Dàn bài tác giả tác phẩm văn học Lớp 9

Đôi nét về tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh

1. Hoàn cảnh sáng tác

 “Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” của Lê Anh Trà, in trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”do Viện Văn hóa xuất bản năm 1990

2. Bố cục: 3 phần

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “rất hiện đại”): Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh

- Đoạn 2 (từ tiếp đến “hạ tắm ao”): Những biểu hiện cụ thể của phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống và làm việc

- Đoạn 3 (từ tiếp đến hết): Khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh

3. Giá trị nội dung

 Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

4. Giá trị nghệ thuật

 Văn bản kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đan xen thơ, dùng từ Hán Việt gợi sự gần gũi; sử dụng nghệ thuật đối lập để làm nổi bật ý: Vĩ nhân mà giản dụ, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà lại rất dân tộc, rất Việt Nam III. Dàn ý phân tích Phong cách Hồ Chí Minh

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà: Một nhà quân sự, một nhà báo tài năng chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh

- Vài nét về đoạn trích: “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” đã làm nổi bật phong cách giản dị mà thanh cao của Chủ tịch

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc

 

doc 39 trang cucpham 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dàn bài tác giả tác phẩm văn học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dàn bài tác giả tác phẩm văn học Lớp 9

Dàn bài tác giả tác phẩm văn học Lớp 9
DÀN BÀI TÁC GIẢ TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 9 
PHẦN 1: 10 TÁC PHẨM ĐẦU TIÊN 
1. Phong cách Hồ Chí Minh 
I. Đôi nét về tác giả Lê Anh Trà 
Lê Anh Trà sinh ngày 24/6/ 1927, mất năm 199
Quê quán: xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi 
Năm 1965, ông tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học tổng hợp quốc gia Mát-xcơ-va - Ông lần lượt được phong học hàm Phó giáo sư và Giáo sư các năm 1984 và 1991 
Sự nghiệp sáng tác: 
 + Lê Anh Trà được biết đến là một nhà quân sự, sau đó chuyển sang viết báo. Ông từng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật 
 + Ông là một tác giả chuyên nghiên cứu và viết về chủ tịch Hồ Chí Minh 
 + Tác phẩm đặc sắc nhất của ông là “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” 
II. Đôi nét về tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh 
1. Hoàn cảnh sáng tác 
 “Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” của Lê Anh Trà, in trong cuốn sách “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”do Viện Văn hóa xuất bản năm 1990 
2. Bố cục: 3 phần 
Đoạn 1 (Từ đầu đến “rất hiện đại”): Cơ sở và quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh 
Đoạn 2 (từ tiếp đến “hạ tắm ao”): Những biểu hiện cụ thể của phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống và làm việc 
Đoạn 3 (từ tiếp đến hết): Khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh 
3. Giá trị nội dung 
 Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. 
4. Giá trị nghệ thuật 
 Văn bản kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đan xen thơ, dùng từ Hán Việt gợi sự gần gũi; sử dụng nghệ thuật đối lập để làm nổi bật ý: Vĩ nhân mà giản dụ, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà lại rất dân tộc, rất Việt Nam III. Dàn ý phân tích Phong cách Hồ Chí Minh 
I. Mở bài 
Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà: Một nhà quân sự, một nhà báo tài năng chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh 
Vài nét về đoạn trích: “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” đã làm nổi bật phong cách giản dị mà thanh cao của Chủ tịch 
Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc 
II. Thân bài 
 1. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh 
 a. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phong cách của mình 
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây, chính bới vậy, Bác đã thu nhận được vốn tri thức văn hóa sâu rộng: 
 + Vốn tri thức sâu rộng có được do Bác hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học và nói thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp. Hoa, Nga 
 + Bác học hỏi ngay cả khi trải qua những công việc kiếm sống: bác làm nhiều nghề và đến đâu 
Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến một mức khá uyên thâm 
 b. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ở Bác là sự tiếp thu có chọn lọc 
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài: 
 + Không phải tất cả văn hóa các nước Bác đều tiếp thu, Người chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực tiếp thu một cách chủ động 
 + Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài 
 2. Những vẻ đẹp trong lối sống và làm việc thể hiện phong cách Hồ Chí Minh 
Nơi ở, nơi làm việc của Bác rất giản dị, là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc “mộc mạc, đơn sơ” 
Tư trang rất giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp 
Cách ăn uống rất đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối những món ăn dân tộc không chút cầu kì 
 3. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh 
- Phong cách sống của Bác là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao: 
 + Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời 
 + Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên 
 Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc sợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyến Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm 
III. Kết bài 
Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng, cách trình bày ngắn gọn 
Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm ngưỡng vọng chân thành đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Mỗi chúng ta có thể học tập lối sống giản dị mà thanh cao rất 
Việt Nam ấy để vững vàng sống trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay 
2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình 
I. Đôi nét về tác giả 
Nhà văn G.G Mác - két (Gabriel Garcia Marquez) sinh năm 1928 
Quê quán : Nhà văn người Cô - lôm - bi - a 
Sự nghiệp sáng tác: 
 + Năm 1936, tốt nghiệp tú tài, ông học ngành Luật tại trường đại học Tổng hợp Bô-gô - ta và viết những truyện ngắn đầu tay 
 + Các tác phẩm nổi tiếng : Trăm năm cô đơn (1976) 
 + Ông được nhận giải thưởng Nô-ben cao quý về văn học năm 1982, đây là giải thưởng xứng đáng cho những cống hiến của ông cho nèn văn học Cô - lôm - bi - a nói riêng và nền văn học thế giới nói chung 
Phong cách sáng tác : 
 + Ông thương viết nhiều tiểu thuyết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo nổi tiếng 
 + Toàn bộ những sáng tác của G.G Mác - két xoay quanh các chủ đề chính như: sự cô đơn - mặt trái của tình đoàn kết, lòng yêu thương giữa con ngườiTất cả đều mang đậm giá trị hiện thực nhưng giàu tính nhân văn sâu sắc. 
II. Đôi nét về tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình 
1. Hoàn cảnh sáng tác 
 Tác phẩm được trích từ bài tham luận của G.G Mác - két trong buổi gặp gỡ lần thứ hai vào tháng 8 năm 1986 giữa nguyên thủ 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô để cùng đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới 
2. Bố cục : 3 đoạn 
Đoạn 1 (Từ đầu đến “mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn”) : Chiến tranh hạt nhân là mối nguy hại khủng khiếp đe dọa đến loài người và mọi sinh vật sinh sống trên Trái đất 
Đoạn 2 (Từ tiếp đến “trở lại điểm xuất phát của nó”: Chạy đua vũ trang giữa các nước làm mất khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn, chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người và quy luật tự nhiên 
Đoạn 3 (Từ tiếp đến hết): Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, hướng đến một thế giới hòa bình, văn minh. 
3. Giá trị nội dung 
 Tác phẩm đề cập đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên Trái đất và nhiệm vụ của con người đó chính là phải ngăn chặn nguy cơ đó, là đáu tranh cho một thế giới hòa bình. 
4. Giá trị nghệ thuật 
 Đây là một văn bản nghị luận rất giàu tính thuyết phục; tất cả các luận điểm và hệ thông luận cứ vô cùng rõ ràng , các chứng cứ đưa ra rất xác đáng, cụ thể; lập luận chặt chẽ giàu thuyết phục. 
III. Dàn ý phân tích Đấu tranh cho một thế giới hòa bình 
I. Mở bài 
Giới thiệu vài nét khái quát về tác giả G.G Mác - két - một tác giả nổi bật với những tác phẩm mang đậm chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân văn sâu sắc 
Khái quát những nét cơ bản nhất về tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình: Tác phẩm tiêu biểu về chủ đề chống chiến tranh bảo vệ hòa bình 
II. Thân bài 
 1. Chiến tranh hạt nhân là mối nguy hại khủng khiếp đe dọa đến loài người và mọi sinh vật sinh sống trên Trái đất 
Với thời gian hết sức cụ thể, số liệu cụ thể (hơn 50000 đầu đạn hạt nhân) cùng một phép tính hết sức đơn giản mỗi người trên Trái đất đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ, nết tất cả nổ tung sẽ làm biến hết thảy 12 lần sự sống trên hành tinh này 
 Tính chất khốc liệt và sự khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân 
Mác - két đã đưa ra những tính toán lí thuyết: với kho vũ khí đó nó có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng với bốn hành tinh nữa phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời 
 Vào đề trực tiếp với chứng cớ cụ thể, xác thực gây chú ý và giúp mỗi người nhận ra hiểm họa khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân 
 2. Chạy đua vũ trang giữa các nước làm mất khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn, chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người và quy luật tự nhiên 
 a. Chạy đua vũ trang giữa các nước làm mất khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn 
- Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng với số liệu cụ thể: 
 + Số tiền 100 tỉ đô la bỏ ra cho 100 máy bay Mĩ và gần 7000 tên lửa có thể cải thiện cuộc sống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới 
 + Gía 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn 1 tỉ người và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi... 
 + Chỉ 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa mù chữ cho toàn thế giới... 
 Số liệu cụ thể trên các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục, những mặt thiết yếu trong đời sống.... làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang 
 Lập luận xác đáng, dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục 
 b. Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người và quy luật tự nhiên 
Chiến tranh hạt nhân không nhừn tiêu diệt toàn bộ loài người mà còn phá hủy mọi sự sống trên 
Trái đất đi ngược lại quy luật tiến hóa, quy luật tự nhiên 
Tác giả đã đưa ra những chứng cứ khoa học địa chất: 
 + trải qua 380 triệu năm thì con bướm mới biết bay 
 + 180 triệu năm bông hồng mới nở 
 + Trải qua 4 kỉ địa chất con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu... 
 nhưng chỉ cần “bấm nút” tất cả quá trình vĩ đại đó sẽ quay trở về điểm xuất phát của nó 
 Chiến tranh hạt nhân đẩy lùi quá trình tiến hóa, tiêu hủy mọi thành quả của quá trình tiến hóa 
 3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, hướng đến một thế giới hòa bình, văn minh 
Mác két kêu gọi mọi người chống lại cuộc chạy đua vũ trang, kêu gọi mọi người “hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công b ... (trích Truyện kiều) 
Nội dung đoạn trích Cảnh ngày xuân 
I. Đôi nét về tác phẩm Cảnh ngày xuân 
1. Vị trí đoạn trích 
 Đoạn trích nằm nằm ở phần 1- Gặp gỡ và đính ước, sau đoạn Nguyễn Du miêu tả tài sắc của hai chị em Thúy Kiều, trước đoạn Kiều gặp mộ Đạm Tiên và Kim Trọng 
2. Bố cục 
Theo trình tự thời gian của cuộc du xuân 
Đoạn 1 (4 câu đầu): Khung cảnh màu xuân 
Đoạn 2 (8 câu tiếp): khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh 
Đoạn 3 (6 câu cuối): Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về 
3. Gía trị nội dung 
 Đoạn trích đã khắc họa rõ nét bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp , trong sáng, náo nhiệt trong cuộc du xuân của hai chị em Thúy Kiều vào tiết thanh minh 
4. Giá trị nghệ thuật 
 Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là việc tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình, đắt giá, sáng tạo, nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và cũng là tâm trạng con người, bút pháp tả cảnh ngụ tình 
II. Dàn ý phân tích Cảnh ngày xuân 
I. Mở bài 
Giới thiệu những nét khái quát cơ bản về tác giả Nguyễn Du: một đại thi hào lớn không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của toàn thế giới, đại thi hào đã để lại những tác phẩm văn chương nghệ thuật độc đáo cho đời 
Giới thiệu Truyện Kiều và đoạn trích “Cảnh ngày xuân”: Truyện Kiều là một tấc phẩm truyện thơ nôm xuất sắc. Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một trong nhũng đoạn trích thể hiện năng lực miêu tả thiên nhiên tài tình của Nguyễn Du 
II. Thân bài 
 1. 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân 
Hai câu thơ đầu vừa nói đến thời gian, vừa gợi được không gian: 
 + Thời gian của mùa xuân thấm thoắt trôi mau, đã bước sang tháng ba “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” 
 + Không gian: ánh sáng trong veo, không gian trong trẻo cho những “con én đưa thoi” 
 Vừa tả cảnh vừa ngụ ý thời gian trôi qua mau 
Hai câu sau miêu tả bức tranh xuân tuyệt mĩ 
 + “Vỏ non xanh tận chân trời”: không gian khoáng đạt, giàu sức sống 
 + “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: Gọi hoa mùa xuân với sắc trắng trong trẻo, thanh khiết, tinh khôi 
 Bức tranh mùa xuân sinh động, giàu sức sống 
 2. 8 câu tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh 
Lễ hội mùa xuân hiện lên với Lễ tảo mộ và Hội đạp thanh 
Không khí lễ hội được gợi tả từ hệ thống từ ngữ giàu sức biểu cảm: 
 + Các tính từ được sử dụng: “nô nức”, “gần xa”, “ngổn ngang” làm rõ hơn tâm trạng của người đi lễ hội 
 + Các danh từ sự vật : “yến anh”, “tài tử”, “giai nhân”, “ngựa xe”, “áo quần”: gợi tả sự tấp nập đông vui của người đi hội 
 + Các động từ gợi sự rộn ràng của ngày hội 
Thông qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội của dân tộc 
Lễ và hội giao thoa hài hòa nhà thơ yêu quý, trân trọng những vẻ đẹp của quá khứ dân tộc 
 Nghệ thuật: bút pháp chấm phá, các từ ngữ được sử dụng đa dạng, linh hoạt, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình... Bức tranh lễ hội mùa xuân sống động 
 3. 6 câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về 
Bức tranh mùa xuân trong buổi chiều tà vẫn rất đẹp, rất êm đềm: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một dịp cầu...nhưng đã thấm đẫm tâm trạng của con người 
“Tà tà bóng ngả về tây”: gợi khoản thời gian buổi chiều, gợi sự vắng lặng 
“Chị em thơ thẩn dan tay ra về”: Hội vui kết thúc, con người “thơ thẩn” quay trở về 
Nhiều từ láy được sử dụng: “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”: không chỉ gợi cảnh sắc mà còn gợi tâm trạng con người, đó là nét buồn thương, nuối tiếc 
 Bút pháp cổ điển, tả cảnh ngụ tình Cảm giác bâng khuâng xen lẫn tiếc nuối bao trùm lên con người và cảnh vật, cũng là dự cảm về một nỗi buồn thương chưa thể lí giải của ngươi thiếu nữ nhạy cảm và sâu lắng 
III. Kết bài 
Khẳng định lại giá trị tiêu biểu của nghệ thuật và nội dung của đoạn trích Cảnh ngày xuân 
Trình bày suy nghĩ bản thân về tài năng miêu tả thiên nhiên tài tình của Nguyễn Du 
10. Đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện kiều) 
Nội dung đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích 
I. Đôi nét về tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích 
1. Vị trí đoạn trích 
 Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giam Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích với lời hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn 
2. Bố cục 
6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều 
8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều 
8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió 
3. Giá trị nội dung 
 Đoạn trích đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích 
4. Giá trị nghệ thuật 
 Đoạn trích thành công ở nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc với bút pháp tả cảnh ngụ tình được coi là đặc sắc nhất trong Truyện Kiều 
II. Dàn ý phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích 
I. Mở bài 
Giới thiệu một vài nét về tác giả Nguyễn Du: đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, một cây bút xuất sắc của nền văn học 
Truyện Kiều là tác phẩm được coi là hồn dân tộc; đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” được trích từ Truyện Kiều, qua đoạn trích nhà thơ đã vô cùng tinh tế và sâu sắc khi diễn tả được tâm trạng của Thúy Kiều qua cảnh vật. 
II. Thân bài 
 1. 6 câu thơ đầu : Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thúy Kiều 
 a. 4 câu thơ đầu: bức họa về hoàn cảnh, không gian nơi Thúy Kiều ở 
 + Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả là khung cảnh trước lầu Ngưng Bích qua điểm nhìn từ trên cao, từ tâm trạng của Kiều 
 + “Khóa xuân”: khóa kín tuổi xuân, ở nơi đây, con người đã chẳng còn mong chờ đến tuổi thanh xuân nữa 
 + “Non xa- trăng gần” đối nhau: tạo không gian xa rộng, nơi đây Kiều không có một người thân quen 
 + Tác giả sử dụng từ ghép “bốn bề” đứng cạnh từ láy “bát ngát” gợi không gian rộng lớn không một bóng người, 
 + Cảnh vật vốn có đường nét, màu sắc nhưng lại không đẹp, đã vậy còn gợi cảm giác cô đơn, rợn ngợp 
 Ở đây tác giả sử dụng vô cùng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình. 
 b. 2 câu thơ sau: Tình của Kiều 
 + Từ láy “bẽ bàng”: diễn tả nỗi xấu hổ tủi thẹn của Kiều, trong tâm trí nàng vẫn còn in đậm những sự việc vừa mới xảy ra: bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị ép làm gái lầu xanh rồi giờ bị giam lỏng nơi đây 
 + Thành ngữ “mây sớm đèn khuya” : chỉ thời gian tuần hoàn khép kín,một mình Kiều nơi đây làm nổi bật nỗi bơ vơ 
 + So sánh “Nửa tình nửa cảnh như chia tâm lòng” : nỗi lòng Kiều như bị chia ra làm hai, nửa dành cho cảnh nửa dành cho tình 
 Sáu câu thơ đầu được xây dựng bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tả cảnh hoang vắng quạnh hiu để khắc họa rõ tâm trạng cô đơn của Kiều 
 2. 8 câu thơ tiếp : Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của Kiều 
 a. Nỗi nhớ người yêu (4 câu đầu) 
 + “Người dưới nguyệt chén đồng”: chỉ chàng Kim cùng lời thề nguyền đính ước 
 + Động từ “tưởng” : Kiều hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp bên Kim Trọng 
 + Hai động từ “trông, chờ” được tách ra đi kèm với các danh từ chỉ thời là “rày, mai”: Thúy 
Kiều lo chàng Kim cũng nhớ Kiều tha thiết 
 + Thành ngữ biến thể “bên trời goc bể”: gợi ra không gian quê người xa xôi, cách trở. 
 + Ẩn dụ “tấm son” kết hợp với câu hỏi tu từ “gột rửa bao giờ cho phai” tạo ra hai cách hiểu: thứ nhất tấm lòng Kiều không bao giờ quên được chàng Kim và thứ hai là tấm thân của Kiều đã bị làm nhục bao giờ mới gột rửa được. 
 Sự thủy chung son sắt của Kiều với người yêu 
 b. Nỗi nhớ cha mẹ (4 câu tiếp theo) 
Kiều nhớ thương cha mẹ: 
 + Động từ “xót” lại kết hợp với câu hỏi tư từ : thể hiện sự đau đớn của nàng khi nhớ về cha mẹ 
 + “Nắng mưa”: ẩn dụ thời gian trong tâm tưởng của Kiều khi xa gia đình 
 + Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”: làm nổi bật sự lo lắng của Kiều, rồi đây ai sẽ quạt cho cha mẹ ngủ khi oi nóng, ai sẽ ủ chăn ấm cho cha mẹ khi trời giá lạnh 
 Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy Kiều vẫn lo cho cha mẹ một người con có hiếu 3. 8 câu thơ cuối: Tâm trạng đau buồn của Kiều và dự cảm trước tương lai sóng gió 
 a. 2 câu đầu: Bức tranh cửa bể lúc hoàng hôn 
 + “Mênh mông cửa bể chiều hôm”: Giữa không gian bao la mênh mông Kiều cảm thấy nhớ quê hương, một nỗi buồn trào dâng da diết 
 + Hình ảnh “con thuyền” gợi sự cô đơn, Kiều đang nhớ gia đình, không biết bao giờ mới được trở về 
 Nhìn cánh buồm lẻ loi trôi nỗi giữa sóng nước Kiều nghĩ đến thân phận mình cũng đang bị dòng đời đưa đẩy. 
 b. 2 câu tiếp: Cảnh hoa trôi mặt nước 
 + “Buồn trông”: gợi âm điệu buồn mênh mang, nỗi buồn nhân lên khi nàng nhìn thấy cánh hoa trôi lênh đênh vô định 
 + Từ “trôi”: chỉ sự vận động nhưng ở thế bị động, nhũng cánh hoa trôi mặc sóng nước vùi dập như số phận Kiều cũng thế 
 c. 2 câu tiếp: Cảnh nội cỏ rầu rầu 
 + Từ “rầu rầu” được nhân hóa chỉ màu sắc của cỏ thiên nhiên như nhuốm màu tâm trạng bút pháp tả cảnh ngụ tình 
 + Màu xanh nhợt nhạt héo hắt của cảnh vật chính là ẩn dụ cho tương lai mờ mịt vô vọng của Kiều 
 Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của Thúy Kiều 
 d. 2 câu cuối : Cảnh giông bão sóng gió và niềm dự cảm tương lai 
 + Hình ảnh dữ dội xuất hiện: “gió cuốn mặt duyềnh”: ước ệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng 
 + Nhân hóa “sóng kêu”: gợi hình dung Kiều chới với giữa cái bất tận sục sôi trong lòng Kiều và quanh Kiều 
 + “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Trong lòng Kiều là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều 
 Câu thơ thể hiện dự cảm của Thúy Kiều về cuộc đời mình nhiều gian truân sóng gió III. Kết bài 
Khẳng định những giá trị nghệ thuật làm nên thành công của đọa trích: thể thơ lục bát cổ truyền, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh tế kết hợp các biện pháp tu từ quen thuộc, điệp ngữ “buồn trông” 
Đoạn trích thể hiện tâm trạng buồn đau, cô dơn hiu quạnh trước khung cảnh thiên nhiên cùng bao nỗi nhớ ùa về trong lòng 

File đính kèm:

  • docdan_bai_tac_gia_tac_pham_van_hoc_lop_9.doc