Đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

I. Truyện kí Việt Nam: 4 văn bản: Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm tắt văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật, vận dụng làm bài văn tự sự hoặc thuyết minh về tác giả- tác phẩm.

1. Tôi đi học (Thanh Tịnh)

2. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

3. Lão Hạc (Nam Cao)

4. Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn-Ngô Tất Tố)

II. Văn học nước ngoài: 4 văn bản: Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm tắt văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật.

1. Cô bé bán diêm (Truyện cổ An -đec-xen)

2. Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn-Ki-hô-tê của Xéc-van-tét)

3. Chiếc lá cuối cùng (O.Hen-ri)

4. Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên – Ai-ma-tốp)

 

docx 79 trang cucpham 13260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 1
Năm học 2020 - 2021
A – PHẦN VĂN HỌC :
I. Truyện kí Việt Nam: 4 văn bản: Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm tắt văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật, vận dụng làm bài văn tự sự hoặc thuyết minh về tác giả- tác phẩm.
1. Tôi đi học (Thanh Tịnh)
2. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
3. Lão Hạc (Nam Cao)
4. Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn-Ngô Tất Tố)
II. Văn học nước ngoài: 4 văn bản: Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm tắt văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật.
1. Cô bé bán diêm (Truyện cổ An -đec-xen)
2. Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn-Ki-hô-tê của Xéc-van-tét)
3. Chiếc lá cuối cùng (O.Hen-ri)
4. Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên – Ai-ma-tốp)
III. Văn bản nhật dụng: 3 văn bản: Cần học nội dung ý nghĩa, áp dụng viết đoạn văn vận dụng liên hệ thực tế cuốc sống bản thân và Viết Bài văn Nghị luận xã hội
1. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
2. Ôn dịch, thuốc lá
3. Bài toán dân số
IV. Thơ Việt Nam đầu TK XX: 5 bài thơ: Cần nắm được tác giả, thể thơ, thuộc thơ, nội dung, nghệ thuật, phân tích được những câu thơ, khổ thơ đặc sắc.
1. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)
2. Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)
3. Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)
4. Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)
5. Ông đồ (Vũ Đình Liên)
* PHẦN THỰC HÀNH BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Kể tóm tắt những văn bản sau và nêu nội dung chính + nghệ thuật.
 1. Tôi Đi Học: *Ý nghĩa văn bản: Buổi tựu trường sẽ mãi không thể nào quyên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
2. Trong lòng mẹ: * Ý nghĩa văn bản:Tình mẫu tử là nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
3. Tức nước vỡ bờ: * Ý nghĩa văn bản: Với cảm nhận nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
4. Lão Hạc: * Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện phẩm chất của người nông dân không thể bị hoen ố phải sống trong cảnh khốn cùng.
5. Cô bé bán diêm: *Ý nghĩa văn bản: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
6. Đánh nhau với cối xay gió: *Ý nghĩa văn bản: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê dánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phưu lưu , hão huyền, phê phán thói thực dụng, thiển cận của con người trong đời sống xã hội.
7. Chiếc lá cuối cùng: *Ý nghĩa văn bản: Câu chuyện cảm động về tình yêu thương giứa những người nghệ sĩ nghèo, Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
8. Hai cây phong: *Ý nghĩa văn bản: - Hai cây phong là biểu tượng cảu tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng ku-ku-rêu.
9. Ôn dịch thuốc lá: * Ý nghĩa văn bản: Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá
10.Thông tin ngày trái đất năm 2000: *Ý nghĩa văn bản: Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường trái đất.
11.Bài toán dân số: *Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
12. Đập đá ở Côn Lôn: * Ý nghĩa văn bản: Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của của người chí sĩ cách mạng.
* Ôn tập câu hỏi tự luận:
Câu 1
Em hãy cho biết nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão hạc? Qua đó ta thấy đuợc nhân cách gì của lão Hạc?
TL
+ Nguyên nhân 
- Tình cảnh nghèo khổ đói rách,túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
- Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà,đồng tiền, mảnh vườn,đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con.
=> Cái chết tự nguyện của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự trọng đáng kính của lão
+ Ý nghĩa: 
Cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa sâu sắc:
- Góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của Lão Hạc: nghèo khổ, bế tắc, cùng đường, giàu lòng tự trọng.
- Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nữa phong kiến, đẩy người nông dân vào đường cùng.
+ Nhân cách 
Lão Hạc là người cha hết lòng vì con,là người tình nghĩa và biết tôn trọng hàng xóm
-> Nhân cách cao thượng của Lão Hạc.
Câu 2: Truyện ngắn Lão Hạc cho em những suy nghĩ gì vè phẩm chất và số phận của người nông dân trong chế độ cũ ?
- Chắt chiu, tằn tiện 
- Giàu lòng tự trọng (không làm phiền hàng xóm kể cả lúc chết )
- Giàu tình thương yêu (với con trai ,với con Vàng)
-> Số phận của người nông dân: nghèo khổ bần cùng không lối thoát 
 Câu 3 Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số phận và tính cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ ? (5 điểm) 
 TL
 Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của ngô Tất Tố đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của người nông dân Việt nam trong xã hội thực dân phong kiến (0,5)
 - Số phận cùng khổ người nông dân trong xã hội cũ , bị áp bức chà đạp, đời sống của họ vô cùng nghèo khổ. (2 đ) 
 + Lão Hạc một nông dân già cả sống cực kì nghèo khổ vất vả kiếm sống qua ngày. Cuộc sống ,sự áp bức của xã hội cũng như sự dồn ép của tình cảm và sự day dứt  lão đã tìm đến cái chết để giải thoát cho số kiếp của mình. 
 + Chị Dậu một phụ nữ thủy chung, hiền thục, thương chồng , thương con . Do hoàn cảnh gia đình túng quẫn, lại gặp lúc sưu cao thuế nặng, chị một mình chạy vạy bán con bán chó để nộp sưu cho chồng. Sự tàn bạo của xã hội bóc lột nặng nề và tình thế bức bách chị đã vùng lên đánh lại Cai lệ để bảo vệ chồng để cuối cùng bị tù tội và bị đẩy vào đêm sấm chớp và tối đen như mực. 
 - Nhưng ở họ có phẩm chất tốt đẹp chung thủy với chồng con, yêu thương mọi người, cần cù đảm đang, không muốn liên lụy người khác.... (1,5 đ) 
 + Lão Hạc Sống cần cự chăm chỉ và lão tím đến cái chết là để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ sự trong sạch, bảo vệ tình yêu, đức hi sinh và trách nhiệm cao cả của một người cha nghèo
 + Chị Dậu suốt đời tần tảo vì gia đình, chồng con, khi chồng bị Cai lệ ức hiếp, Chị sẵn sàng đứng lên để bảo vệ.
- Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc , kết hợp với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , khắc họa nhân vật tài tình... Nam Cao cũng Như Ngô Tất Tố đẵ làm nổi bật vẻ đẹp và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám một cách sinh động và sâu sắc. Qua đó để tố cáo xã hội bất công , áp bức bóc lột nặng nề , đồng thời nói lên lòng cảm thông sâu sắc của các nhà văn đối với những người cùng khổ ... (1 đ) 
Câu 4: (2,0 điểm)
Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.
a. Giống nhau: (1,0 điểm)
	- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự.
	- Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
b. Khác nhau: (1,0 điểm)
	- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
	- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau. - Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.
Câu 5: Tóm tắt văn bản Lão Hạc :
Tóm tắt LH.
 Lão Hạc có một con trai, một mảnh vườn và một con chó. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng bỗng nhiên lão Hạc chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
Câu 6: Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ
Tóm tắt TNVB.
 Vì thiếu xuất sưu của người em đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai đánh, trói, lôi ra đình cùm kẹp, vừa được tha về. Một bà lão hàng xóm ái ngại hoàn cảnh nhà chị nhịn đói từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo. Anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì cai lệ và gã đầy tớ nhà Lí trưởng lại xộc vào định trói anh mang đi. Van xin thiết không được, chị Dậu đã liều mạng chống lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tai sai vô lại.
Câu 7
Từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, theo em vì sao chiếc lá cuối cùng đựoc coi là kiệt tác của cụ Bơ-men ?
TL
Giải thích được ba lí do sau :
 - Chiếc lá mang lại giá trị nghệ thuật : giống chiếc lá thật mà con mắt hoạ sĩ như Giôn-xi và Xiu cũng không nhận ra.
 - Chiếc lá mang lại giá trị nhân sinh : vì con người, vì cuộc sống
 - Chiếc lá được đổi bằng cả tính mạng của cụ Bơ-men.
Câu 8: Chỉ ra những điểm tương phản giữa 2 nhân vật Đôn-Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. Nghệ thuật tương phản đó có ý nghĩa, tác dụng như thế nào ?
a. Đôn - Ki - Hô – Tê
- Quý tộc 
- Gầy, cao, cưỡi ngựa còm,
- khát vọng cao cả 
- mong giúp ích cho đời
- mê muội
- hão huyền,
 - Dũng cảm.
b. Xan - Chô - Pan - Xa 
- Nông dân
- Béo, lùn, ngồi trên lưng lừa.
- ước muốn tầm thường
- chỉ nghĩ đến cá nhân mình.
- tỉnh táo 
- thiết thực 
- hèn nhát.
- Nghệ thuật tương phản: mỗi khía cạnh ở nhân vật Đôn-Ki-hô-tê đều đối lập rõ rệt với khía cạnh tương ứng ở nhân vật Xan–chô Pan-xa và làm nổi bật nhau lên 
- Tác dụng:
+ Làm rõ đặc điểm của mỗi nhân vật 
+ Tao nên sự hấp dẫn độc đáo.
+ Tạo ra tiếng cười hài hước .
Câu 9
Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dich thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không ?Vì sao ?	
Ý nghĩa nhan đề:
 - Ôn dịch: Chỉ 1 thứ bệnh lan truyền rộng (có thể gây chết người hàng loạt trong một  ... m nón vẫy tôi,vài giây sau,tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi,và khi trèo lên xe, tôi ríu cả hai chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi xoa đầu tôi hỏi,thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo .
 Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng
Câu 4 : 2 điểm
Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh 
Câu 5 : 5 điểm
 Thuyết minh cấu tạo ,công dụng, bảo quản chiếc quạt điện để bàn.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8 
HỌC KỲ I NĂM HỌC 
 Câu 1 : 1 điểm Mỗi câu đúng cho 0,25đ
Câu a. Quan hệ nguyên nhân
Câu b. Quan hệ tương phản
Câu c Quan hệ tăng tiến
Câu d. Quan hệ nối tiếp
Câu 2 : 1 điểm 
 Yêu cầu
 - Phân biệt nói quá và nói khoác khác nhau như thế nào (nêu khái niệm)
 - Nêu mục đích và kết quả của hai cách nói này
Nói quá là biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây ấn tượng và cảm xúc đối với người nghe. 0,5đ
Nói quá làm cho bản chất sự vật, hiện tượng và mục đích giao tiếp được bộc lộ rõ hơn,nhờ đó ý nghĩa hàm ẩn được người đọc, người nghe nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn. 0,5đ
Nói khoác tuy cũng là lối nói phóng đại nhưng là lời nói sai sự thật 0.5đ
Nhằm mục đích khoe khoang và xuyên tạc bản chất của sự vật, hiện tượng,làm cho người đọc người nghe hiểu sai vấn đề, nói khoác có tác dụng tiêu cực (0,5đ)
Câu 3 : 1 điểm
Động từ có nghĩa rộng : Khóc (0,5đ)
Động từ có nghĩa hẹp : nức nở, sụt sùi 0,5đ
 Câu 4 : 2 điểm
Truyện ngắn “Tôi đi hoc” được in trong tập “Quê mẹ” .0,5đ
Đây là truyện không chứa đựng nhiều sự kiện; tác phẩm là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật tôi (0,75đ) .Bằng tâm hồn rung động tha thiết và ngòi bút giàu chất thơ,kết hợp hài hòa miêu tả và biểu cảm,nhà văn Thanh Tịnh đã gieo vào lòng người đọc bao nỗi niềm bâng khuâng,bao rung cảm trữ tình trong sáng về buổi đi học đầu tiên (0,75đ)
 Câu 5 : 5 điểm
Mở bài : 1,5đ
Giới thiệu chiếc quạt điện
Nêu khái niệm : Quat là vật dụng để làm gì ? tác dụng của quạt
Thân bài : 3 điểm
Nêu cấu tạo (1đ)
+ vỏ quạt : làm bằng nhựa ,màu sắc
+ lồng quạt : Bằng sắt,hoặc bằng nhựa
+ Cánh quạt: Bằng nhựa trong
+ Ruột quạt : Là một mô-tơ điện có trục đưa ra để gần cánh quạt với một nút ở trên để điều khiển cho quạt quay đi quay lại hay dừng một chỗ.
+ Đế quạt : Có những nút điều khiển tốc độ của quạt(số 1,2,3,4) nút sáng đèn nút định giờ
- Sử dụng : 1đ
+ Quạt đẩy gió về phía trước quạt,do đó nếu ta đứng trước quạt sẽ thấy mát .
+ Ta để quạt quay qua quay lạ để phân gió
+ Nếu để quạt đứng một chỗ : Người bị ướt (do mới tắm) ,người ra nhiều mồ hôi ,hoặc trong phòng ngủ,hoặc em bé bị lạnh đột ngột khi luồng gió thổi thẳng vào dễ bị cảm và rất nguy hiểm
- Bảo quản : 1 đ
+ Thường xuyên lau sạch bụi ở những khe thông gió,cánh quạt để tránh bụi lọt vào trong quạt,gây tắt nghẽn,dễ bị cháy
+ Mỗi năm lau dầu vào các bạc từ 1 đến 2 lần để tránh khô dầu,bị mòn vẹt khiến trục quay bị lắc chạm dây và bị hỏng
Kết bài : 1,5đ
Cảm nghĩ của em về chiếc quạt điện :
- Là vật dụng cần thiết của mọi người trong sinh hoạt hàng ngày,nhất là những khi trời nóng.
- Thái độ, tình cảm của em đối với chiếc quat
ĐỀ 10
Câu 1 (1,5 điểm) Đặt 3 câu ghép trong đó có 
Chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả ( 0,5 đ )
Chỉ quan hệ tăng tiến ( 0,5 đ )
Câu chỉ quan hệ tương phản ( 0,5 đ )
Câu 2 (2 điểm) Hãy viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất là một câu ghép nói về đề tài thay đổi thói quen sử dụng bao ni lông?
Câu 3 (6,5 điểm)
Hãy viết một bài văn giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.
GỢI Ý : Câu 3
Giới thiệu về trường em .
1) Mở bài: 
	- Trường THCS Đinh Xá...
	- Trường có bề dày về thành tích học tập và các phong trào khác.
2) Thân bài : 
- Trường thành lập ngày 1958.
	- Trường được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, cơ sở vật chất đầy đủ.
	- Trường được công nhận là trường tiến tiến xuất sắc năm học vừa qua.
+ Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tâm, yêu nghề, yêu trẻ, nhiều giáo viên giỏi Huyện, giỏi Tỉnh.
+ Đa số HS ngoan, có nề nếp; HS khá, giỏi chiếm 2/3 HS tòan trường; nhiều HS đạt HS giỏi Huyện, giỏi Tỉnh.
+ Các phong trào tham gia tốt: bóng đá mi ni ; tuyên truyền phòng chống ma túy trong học đường . 
+ HS có tinh thần tương thần, tương ái, giúp đỡ bạn nghèo, ủng hộ đồng bào thiên tai .
 3) Kết bài: 
	- Tự hào về truyền thống nhà trường.
	- Cùng nhau học tập, xây dựng trường ngày càng vững mạnh.
ĐỀ 11
A. Trắc nghiệm khách quan: (3đ)
1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu nhận định đúng nhất trong các câu sau đây.
Câu 1: Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết bằng thể loại:
Hồi ký; B. Nhật ký; C. Bút ký; D. Phóng sự.
Câu 2: Tập hợp từ ngữ được gọi là Trường từ vựng khi các từ trong tập hợp đó:
Có cùng từ loại; B. Có cùng chức năng cú pháp chính;
C. Có ít nhất một nét nghĩa chung; D. Có hình thức ngữ âm giống nhau.
Câu 3: Một đoạn văn nói chung, đoạn văn Tự sự nói riêng có thể được trình bày nội dung theo cách:
Diễn dịch; B. Quy nạp; C. Song hành: D. Các cách đó và nhiều cách khác.
Câu 4: Câu thơ:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con.
trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh dùng nhệ thuật gì là chính ? Diễn tả nội dung gì ?
Dùng nhân hoá để thể hiện lòng căm thù giặc ngoại xâm của người tù.
Dùng khoa trương để khẳng định khí phách anh hùng và nghị lực của người tù.
Dùng điệp ngữ để nhấn mạnh khao khát tự do của người tù.
Dùng điệp ngữ để nhấn mạnh ước mong thay đổi vận nước của người có trí lớn.
Câu 5: Cốt truyện của truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao có đặc điểm độc đáo:
Là cốt truyện nhẹ nhàng, đơn giản.
Cốt truyện có rất nhiều sự kiện.
Cốt truyện kép – có hai cốt truyện nhỏ lồng vào nhau: sâu sắc, giàu ý nghĩa.
Cốt truyện không có chuyện, giàu chất trữ tình.
Câu 6: Có thể đưa yếu tố miêu tả vào trong văn bản tự sự dưới hình thức:
Miêu tả càng nhiều chi tiết càng tốt.
Miêu tả ở mọi sự việc.
Miêu tả bằng một vài từ ngữ thật đắt.
Miêu tả hợp lý, như: ngoại hình, tính cách nhân vật; khung cảnh; hành động của nhân vật...
Câu 7: Khi thuyết minh về số lượng và chủng loại của một loại vật dụng thì thường hay sử dụng phương pháp:
A. Phân tích; B. Giải thích; C. Liệt kê và dùng số liệu; D. Nêu định nghĩa.
Câu 8: Theo những gì ta biết qua bài văn “ôn dịch thuốc lá” thì hút thuốc lá có thể ảnh hưởng tới:
A. Người hút và những người xung quanh.
B. Riêng người hút.
C. Những ai nhìn thấy thuốc lá.
D. Nhiều thế hệ sau liên qua đến người hút.
Câu 9: Tâm sự được Tản Đà gửi gắm trong hai câu thơ:
 Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,
Trần thế em nay chán nửa rồi !
là:
A. Buồn chán, bất hoà với cuộc sóng thực tại xấu xa, tầm thường.
B. Đau buồn cho số kiếp khổ đau của con người.
C. Thương cho cảnh nước mất, nhà tan.
D. Buồn cho một nền văn hoá đã mai một.
2. Điền chữ “đúng” (Đ) hoặc “sai’ (S) vào trước các nhận định dưới đây cho phù hợp với kiến thức của vấn đề có liên quan.
A. Câu “ Tôi đi học” là câu ghép.
B. Quan hệ từ “còn” nối hai vế và tạo nên quan hệ đối chiếu, tương phản về ý nghĩa giữa hai vế của câu ghép “ Tôi đi học còn nó đi chơi”.
3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu dưới đây để tạo nên các nhận định đúng trong từng câu.
Câu 1: Để tránh nói đến nỗi đau lớn của dân tộc khi Bác Hồ qua đời, Tố Hữu đã dùng biện pháp ............................................trong hai câu thơ:
Thôi đập rồi chăng một trái tim
 Đỏ như sao Hoả, sáng sao Kim ?
4.Nối một ý cột A với các ý cột B để có nhận định đúng về bản chất các nhân vật trong đoạn trích “ Đánh nhau với cối xay gió” – tích tiểu thuyết Đôn Ky-hô-tê của Xéc-văng- tét.
A
B
1.Đôn Ky-hô-tê
2.Xan-chô Pan-xa
a.Tỉnh táo, sáng suốt.
b. Ảo tưởng, mê muội, mù quáng.
c. Khôn ngoan, thực dụng.
d. Viển vông, phi thực tế.
B. Tự luận: (7đ)
Câu 1: (1đ) Phân tích cấu trúc cú pháp của các câu sau:
a. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.
b. Lão chửi yêu nó và lão nói với nó như nói với một đứa cháu.
Câu 2: (1đ) Viết một đoạn văn thuyết minh giới thiệu công dụng của quạt điện.
Câu 2: (5đ) Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” – trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TNKQ:
1. Đáp án đúng: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
A
C
D
B
C
D
C
A
A
2. Điền: A – Sai; B - Đúng.
3. Điền biện pháp tu từ: “ nói giảm nói tránh”.
4. Nối:
A1 với B.b; B.d.
A2 với B.a; B.c.
B. Tự luận: (7đ)
Câu 1: (1đ)
Phân tích: Mỗi câu đúng cho 0.5đ
Lòng tôi/ càng thắt lại, khóe mắt tôi/ đã cay cay. 
 C1 V1 C2 V2
- Lão /chửi yêu nó (và) lão /nói với nó như nói với một đứa cháu.
 C1 V1 C2 V2
Câu 2: Viết được đoạn văn TM giới thiệu về công dụng của quạt điện, vận dụng các phương pháp TM thông thường. Có các ý sau: (1đ)
Quạt điện là vật dụng hữu ích cho cuộc sống con người. 0.25đ
Cụ thể: quạt mát thay cho gió tự nhiên trong mùa hè; có thể tận dụng gió của quạt để quạt lúa, lửa, than... hoặc có thể làm sạch không khí trong phòng nhỏ. (0.75đ)
Câu 3: HS viết được bài văn biểu cảm thể hiện sự cảm nhận và tình cảm của mình về vẻ đẹp của chị Dậu. Có thêtrinhf bày theo nhiều cách khác nhau, khuyến khích sự sáng tạo trong cách thể hiện, miễn là có đủ các ý sau:
Yêu thương chồng con, hết lòng vì chồng: lý lẽ, dẫn chứng và biểu cảm 0.5đ
Khôn khéo, mềm mỏng khi đối mặt với bọn tay sai hung hãn: dẫn chứng, lý lẽ 0.5đ
Sức sống bất diệt và sức phản kháng mạnh mẽ trước sự áp bức, đè nén: khi không còn lối thoạt, bị đầy đoạ khốn cùng, dồn vào chân tường chị đã vùng lên mạnh mẽ, quật ngã hai tên tay sai bất nhân: lý lẽ, dẫn chứng, biểu cảm. 3đ.
Đánh giá các phẩm chất của CD: đó là vẻ đẹp tuyệt vời của một người phụ nữ nông dân khốn khổ. Chị đại diện cho người phụn nữ VN vừa hiền thảo lại vừa mạnh mẽ, bất khuất. Qua đây tác giả khái quát thành những quy luật đấu tranh XH và thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đánh giá tài năng nghệ thuật: dùng ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ miêu tả hành động đẻ làm rõ bản chất nhân vật. 1đ.
(Tuỳ mức độ thiếu sót nội dung và sai sót trong cách trình bày, diễn đạt mà GV linh hoạt trừ điểm. Khuyến khích HS biết liên hệ mở rộng.)

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021.docx