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
1.2. Yêu cầu cụ thể:
Đảm bảo thể thức đoạn văn. 
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, song hành, móc xích.
Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tình yêu thương của con người trong cuộc sống.
Triển khai vấn đề nghị luận:Chia vấn đề nghị luận thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai ý. Có thể triển khai theo hướng sau:
- Nêu vấn đề nghị luận: Trong cuộc sống không thể sống thiếu tình yêu thương
- Giải thích: tình yêu thương là tình cảm nhân văn ca đẹp mà con người dành cho nhau. Đó có thể là sự đồng cảm, sẻ chia và thấu hiểu, giúp đỡ những ngừi không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.
- Biểu hiện: Tình yêu thương được biểu hiện một cách đa dạng, phong phú trong đời sống:
+ Đó là sự sẻ chia, giúp đỡ những người không may trong cuộc sống như: đồng bào bão lụt, người nghèo, nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật,
+ Đó còn là sự thấu hiểu, cảm thông trước những nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác
+ Đôi khi, đó lại có thể là những lời động viên chia sẻ để những người không may mắn đó vơi bớt đi phần nào những khó khăn, đau khổ.
=> Tình yêu thương đâu chỉ được biểu hiện qua sự giúp đỡ về vật chất mà đó có thể là tình cảm mang giá trị tinh thần như ánh mắt sẻ chia, cái nắm tay hay lời động viên chân thành.
- Tình yêu thương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó là sợi dây gắn kết giúp cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên gần gũi nhau hơn. Tình cảm ấy đã trở thành truyền thống, đạo lí sống tốt đẹp từ nghìn đời nay của ông cha ta được đúc kết qua những câu ca dao tục ngữ: “ lá..”
- Trong xã hội hiện nay, những hoạt động vì tình thương luôn nhận được nhiều sự đồng tình và ủng hộ như Chương trình vì người nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng Điều đóchứng tỏ tuổi trẻ tuổi trẻ hôm nay không thiếu những con người có trái tim giàu lòng nhân hậu
+ Tuy nhiên trong cộc sống vẫn còn có một bộ phận người thiếu đi tình yêu thương, sự sẻ chia.Họ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ với nỗi đau, khó khăn của người khác như người bộ hành thứ 3 trong câu chuyện
 + Rút ra bài học: Vì thế mỗi người chúng ta hãy biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông trước nỗi đau, sự khó khăn của mọi người xung quanh, biết động viên chia sẻ trước nỗi đau , sự mát mát của con người,.Đó mới là cách sống của người có văn hóa, có nhân cách.
ĐỀ 96: I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm):
	Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi 1 đến câu hỏi 3:
GIỮ LỜI HỨA
	Hồi ở Pác Pó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa,một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:
	- Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!
	Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:
	- Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu. 
	Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:
	- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
(Kể chuyện đạo đức Bác Hồ - NXB Văn hoá Thông tin)
	Câu 1 (0,5 điểm): Câu chuyện trên kể về nội dung gì? 
	Câu 2 (0,5 điểm) : Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện? 
	Câu 3 (1,5 điểm): Viết đọan văn (từ 7-10 câu) nêu suy nghĩ của em về phẩm chất giữ chữ tín.
GỢI Ý: 
Câu/điểm
Đáp án
Câu 1
(0,5 điểm)
Nội dung câu chuyện: Kể về việc Bác Hồ giữ lời hứa với một em bé.
Câu 2
(0,5 điểm)
Bài học rút ra từ câu chuyện: Chúng ta phải biết tôn trọng chữ tín, bởi nó là nền tảng, hành vi đạo đức từ xưa đến nay.
Câu 3
(1,5 điểm)
- HS viết đoạn văn nghị luận đảm bảo hình thức, số câu quy định, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.
- Nội dung đảm bảo các ý sau:
+ Giới thiệu về “chữ tín”.
+ Giải thích thế nào là giữ chữ tín.
+ Biểu hiện của việc giữ chữ tín trong cuộc sống. 
+ Phê phán hiện tượng bội tín
+ Nhận thức, đánh giá của bản thân về giữ chữ tín trong cuộc sống. 

File đính kèm:

  • docde_doc_hieu_ngu_lieu_ngoai_sach_giao_khoa_lop_9.doc