Dàn bài nghị luận xã hội: Ý chí, nghị lực
Câu chuyện như sau: “ Một cậu bé tìm thấy cái kén bướm. Một hôm cậu thấy cái kén hé lỗ nhỏ. Cậu ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi cậu bé thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa?! Vì thế, cậu quyết định giúp chú bướm nhỏ. Cậu lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.
Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn cậu bé cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình
Nhưng chẳng có gì thay đổi! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà cậu bé không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, dễ dàng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dàn bài nghị luận xã hội: Ý chí, nghị lực
Ý CHÍ-NGHỊ LỰC – CHUYỆN CÁI KÉN BƯỚM Đề bài: Bằng những lí lẽ của mình, hãy viết một bài nghị luận XH ề cái kén bướm trong câu chuyện dưới đây để nêu quan điểm của mình. Câu chuyện như sau: “ Một cậu bé tìm thấy cái kén bướm. Một hôm cậu thấy cái kén hé lỗ nhỏ. Cậu ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi cậu bé thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa?! Vì thế, cậu quyết định giúp chú bướm nhỏ. Cậu lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn cậu bé cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình Nhưng chẳng có gì thay đổi! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà cậu bé không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, dễ dàng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn”. Dàn Bài Nghị luận xã hội về cái kén bướm Mở bài: + Tóm tắt ngắn gọn lại câu chuyện, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân 2. Thân bài: Giải thích: Thông qua câu chuyện, ta rút ra được một quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội: – Khó khăn, thử thách chính là cơ hội để con người thử sức và trưởng thành hơn để đạt được thành công. – Một sự thật mà ta nhận ra trong quá trình nghị luận xã hội về cái kén bướm đó chính là sự giúp đỡ là đáng quý, nhưng giúp đỡ không đúng nơi ,đúng lúc sẽ trở thành một mối nguy hại cho người được giúp. Khẳng định vấn đề: * Luận điểm 1: – Khó khăn, thử thách là cơ hội để ta có thêm kinh nghiệm, có thêm kỹ năng để có thể vượt qua được những chông gai sau này. – Trước khó khăn thử thách, chúng ta cần phải bình tĩnh và cố gắng vượt qua, không nên vội bỏ cuộc, chỉ có như thế mới đạt được thành công như mong đợi. – Cho dù khó khăn, trắc trở bày ra trước mắt ta và gần như không thể vượt qua, ta cũng phải chấp nhận sự thật đó và vững vàng để vượt qua. – Nếu không vượt qua được những khó khăn, thử thách trước mắt, ta sẽ không thể trưởng thành và sẽ không bao giờ thành công mà sẽ như chú bướm nhỏ không thể cất cánh lên bầu trời, mà chỉ bò loanh quanh như những con sâu mà thôi. * Luận điểm 2: – Trong cuộc sống, trong xã hội, sự giúp đỡ lẫn nhau , yêu thương dân tộc, đồng loại luôn đáng quý và cần thiết nhưng giúp đỡ không đúng lúc sẽ làm cho người được nhận sự giúp đỡ: Mất đi cơ hội để rèn luyện bản thân và trưởng thành hơn; Thiếu đi kỹ năng sống; Không tự mình làm chủ được cuộc sống, khó đạt được thành công sau này + Hậu quả của việc đó là: khiến người được giúp có tính dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác, yếu đuối, không có nghị lực để vươn lên trong cuộc sống. Ý nghĩa của câu chuyện: – Sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn sẽ dạy cho ta nhiều điều, sẽ cho ta thêm sức mạnh, kinh nghiệm và cơ hội đạt đến thành công. Chúng ta không được bỏ cuộc mà phải luôn vươn lên vì ước mơ của mình. – Nếu nhận sự giúp đỡ từ người khác, ta phải biết trân trọng và nỗ lực hơn nữa – Cần cân nhắc thật kỹ trước khi giúp người khác để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc và day dứt về sau – như cậu bé kia sẽ hối tiếc vì đã giúp đỡ bướm nhỏ mà không để cho chú bướm trưởng thành theo quy luật tự . Biểu hiện: – Trong cuộc sống có rất nhiều người tự nỗ lực vượt qua khó khăn để cuối cùng dẫn đến thành công như: Bác Hồ (bằng ý chí của mình đã đi đến cái đích mà Người mong muốn – độc lập tự do cho dân tộc),những học sinh nghèo vượt khó, vừa phụ giúp gia đình vừa đi học mà cuối cùng đậu vào các đại học danh tiếng với số điểm rất cao. – Họ nhận được giúp sức từ xã hội, gia đình nhưng không vì thế mà họ trở nên ỉ lại. dựa dẫm, trái lại họ còn cố gắng thêm rất nhiều và cuối cùng cũng đạt được thành công như mong muốn. – Trong xã hội hiện nay, có những người có nhiệt huyết và tấm lòng muốn giúp đỡ người khác thật lòng chứ không vì danh lợi nên họ biết cách giúp đỡ trọn vẹn và lâu dài, cho “cần câu” chứ không cho “cá”, như những chương trình truyền hình thực tế “vượt lên chính mình, ngôi nhà mơ ước, câu chuyện ước mơ” luôn trân trọng những con người luôn cố gắng và không bao giờ từ bỏ ước mơ. – Trái lại, cũng có một số người như cậu bé trong câu chuyện, vì không toàn tâm chú ý mà hấp tấp vội vàng, nên giúp đỡ một cách không suy nghĩ, hời hợt khiến cho người được giúp ỷ lại. Đó là những bậc cha mẹ quá nuông chiều con, khiến cho con trẻ không có ý thức tự lập mà luôn dựa dẫm, thậm chí vô cảm trước mọi việc. Phê phán và giải quyết: – Phê phán những ai thiếu niềm tin, không có ý chí nghị lực. – Cần nêu gương những con người có ý chí, nghị lực luôn cố gắng vượt qua khó khăn để tiến đến thành công. – Giúp đỡ những ai chưa có ý chí nghị lực một cách hợp lý để họ hiểu được cần phải có sự tự nỗ lực của bản thân mình thì mới thành công. – Phê phán những người có lòng tốt nhưng hời hợt, gây ra những hậu quả đáng tiếc và cần tuyên truyền rộng rãi việc tương trợ lẫn nhau một cách đúng đắn trong cộng đồng. Bài học nhận thức và hành động: – Mỗi người trong chúng ta phải lấy chú bướm làm bài học cho mình, không bao giờ được từ bỏ niềm tin và ý chí, nếu không sẽ chẳng bao giờ đạt được điều mình mong muốn, sẽ như chú bướm mãi không bao giờ cất cánh lên được. – Không nên hời hợt như cậu bé trong chuyện, sự giúp đỡ là quý nhưng không nên giúp đỡ thái quá mà phải suy nghĩ chín chắn trước khi hành động. 3. Kết bài: nghị luận xã hội về cái kén bướm – Mỗi người trong chúng ta đều có sức mạnh của riêng mình để vượt qua khó khăn, khó khăn như đã trở thành điều tất yếu của cuộc sống mà không ai có thể tránh khỏi. – Hãy đừng vội từ bỏ ước mơ vì những khó khăn áp lực trước mắt, vượt qua tất cả ta sẽ thành công. – Không nên có thói quen nương nhờ, dựa dẫm, ta sẽ trở nên yếu đuối mà không thể làm chủ được cuộc đời cho riêng mình. – Giúp đỡ người khác là việc nên làm nhưng giúp đỡ như thế nào để sự giúp đỡ đó trở nên hữu ích và không mang lại hậu quả xấu là điều mà chúng ta cần cân nhắc.
File đính kèm:
- dan_bai_nghi_luan_xa_hoi_y_chi_nghi_luc.docx