Đề đọc hiểu Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7
ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
''.Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày '' hôm nay tôi đi học '' ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.'' a, Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên b, Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của các từ láy đó trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên. c, Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày '' hôm nay tôi đi học '' ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.
(Tôi đi học, Ngữ văn 7- tập 1)
1. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên?
2. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của các từ láy đó trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên.
3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày '' hôm nay tôi đi học '' ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.
4. Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản chứa đoạn trích trên.
5. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản?
6.Từ văn bản Cổng trường mở ra, em hãy viết một đoạn văn biểu cảm ngắn 8-10 câu bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người và niềm vui của em khi được cắp sách tới trường
Vai trò của ngành giáo dục nói chung và nhà trường rất quan trọng trong việc đào tạo ra nhân tài, tạo nên nguồn nguyên khí của quốc gia. Trong việc truyền thụ kiến thức văn hóa, ngoài vai trò quan trọng của người thầy, học sinh cũng cần phải có thái độ tích cực chủ động.Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa.Gia đình, xã hội cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với việc hình thành kiến thức và nhân cách của học sinh. Do vậy, để giá trị giáo dục được bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề đọc hiểu Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7
ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 7 – HKI CỔNG TRƯỜNG MỞ RA ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: ''...Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày '' hôm nay tôi đi học '' ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...'' a, Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên b, Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của các từ láy đó trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên. c, Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày '' hôm nay tôi đi học '' ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. (Tôi đi học, Ngữ văn 7- tập 1) 1. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên? 2. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của các từ láy đó trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên. 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày '' hôm nay tôi đi học '' ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. 4. Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản chứa đoạn trích trên. 5. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật người mẹ trong văn bản? 6.Từ văn bản Cổng trường mở ra, em hãy viết một đoạn văn biểu cảm ngắn 8-10 câu bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người và niềm vui của em khi được cắp sách tới trường Vai trò của ngành giáo dục nói chung và nhà trường rất quan trọng trong việc đào tạo ra nhân tài, tạo nên nguồn nguyên khí của quốc gia. Trong việc truyền thụ kiến thức văn hóa, ngoài vai trò quan trọng của người thầy, học sinh cũng cần phải có thái độ tích cực chủ động.Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách ứng xử văn hóa.Gia đình, xã hội cũng có vai trò không kém phần quan trọng đối với việc hình thành kiến thức và nhân cách của học sinh. Do vậy, để giá trị giáo dục được bền vững cần có sự kết hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội. GỢI Ý: a, Chủ đề: tâm trạng hồi hộp và những ấn tượng khác ghi trong lòng người mẹ về ngày đầu tiên đi học. b, Các từ láy: mãi mãi, nhẹ nhàng, cẩn thận, rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến,hoàn toàn, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng -> Tác dụng của từ láy trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên đó là diễn tả một cách đầy đủ và sâu sắc những cảm xúc hồi hộp của người mẹ c, CN: mẹ VN: muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày '' hôm nay tôi đi học '' ấy. d, Nội dung: Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trong những ngày đầu đến trường. Những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Nghệ thuật: Tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học. Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật “ Tôi” Giọng điệu trữ tình trong sáng. e, Người mẹ trong văn bản “Cổng trường mở ra” có tâm hồn nhạy cảm, hết lòng yêu thương con muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho đứa con thân yêu của mình, người mẹ ấy không chỉ rất yêu thương con mà còn rất hiểu rõ vai trò của giáo dục vô cùng to lơn trong cuộc đời mỗi con người. ĐỀ 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào... Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". (Ngữ văn 7- tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Văn bản chứa đoạn trích trên viết theo thể loại nào? Câu 3: Tìm từ láy có trong đoạn văn. Phân tích tác dụng của các từ láy trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Câu 4: Từ hoài niệm của người mẹ về tuổi thơ, từ sự lo lắng của mẹ dành cho con trong buổi tựu trường, em thấy người mẹ là người như thế nào? Câu 5: Hãy nhớ và viết lại cảm xúc ngày đầu tiên đến trường của em bằng một đoạn văn. GỢI Ý: 1 Đoạn trích trên được trích từ văn bản Cổng trường mở ra Tác giả: Lý Lan 2 Thể loại: Tùy bút viết dưới dạng nhật kí. 3 - Các từ láy trong đoạn văn: mãi mãi, nhẹ nhàng, cẩn thận, rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến, hoàn toàn, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng. -Tác dụng của các từ láy: diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, hồi hộp của người mẹ vào đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con. 4 + Có tình yêu thương con hết mực + mong muốn con cũng có kỉ niệm về ngày khai trường + muốn con có một tâm hồn trong sáng rộng mở. ->Trình bày suy nghĩ bản thân: Mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng, chăm sóc, lo lắng mỗi khi ta bệnh, lo âu dõi theo bước chân ta, bảo vệ ta khi gặp nguy hiểm, vỗ về an ủi ta lúc buồn phiền, động viên khích lệ ta mỗi khi ta gặp khó khăn và luôn ở bên ta cho hết cuộc đời. Bởi thế có một danh nhân đã nói rằng: “Trong vũ trụ có lắm kì quan duy chỉ có trái tim người mẹ là vĩ đại hơn hết” 5 Lưu ý: + HS trình bày đúng nội dung: + Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc: + Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ. *Mở đoạn: Có lẽ trong mỗi chúng ta, ai ai cũng sẽ có những ấn tượng cho riêng mình về những ngày khai trường. Còn với tôi, ngày khai trường khi chuẩn bị vào lớp 1 để lại nhiều kỉ niệm nhất. *Thân đoạn: Trình bày cảm xúc, suy nghĩ trước ngày đến trường đầu tiên: + Đêm trước ngày khai trường tôi trằn trọc mãi không ngủ được với bao suy nghĩ vẩn vơ trong đầu. + Sáng hôm sau tôi dậy thật sớm để chuẩn bị cùng mẹ đến trường. + Dừng lại trước cổng trường, tôi choáng ngợp trước sự khang trang và rộng lớn của nơi đây. + Trong phút chốc tôi bỗng cảm thấy lạc lõng bởi thầy cô, bạn bè ai ai cũng mới lạ. + Tôi được phân lớp từ trước nên tôi tìm đến khu vực xếp hàng của lớp mình. Cô giáo chủ nhiệm chào đón tôi bằng một nụ cười thật rạng rỡ, cô ân cần hỏi han tôi và dẫn tôi vào vị trí ngồi của mình. + Tôi bắt đầu dần cảm nhận được sự thân quen ở nơi đây. Tôi cởi mở hơn với bạn bè và chúng tôi bắt đầu có những câu chuyện chung trong ngày khai giảng. + Tiếng trống trường giục giã, buổi học đầu tiên bắt đầu. Tôi cảm thấy vui và phấn trấn đến lạ. *Kết đoạn: Sau bao lần khai trường, nhưng kí ức về ngày tựu trường đầu tiên ấy vấn còn ghi dấu mãi trong lòng tôi. ĐỀ 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".” (Ngữ văn 7- tập 1) 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả? 2. Nội dung của đoạn trích muốn nói lên điều gì? 3. Trong đoạn văn tại sao người mẹ lại không ngủ được? 4. Xác định các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích trên? Những từ nào được sử dụng như đại từ xưng hô trong đoạn trích trên? 5. Em hiểu câu nói của người mẹ như thế nào: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".? Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì? Hãy trình bày thành một đoạn văn từ 5-7 câu? GỢI Ý: 1. Văn bản: Cổng trường mở ra. Tác giả: Lý Lan 2. Nội dung của đoạn trích giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nậng của ng mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. 3. - Người mẹ không ngủ được vì : + Thao thức, trằn trọc hồi hộp mừng vì con đã lớn, hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con. + Rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến nhớ lại ngày bà ngoại dắt mẹ đến trường khai giảng lần đầu tiên. + Nghĩ về ý nghĩa ngày khai trường đầu tiên đối với mỗi người. 4. Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích: khai trường, can đảm, thế giới, kì diệu -Những từ được sử dụng như đại từ xưng hô trong đoạn trích: mẹ, con. 5. Học sinh có thể triển khai thành đoạn văn: *Mở đoạn: Khẳng định câu nói của người mẹ trong đoạn trích chính là lời động viên, khích lệ con vượt qua những khó khăn của buổi đầu đến lớp. *Thân đoạn: - Người mẹ đang bằng những trải nghiệm truyền đến cho con sự tự tin và long can đảm, để con tin tưởng rằng thế giới sau cánh cổng kia thực sự có nhiều điều đáng mong chờ - Mẹ khẳng định "bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", thế giới kì diệu ấy có nghĩa là: + ngôi trường là một thế giới kì diệu, thế giới của tri thức phong phú, tri thức khoa học ... nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi” Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A. Sài Gòn tôi yêu. B. Mùa xuân của tôi. C. Một thứ quà của lúa non: Cốm. D. Cổng trường mở ra. Câu 2: Văn bản chứa đoạn trích trên do tác giả nào sáng tác? A. Thạch Lam. B. Thanh Tịnh. C. Nguyễn Khuyến. Câu 3: Văn bản ấy được viết theo thể loại nào? A. Tuỳ bút. B. Truyện ngắn. C. Nhật kí. D. Kí sự. Câu 4: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? A. Giới thiệu về sự hình thành của cốm. B. Khẳng định giá trị của cốm. C. Bàn về cách thưởng thức cốm. Câu 5: Từ “bát ngát” trong đoạn văn trên là từ: A. Từ đơn. B. Từ ghép. C. Từ láy. Câu 6: Đoạn văn trên có mấy đại từ? A. Một từ. B. Hai từ. C. Ba từ. D. Bốn từ. Câu 7: Từ nào đồng nghĩa với từ “mộc mạc” trong các từ dưới đây? A. Giản dị. B. Trong sạch. C. Bát ngát. D. Vương vít. Câu 8: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. GỢI Ý: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đề 1 C A A B C A A C Đề 2 B C A B C B A D 17.MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôiVà không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu mà thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?)” (Ngữ văn 7- tập 1, trang 160) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Xác định thể loại và PTBĐ chính. Câu 3: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng khi viết đoạn văn trên và nêu tác dụng? Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả muốn bày tỏ với ta quan điểm gì? Câu 5: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.”. Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy? Câu 6: Cảm nhận về văn bản chứa đoạn văn trên. GỢI Ý: Câu Nội dung 1 - Đoạn văn trên trích từ văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm - Tác giả : Thạch Lam 2 Đoạn văn được viết bằng thể loại : tùy bút PTBĐ chính: Biểu cảm 3 - Có thể chọn và chỉ ra một số biện pháp nghệ thuật như sau : So sánh hoặc điệp ngữ hoặc liệt kê - Tác dụng : +So sánh: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già làm cho hai sản vật càng trở nên cao quý + Điệp ngữ: của; như; thức ... : nhấn mạnh cốm là sản vật thích hợp cho việc làm quà sêu tết. 4 - Quan điểm của tác giả : Ca ngợi vẻ đẹp của những giá trị văn hóa cổ truyền, đặc biệt tác giả muốn nhấn mạnh việc dùng Cốm làm lễ vật sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa, bởi cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ, nó rất thích hợp với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta.. - Tác giả phê phán thói sùng ngoại, bắt chước nước ngoài một cách mù quáng của những kẻ học đòi... 5 Nhận xét trên của tác giả nói về ý nghĩa và giá trị của cốm, đoạn văn ngắn gọn nhưng có tính khái quát cao, thể hiện sự đánh giá vô cùng tinh tế và chính xác của tác giả. Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của người dân. Là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên 6 GỢI Ý: + Thạch Lam là thành viên của Tự lực văn đoàn một tổ chức văn hoá lớn ông bắt đầu viết chuyện từ rất sớm thành công ở thể chuyện ngắn và có tài miêu tả tâm trạng lời văn gợi cảm giàu chất thơ. Tập bút ký " Hà Nội 36 phố phường" là tác phẩm xuất sắc và độc đáo viết về văn hoá ẩm thực Việt Nam một nét đẹp của Hà Nội " Ngàn năm vạn vật" được tác giả viết với tất cả tấm lòng trân trọng thành kính, thiêng liêng. + Đoạn 1: thể hiện tài quan sát tinh tế một sự cảm nhận tài hoa, một cách viết nhẹ nhàng, đầy chất thơ hương vị cốm là sự nhuần thấm các hương thơm của lá sen trên hồ do cơn gió mùa hạ đem lại . Là " Các mùi thơm mát" của bông lúa như thế nào........ + Nguyên liệu làm ra cốm là " các chất quý trong sạch của trời:" được hình thành mộth cách linh diệu lúc đầu " Một giọt sữa trắng thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ" sau được nắng thu làm cho " Giọt sữa dần dần đọng lại" ® Trái tim của tác giả như đang rung động trước màu xanh và hương thơm dịu ngọt của bông lúa nếp non trên cánh đồng quê. + Đoạn 2: nhà văn tiếp tục cảm nhận đánh giá miêu tả những nét đẹp của cốm ông gọi cốm là " Quà riêng biệt" thức dâng của những cánh đồng cốm mang hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam cốm làm quà siêu tết với sự vương vít của tơ hồng nhà văn dùng bao lời hay ý đẹp so sánh miêu tả cặp bạn bè " Tốt đôi" " Nếu con lòng dạ đổi thay Cốm này lệ mối hồng này long tai. + Tình duyên bền đẹp của lứa đôi như " Hồng cốm tốt đôi" sắc màu hương vị của hồng Cốm là sự hoà hớp tuyệt vời màu xanh tươi......... bền lâu" + Cách so sánh của tác giả không chỉ sắc sảo tài hoa mà còn thể hiện phong cách ẩm thực sành điệu. + Đoạn 3: Nhà văn vừa tiếp tục ca ngợi vẻ đẹp và giá trị của cốm vừa nhắn nhủ mọi người về cách thưởng thức cách ăn cốm " Cốm không phải...... ngẫm nghĩ" + ý tưởng và cảm xúc của tác gải tập trung chủ yếu ở cụm từ " ăn cốm ăn từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ " vì cốm chứa trong nó sự tinh tuý của hương sen mang theo mùi ngan ngác của hoa sen của đàm nước và được chào mời bởi cô gái làng vòng với đôi tay mềm mại ........ ® Tác giả viết rất gợi cảm để nói lên mối quan hệ tự nhiên giữa lá sen + cốm tựa như 2 linh hồn lương tựa vào nhau làm tôn lên hương sắc thanh quý cái lộc của trời cho. 18. MÙA XUÂN CỦA TÔI ĐỀ 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... (...) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.” (Ngữ văn 7- tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Nêu xuất xứ của văn bản? Câu 2: Phần trích được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội? Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nổi bật ở trong phần trích (chỉ rõ các từ, ngữ)? Cách sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì? Câu 4: Tác giả gọi “ mùa xuân Bắc Việt ’’, “ mùa xuân Hà Nội’’ là “ mùa xuân của tôi ’’.Theo em, cách gọi như vậy có ý nghĩa gì ? Câu 5: Em cảm nhận được những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến ? Câu 6: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản chứa đoạn văn trên. Câu 7: Viết đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về mùa xuân trong năm. GỢI Ý: Câu Nội dung 1 Trích trong văn bản: Mùa xuân của tôi Tác giả: Vũ Bằng Thể loại: Tùy bút Xuất xứ: Trích “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tuỳ bút “Thương nhớ mười hai”. 2 - Phần trích được viết theo phương thức biểu cảm - Câu thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. 3 - Biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật: điệp ngữ; các từ, ngữ: mùa xuân, có, mùa xuân của Hà Nội, Bắc Việt - Tác dụng: điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả. 4 Tác giả muốn khẳng định “ mùa xuân Bắc Việt ’’, “ mùa xuân Hà Nội ’’ là mùa xuân của riêng mình. Bởi trong hoàn cảnh xa quê đang ở miền Nam, nên nhà văn càng nhớ về mùa xuân quê hương da diết hơn 5 Mùa xuân như có sức sống thần kì, khơi gợi tình cảm của tác giả. Đoạn văn đã thể hiện lòng yêu cuộc sống, sự nhạy cảm giao hòa trước thiên nhiên và tình yêu quê hương của nhà văn Vũ Bằng. 6 - Nghệ thuật: + Mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê. + Từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh. + Hình ảnh so sánh, liên tưởng phong phú, giàu chất thơ. - Nội dung: + Vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội. + Nỗi nhớ thương da diết của tác giả với cảnh sắc quê hương. + Sự gắn bó máu thịt với quê hương, xứ sở - tình yêu đất nước. 7 Mùa xuân được xem là nữ hoàng trong năm. Xuân đến đất trời như bừng sang vì những cành lộc biếc, những đóa hoa rực rỡ và những nụ cười rạng rỡ đón xuân. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Xuân đến còn là khoảnh khắc mỗi người mỗi nhà được đoàn viên, quây quần bên nhau trong ngày Tết. Những khúc hát về mùa xuân vang khắp đất trời chính là tình yêu, sự trân quý của con người dành cho mùa xuân.
File đính kèm:
- de_doc_hieu_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7.doc