Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 9 - Phần lịch sử Việt Nam
Câu 1: Tình hình phân hóa xã hội Việt Nam sau CTTG I
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm cho kinh tế Việt Nam thay đổi, tính chất nửa thuộc địa nửa phong kiến biểu hiện ngày càng rõ, xã hội Việt Nam phân hóa ngày càng sâu sắc.
- Giai cấp địa chủ phong kiến:
Đã đầu hàng thực dân Pháp, được Pháp nuôi dưỡng, là chỗ dựa chủ yếu của đế quốc, ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, bóc lột nông dân bằng sưu cao thuế nặng. Tuy nhiên, có 1 bộ phận có tinh thần yêu nước, họ sẽ tham gia phong trào khi có điều kiện
- Giai cấp tư sản
Ra đời sau CTTG I, số lượng ít phần đông làm thầu khóan cung cấp nguyên liệu hay làm đại lý cho thực dân Pháp. Bị Pháp chèn ép cạnh tranh, thế lực kinh tế yếu, chia làm 2 bộ phận:
+ Tư sản mại bản: quyền lợi gắn liền với đế quốc, cấu kết chăth chẽ với đế quốc.
+ Tư sản dân tộc: có khuynh hướng kinh doanh độc lập, có tinh thần dân tộc nhưng dễ thỏa hiệp khi đế quốc mạnh.
- Tầng lớp tiểu tư sản:
Ra đời gần như đồng thời với giai cấp tư sản , bị đế quốc bóc lột và bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, học sinh sinh viên có tinh thần cách mạng. đây là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc dân chủ.
- Giai cấp nông dân:
Chiếm 90% dân số chịu 2 tấn áp bức: đế quốc và phong kiến. Họ bị bần cùng hóa và bị phá sản trên quy mô lớn. Giai cấp nông dân Việt Nam vốn có lòng yêu nước sâu sắc, sẵn sàng đứng lên đấu tranh, nhưng do khôgn đại diện cho phương thức sản xuất mới nên không thể nắm vai trò lãnh đạo cách mạng. Họ là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất
- Giai cấp công nhân:
Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ngày càng tăng về số lượng năm 1929 là 22 vạn, sống tập trung trong các thành phố, các đồn điền. Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế (đại diện cho phương thức sản xuất mới. có hệ tư tưởng riêng, có ý thức tổ chức và có tinh thần kỷ luật )còn có những đặc điểm riêng:
+ Ra đời sớm (trước tư sản) và chịu 3 tầng áp bức (tư sản, đế quốc và phong kiến)
+ Có quan hệ tự nhiên với nông dân
+ Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc
Với những đặc điểm trên công nhân sớm trở thành lực lượng chính trị độc lâp, thống nhất, là giai cấp đảm đương sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 9 - Phần lịch sử Việt Nam
PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1: Tình hình phân hóa xã hội Việt Nam sau CTTG I Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm cho kinh tế Việt Nam thay đổi, tính chất nửa thuộc địa nửa phong kiến biểu hiện ngày càng rõ, xã hội Việt Nam phân hóa ngày càng sâu sắc. Giai cấp địa chủ phong kiến: Đã đầu hàng thực dân Pháp, được Pháp nuôi dưỡng, là chỗ dựa chủ yếu của đế quốc, ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, bóc lột nông dân bằng sưu cao thuế nặng. Tuy nhiên, có 1 bộ phận có tinh thần yêu nước, họ sẽ tham gia phong trào khi có điều kiện Giai cấp tư sản Ra đời sau CTTG I, số lượng ít phần đông làm thầu khóan cung cấp nguyên liệu hay làm đại lý cho thực dân Pháp. Bị Pháp chèn ép cạnh tranh, thế lực kinh tế yếu, chia làm 2 bộ phận: + Tư sản mại bản: quyền lợi gắn liền với đế quốc, cấu kết chăth chẽ với đế quốc. + Tư sản dân tộc: có khuynh hướng kinh doanh độc lập, có tinh thần dân tộc nhưng dễ thỏa hiệp khi đế quốc mạnh. Tầng lớp tiểu tư sản: Ra đời gần như đồng thời với giai cấp tư sản , bị đế quốc bóc lột và bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, học sinh sinh viên có tinh thần cách mạng. đây là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc dân chủ. Giai cấp nông dân: Chiếm 90% dân số chịu 2 tấn áp bức: đế quốc và phong kiến. Họ bị bần cùng hóa và bị phá sản trên quy mô lớn. Giai cấp nông dân Việt Nam vốn có lòng yêu nước sâu sắc, sẵn sàng đứng lên đấu tranh, nhưng do khôgn đại diện cho phương thức sản xuất mới nên không thể nắm vai trò lãnh đạo cách mạng. Họ là lực lượng đông đảo và hăng hái nhất Giai cấp công nhân: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ngày càng tăng về số lượng năm 1929 là 22 vạn, sống tập trung trong các thành phố, các đồn điền. Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế (đại diện cho phương thức sản xuất mới. có hệ tư tưởng riêng, có ý thức tổ chức và có tinh thần kỷ luật)còn có những đặc điểm riêng: + Ra đời sớm (trước tư sản) và chịu 3 tầng áp bức (tư sản, đế quốc và phong kiến) + Có quan hệ tự nhiên với nông dân + Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc Với những đặc điểm trên công nhân sớm trở thành lực lượng chính trị độc lâp, thống nhất, là giai cấp đảm đương sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Câu 2: Tình hình thế giới sau CTTG I đã có ảnh hưởng như thế nào đế cách mạng Việt Nam? Sau CTTG I tình hình thế giới có nhiều biến động và có tác động lớn vào Việt Nam Cách mạng tháng 10 Nga thành công lật đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. Dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 phong trào GPDT ở thuộc địa và phong trào công nhân ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Liên tiếp ở các nước Á, Phi, Mỹ La tinh thành lập các Đảng Cộng Sản ra đời, yêu cầu cần phải có 1 tổ chức thống nhất các Đảng Cộng Sản lại. 2/1919 Quốc tế Cộng sản ra đời đánh dấu bước phát triển của phong trào cách mạng thế giới 1920 Đảng Cộng Sản Pháp thành lập, 1921 Đảng Cộng Sản TQ ra đời càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam à Những biến động của tình hình thế giới sau CTTG I, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Trong việc truyền bà chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam phải kể đến vai trò quan trọng của Nguyễn Ái Quốc. Câu 3: Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người trong việc chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam Đôi nét về tiểu sử và quá trình tìm đường cứu nước của Người Nguyễn Ái Quốc lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung (sau là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19/5/12890 tại làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Người xuất thân trong gia đình trí thức có tinh thần yêu nước và gần gũi với nhân dân, sớm nhận thấy những hạn chế của con đường cứu nước của các nhà cách mạng , các sĩ phu yêu nước theo khuynh hướng tư sản đầu thế kỷ XX. Rút kinh nghiệm từn những người đi trước Người quyết định sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới. 5/6/1911 tại bến nhà Rồng với tên là Nguyễn Văn Ba phụ bếp cho tàu Pháp, Người ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc, đến 7/1911 tàu cập cảng Macxây (Pháp). 1912 từ Pháp Người tiếp tục đi TBN, BĐN, Tuynidi, Angiêri, Cônggô, Mỹ làm rất nhiều nghề khác nhau vừa học tập vừa tìm hiểu về đời sống nhân dân lao động ở các nước 1913 Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở về Pháp, sau những năm bôn ba qua nhiều nứơc TBCN Người nhận rõ đâu là bạn đâu là thù của giai cấp vô sản 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của Người 1919 Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vecxây bản yêu sách đòi chính phủ Pháp phải thi hành quyền tự do dân chủ cơ bản cho dân tộc Việt Nam 1920 Người đọc bản “sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Người đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc và quyết tâm đi theo con đường của cánh mạng tháng Mười Nga. 12/1920 tại đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản và là 1 trong những người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Pháp Vai trò chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tư tưởng trong việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam Chuẩn bị chính trị và tư tưởng + 1921 Người sáng lập “hội liên hiệp thuộc địa” để đoàn kết các dân tộc thuộc địa Pháp + 1922 xuất bản báo “người cùng khổ”, Người còn viết bài cho báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân, và viết tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” + 6/1923 Người bí mật sang LX dự hội nghị quốc tế nông dân, quốc tế phụ nữ, sau đó nghiên cứu và học tập ở Quốc tế Cộng Sản viết bài cho báo Sự Thật, thư tín quốc tế. Nguyễn Ái Quốc nêu rõ mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc. vai trò của người nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây là bước chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập của Đảng. + 1925 xuất bản tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Chuẩn bị về tổ chức: + 11/1924 Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô đến Quảng Châu (TQ), Người tiếp xúc các nhà cách mạng Việt Nam ở TQ với tổ chức “Tâm tâm xã” mở lớp đào tạo cán bộ + 6/1925 Người lập “hội Việt Nam cách mạng thanh niên” chuẩn bị điều kiện thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam +1929 liên tiếp 3 tổ chức cộng sản thành lập, yêu cầu phải có 1 chính đảng duy nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam . Nguyễn Ái Quốc thay mặt quốc tế cộng sản chủ trì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản (3/2/1930) thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. à Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có công lao rất lớn đối với quá trình vận động thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Người đi đến chủ nghĩa Mác – Lênin và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Câu 4: Những nét chính sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam và quá trình đấu tranh từ “tự phát” lên “tự giác” của phong trào công nhân Việt Nam. Khái quát về sự hình thành phong trào công nhân Việt Nam. Công nhân Việt Nam ra đời tương đối sớm (trước tư sản) đây là nét độc đáo. Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ngày càng tăng về số lượng năm 1929 là 22 vạn, sống tập trung trong các thành phố, các đồn điền. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 điều kiện làm việc và đời sống công nhân càng bấp bênh và cơ cực, chính vì điều này cùng với lòng yêu nước khiến cho phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ Quá trình phát triển từ “tự phát” lên “tự giác” có thể được chia là các giai đoạn sau: Giai đoạn đầu: các phong trào đấu tranh lẻ tẻ, rời rạc và thường đòi quyền lợi kinh tế với các hình thức đấu tranh: phá máy móc, đánh quản lý, bỏ trốn tập thể Từ sau 1919 phong trào có một số nét mới, đánh dấu bằng các sự kiện sau: 1919 công nhân Hải Phòng đòi tăng lương, phản đối việc đưa binh lính sang đàn áp cách mạng Xiri. 1920 công nhân Bắc kỳ đòi nghĩ ngày chủ nhật có lương 11/1922 bãi công của công nhân nhuộm Chợ Lớn 1923 nhiều cuộc bãi công ở HN, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định Đáng chú ý nhất công nhân dần được tổ chức với việc xuất hiện “công hội đỏ” do Tôn Đức Thắng lãnh đạo và cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) đã tạo tiếng vang lớn đánh dấu “thời đại mới” của phong trào công nhân Việt Nam. Phong trào này không chỉ nhằm vào quyền lợi kinh tế mà có ý thức chính trị: ngăn cản tàu chiến Pháp sang đàn áp cách mạng Trung Quốc. à Nhìn chung phong trào công nhân từ 1919 – 1925 có nhiều bước tiến mới, song vẫn có 1 số hạn chế (phân tán, nặng về đấu tranh kinh tế, chưa thấy vị trí và vai trò của giai cấp mình). Thời kỳ 1925 – 1929 Do tác động của cách mạng TQ, đại hội V của Quôc tế cộng sản đã thúc đẩy phong trào công nhân trong nước 1926 – 1927 có nhiều cuộc bãi công của công nhân lớn nhất là phong tròa ở Nam Định, ở đồn điền cao su Phú Riềng, Cam Tiên 1928 – 1929 đánh dấu bước phát triển về số lượng và chất lượng, có hơn 40 cuộc bãi công của công nhân từ Nam – Bắc: bãi công ở nhà máy sợi Hải Phòng, nhà máu ôtô Hà Nội, nhà máy cưa Bến Thủy, nhà máy Bason, à Nhìn chung phong trào công nhân 1925 – 1929 nổ ra liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, các khẩu hiệu nâng lên từ đòi quyền lợi kinh tế có ý thức về chính trị. Trước sự phát triển của phong trào cần có 1 chính đảng đủ sức lãnh đạo cách mạng đặt ra cấp thiết. đó là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đảng “Tân Việt”, cùng với sự ra đời của 3 tổ chức Đảng (cuối 1929). Cuối cùng 3 tổ chức cộng sản hợp nhất lại thành Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930). Sự kiện Đảng Cộng Sản ra đời đánh dấu bước phát triển của phong trào công nhân từ “tự phát” lên “tự giác”. Công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Câu 5: Nét chính sự hình thành 3 tổ chức cộng sản và sự hợp nhất 3 tổ chức thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ý nghĩa lịch sử của việc xuất hiện 3 tổ chức cộng sản và thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Sự thành lập 3 tổ chức cộng sản Cuối 1928 đầu 1929 phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh, trước tình hình đó Hội Việt Nam cách mạng thanh niên không còn đủ sức để lãnh đạo cách mạng nữa. Do vậy cần có 1 Đảng Cộng Sản để ... ắn cháy 1.430 máy bay, 6.00 xe bọc thép + Mùa khô 1966 – 1967 làn này Mỹ huy động 980.000 quân tiến hành 895 cuộc hành quân, trong đó 3 cuộc hành quân then chốt vào Đông Nam bộ (Attơnborơ, Xêdaphôn và Giaxơn City) nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta. Quân dân ta đã anh dũng chiến đấu giành thắng lợi lơn: loại khỏi vòng chiến đấu 151.000 tên, bắn rơi 1231 máy bay, phá hủy 1.627 xe tăng, 2107 ôtô + Ở vùng nông thôn, đô thị phong trào đấu tranh chống kìm kẹp của địch, trừng trị bọ ác ôn, phá từng mảng lơn áp chiến lược, đòi Mỹ phải rút về nước + Cuộc tổng tiến công 1968: ta tập kích vào các đô thị trong đêm ngày 30 rạng 31/1/1968. tại Sài Gòn, quân giải phóng tiến côngvào các cơ quan đầu não của địch như: Tòa đại sứ Mỹ, Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu, Tổng nha cảnh sát, đài phát thanh Cuộc tổng tiến công có ý nghĩa hết sức to lớn buộc Mỹ phải chịu ngồi vào bàn đàm phán Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và tuyên bố “phi Mỹ hóa chiến tranh” thừa nhận sự thất bại của chiến lược “chiên tranh cục bộ” Câu 18: Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam chiến tranh”. Quân dân m.Nam đã chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam chiến tranh” như thế nào? Hoàn cảnh, khái niệm: + Đầu năm 1969, vừa trúng cử tổng thống,Níchxơn cho ra đời “học thuyết Níchxơn” và thí điểm ở Việt Nam với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” + Khái niệm: là hính thức chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mỹ được thực hiện bằng quân Ngụy là chủ yếu, có sự phối hợp của quân Mỹ, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ và vũ khí Mỹ nhằm chống lại cách mạng Việt Nam. Âm mưu: tiếp tục thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” để gảim xương máu của người Mỹ trên chiến trường Thủ đọan: + Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tau sai tăng về số lượng và trang bị vũ khí hiện đại để có thể “tự đứng vững”, “tự gánh vác lấy chiến tranh” + Tăng viện trợ kinh tế, giúp Ngụy quân đẩy mạnh thực hiện quốc sách “bình định”, nhằm chiếm đất, giành dân với cách mạng + Tăng vốn, đầu tư kỹ thuật phát triển kinh tế m.Nam vừa để lừa bịp, vừa để bóc lột nhiều hơn và giảm gánh nặng cho Mỹ + Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tăng cường mở rộng chiến tranh xâm lược Lào và Camphuchia nhằm hỗ trợ cho “Việt Nam hóa chiến tranh” + Bắt tay cấu kết với các nước XHCN lơn nhằm cô lập cuôc kháng chiến của ta. Nhân dân m.Nam chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” + Trong những năm đầu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” lực lượng ta gặp không ít khó khăn vì ta phải chống lại cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện và được tăng cường, lúc cao nhất dịch có trên 1,5 triệu quân; đôi lúc ta còn chủ quan trong việc đánh giá âm mưu mới của địch và chưa kịp thời đề ra chủ trương, biện pháp đối phó hợp lý. Ta đã khắc phục những khó khăn, phát huy thuận lợi, đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ cứu nứơc. + Trên mặt trận chính trị: 6/6/1969 Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa m.Nam Việt Nam được thành lập, được 23 nước công nhận và 21 nước đặt quan hệ ngoại giao 24 đến 25/4/1970 Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương thể hiện tình đoàn kết của nhân dân Đông Dương chống Mỹ. Ở đô thị phong trào của các tầng lợp nhân dân nổ ra liên tục, đặc biệt ở Huế, SG, Đà Nẵng phong trào học sinh sinh viên rất phát triển. Họ hiên ngang xuống đường cất cao tiếng hát “xuống đường”, “dậy mà đi” Ở vùng giải phóng ngày càng được mở rộng và phát triển mọi mặt kinh tế, văn hóa, văn hóa, giáo dục . + Trên mặt trận quân sự: Từ 30/4 đến 30/6/1970 quân giải phóng m.Nam phối hợp với quân dân Camphuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Camphuchia của Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 quân Mỹ và Ngụy. Đầu năm 1970 quân tình nguyện Việt Nam cùng với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân ở cánh đồng Chum. Giải phóng Atơpô, Nam Lào 12/2 đến 21/3/1971 phối hợp với bộ đội Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của 4.5 vạn quân Mỹ - Ngụy làm chủ đường 9 Nam Lào, ta diệt 22.000 tên. 30/3/1972 lợi dụng việc phán đoán sai hướng tiến công của ta và sơ hở trong việc phòng thủ, quân ta mở cuộc tiến công vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chính và phát triển ra rộng khăp m.Nam. sau 3 tháng chiến đấu ta loại hơn 20 vạn quân Ngụy, vùng giải phóng được mở rộng với hơn 1 triệu dân. Sau đòn bất ngờ của quân ta với sự yểm trợ của quân Mỹ, Ngụy phản công gây cho ta nhiều thiệt hại. Tuy vậy cuộc tiến công chiến lược 1972 có ý nghĩa to lớn: buộc Mỹ tuyên bố “Mỹ hóa chiến tranh” thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” câu 19: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975: chủ trương, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. Chủ trương kế hoạch giải phóng m.Nam của ta: Cuối năm 1974 so sánh lực lượng trên chiến trường theo hướng có lợi cho ta nên từ 30/9 đến 7/10/1974 hội nghi Bộ chính trị và từ 18/12/1974 đến 8/1/1975 hội nghị bộ chính trị mở rộng thông qua kế haọch giải phóng m.Nam. Cùng với chiến thăng Phước Long (6/1/1975) càng củng cố thêm quyết tâm giải phóng m.Nam. Kế hoạch giải phóng m.Nam trong 2 năm (1975 – 1976) cụ thể là: 1975 ta bất ngờ tiến công địch trên quy mô lớn và rộng khắp, tạo điều kiện 1976 tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng m.Nam. Bộ chính trị cũng chỉ rõ 1975 là thời cơ và “nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng m.Nam trong 1975” Diễn biến: qua 3 chiến dịch Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3/1975) + Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trong mà ta và địch muốn chiếm giữ, nhưng do nhận định sai hướng tiến công của ta, nên địch chốt giữ 1 lực lượng mỏng và bố phòng ở đây có nhiều sơ hở. vì vậy, ta chon Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu + 4/3 ta đánh nghi binh ở Plâycu, và Kon Tum +10/3 lực lượng mạnh ta bất ngờ tấnc công Buôn Ma Thuột vấu 2 ngày ta giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. địch tổ chức phản công nhưng thất bại. việc giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột là toàn bộ hệ thống phòng thủ địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần nảy sinh sai lầm chiến lược. + 14/3 địch rút khỏi Tây Nguyên, ta truy kích địch trên đường rút lui. + 24/3 toàn bộ Tây Nguyên được giải phóng à Chiến thắng chiến dịch Tây Nguyên mở ra quá trình sụp đổ không thể cứu vãn của quân Ngụy. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 đến 29/3) + 19/3 ta giải phóng Quảng Trị +21/3 ta tấn công Huế. Đến 10h ngày 25/3 ta giải phóng Huế, cùng với một số thị xã Tam Kỳ, Quảng Ngãi ,Chu Lai tạo áp lực lên Đà Nẵng + Sáng 28/3 ta tấn công Đà Nẵng, đến 15h ngày 29/3 ta giải phóng Đà Nẵng. Với chiến thắng ở Huế, Đà Nẵng khiến cho quân Ngụy rơi vào tình trang tuyệt vọng, tạo điều kiện thuận lợi cho ta tiến lên một bứơc mới với thế áp đảo kẻ thù + Đầu tháng 4/1975 các tỉnh ven biển miền Trung lần lượt giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh + Cuối 3/1975 Bộ Chính trị nhận đinh:”thời cơ đã đến, ta có điều kiện hoàn thành quyết tâm giải phóng m.Nam phải tập trung lực lượng, binh khí kỹ thuật giải phóng m.Nam trứơc mùa mưa”. Bộ chính trị quyết định đạt tên chiến dịch giải phóng SG là chiến dịch Hồ Chí Minh. + 9/4 ta tấn công Xuân Lộc + 16/4 phòng tuyễn Phan Rag bị vỡ + 21/4 ta giải phóng Xuân Lộc, nội bộ chính quyền Ngụy càng thêm rối loạn + 18/4 Mỹ ra lệnh tản cư hết người Mỹ khỏi Sài Gòn + 21/4 tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức + 17h 26/4/1975 5 cánh quân của ta bắt đầu nổ súng tiến công SG. + 28/4 pháo binh của ta nã pháo vào sân bay Tân Sân Nhất, xiết chặt vòng vây quanh SG. + 29/4 các cánh quân của ta bắt đầu tổng công kích vào sào huyệt cuối cùng của địch + 9h30’ ngày 30/4 Dương Văn Minh kêu gọi “ngừng bắn để điều đinh” nhằm cứu chính quyền Ngụy khỏi sụp đổ + 10h45’ 30/4 xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ chính quyền TW Ngụy. + 11h30 cùng ngày lá cờ cách mạng tung bay trên Phủ tổng thống Ngụy. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. + 2/5/1975 m.Nam hoàn toàn giải phóng. Kết quả, ý nghĩa lịch sử: Kết quả: sau hơn 50 ngày tiến công thần tốc, chúng ta đánh bại hòan toàn 1 triệu quân Ngụy, Ngụy quyền từ trung ương đến địa phương sụp đổ haòn toàn. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Ý nghĩa lịch sử: Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc từ cách mạng tháng Tám 1945, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của đế quốc, phong kiến ở nước ta. Mở ra kỷ nguyên mới cho cách mạng Việt Nam: kỷ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào và Camphuchia hoàn thành giải phóng đất nước. Đối với nước Mỹ đây là cuộc chiến tranh hao người tốn của nhất và thất bại nặng nề nhất trong lịch sử 200 của nứơc Mỹ, đồng thời cũng tác động mạnh vào nội tình nước Mỹ. Đối với thế giới đập tan cuộc phản kích của các lực lượng phản cách mạng sau CTTG II, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trên toàn thế giới. Câu 20: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ của Đảng và chính phủ. Đó là việc tiến hành 2 nhiệm vụ cách mạng ở 2 miền Nam – Bắc, nhờ vậy đã kết hợp sức chiến đấu của tiền tuyến với tiềm lực lớn của hậu phương; kết hợp cuộc chiến đấu của nhân dân ta với cuộc đấu tranh của các lược lượng cách mạng, dân chủ trên thế giới. Truyền thống yêu nước, bất khuất của nhân dân Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, truyền thống đó được phát huy cao độ, đó là sức mạnh tình thần to lớn của quân dân ta trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ để làm nên chiến thắng vẻ vang. Miền Bắc XHCN được củng cố và lớn mạnh về mọi mặt, đáp ứng được nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho m.Nam. Tình đoàn kết của nhân dân 3 nứơc Đông Dương chống kẻ thù chung. Tình đoàn kết và liên minh chiến đấu của nhân dân Đông Dương tạo nên sức mạnh to lớn cho cách mạng Đông Dương. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta được sự ủng hộ mạnh mẽ của LX, TQ và các nước XHCN khác, được sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng dân chủ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới. à Trong các nguyên nhân trên yếu tố bao trùm đảm bảo cho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn là sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_lich_su_lop_9_phan_lich_su_viet_nam.doc