Chuyên đề Rèn kĩ năng viết đoạn văn

I.KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐOẠN VĂN

1.Hình thức:

+ Gồm một chuỗi câu

+ Bắt đầu : viết hoa, lùi đầu dòng.

+ Kết thúc: dấu chấm xuống dòng.

2.Nội dung:

 + Đoạn văn biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.

 + Các ý trong đoạn phải được sắp xếp theo một trật tự nhật định

*Câu chủ đề:

+ Về nội dung : khái quát nội dung của cả đoạn

+ Về dung lượng : ngắn gọn

+ Về cấu tạo : đủ hai thành phần chính

+ Về vị trí : đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn hoặc cả đầu cả cuối

 

ppt 26 trang cucpham 01/08/2022 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Rèn kĩ năng viết đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Rèn kĩ năng viết đoạn văn

Chuyên đề Rèn kĩ năng viết đoạn văn
CÁC THẦY CÔ GIÁO ĐẾN DỰ GiỜ 
 LỚP 9 b 
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 
CHUYÊN ĐỀ: 
RÈN KĨ NĂNG ViẾT ĐoẠN VĂN 
I.KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐOẠN VĂN 
CHUYÊN ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN 
Đoạn văn B: 
	( 1)Mọi người dân Việt Nam đều say mê “Truyện Kiều”. (2)Từ những nhà nho trước đây như Mộng Liên Đường, Chu Mạnh Trinh là những người học rộng biết cao đến những cụ già hiện nay trình độ văn hóa còn thấp kém, thế nhưng không ai không thuộc dăm ba câu Kiều, thậm chí có người thuộc cả quyển Kiều. (3) Từ những người chiến sĩ cách mạng bị vào tù ra tội mà vẫn luôn nhớ mang trong mình quyển Kiều, coi nó như là một người bạn tri âm đến các anh chiến sĩ hải đảo, biên phòng ngày nay bề bộn trăm công nghìn việc, thế mà cứ lúc nào rảnh rỗi lại ngồi ngâm nga đôi ba câu Kiều hoặc chơi trò “đố Kiều” thành thạo. (4)Rồi ngay cả đến những em bé mới tuổi đến trường, đã có em đòi ông bà, cha mẹ đọc Kiều cho nghe. 
Bài 1/ PBT: Đọc hai đoạn văn sau và hoàn thành bảng nhận xét: 
Đoạn văn A: 
(1)rồi ngay cả đến những em bé mới tuổi đến trường, đã có em đòi ông bà, cha mẹ đọc Kiều cho nghe. (2)Mọi người dân Việt Nam đều say mê “Truyện Kiều”. (3) Từ những nhà nho trước đây như Mộng Liên Đường, Chu Mạnh Trinh là những người học rộng biết cao đến những cụ già hiện nay trình độ văn hóa còn thấp kém, thế nhưng không ai không thuộc dăm ba câu Kiều, thậm chí có người thuộc cả quyển Kiều 
Nhận xét 
Đoạn văn A 
Đoạn văn B 
Hình thức 
Nội dung 
Trật tự ý 
Vị trí câu chủ đề 
Đoạn văn B: 
	( 1)Mọi người dân Việt Nam đều say mê “Truyện Kiều”. (2)Từ những nhà nho trước đây như Mộng Liên Đường, Chu Mạnh Trinh là những người học rộng biết cao đến những cụ già hiện nay trình độ văn hóa còn thấp kém, thế nhưng không ai không thuộc dăm ba câu Kiều, thậm chí có người thuộc cả quyển Kiều. (3) Từ những người chiến sĩ cách mạng bị vào tù ra tội mà vẫn luôn nhớ mang trong mình quyển Kiều, coi nó như là một người bạn tri âm đến các anh chiến sĩ hải đảo, biên phòng ngày nay bề bộn trăm công nghìn việc, thế mà cứ lúc nào rảnh rỗi lại ngồi ngâm nga đôi ba câu Kiều hoặc chơi trò “đố Kiều” thành thạo. (4)Rồi ngay cả đến những em bé mới tuổi đến trường, đã có em đòi ông bà, cha mẹ đọc Kiều cho nghe. 
Đoạn văn A: 
(1)rồi ngay cả đến những em bé mới tuổi đến trường, đã có em đòi ông bà, cha mẹ đọc Kiều cho nghe. (2)Mọi người dân Việt Nam đều say mê “Truyện Kiều”. (3) Từ những nhà nho trước đây như Mộng Liên Đường, Chu Mạnh Trinh là những người học rộng biết cao đến những cụ già hiện nay trình độ văn hóa còn thấp kém, thế nhưng không ai không thuộc dăm ba câu Kiều, thậm chí có người thuộc cả quyển Kiều 
Nhận xét 
Đoạn văn A 
Đoạn văn B 
Hình thức 
-Chữ đầu đoạn không viết hoa, không lùi vào. 
-Cuối đoạn không có dấu câu. 
-Chữ đầu đoạn viết hoa, lùi vào. 
-Câu cuối có dấu chấm xuống dòng kết thúc đoạn. 
Nội dung 
- Chưa hoàn chỉnh 
Diễn đạt 1 ý tương đối hoàn chỉnh: 
Trật tự ý 
 Sắp xếp lộn xộn 
Sắp xếp theo một trật tự 
 Vị trí câu chủ đề 
Đứng ở giữa đoạn: Câu 2 
Đứng ở đầu đoạn :Câu 1 
I.KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐOẠN VĂN 
1.Hình thức : 	 
+ Gồm một chuỗi câu 
+ Bắt đầu : viết hoa, lùi đầu dòng. 
+ Kết thúc: dấu chấm xuống dòng.	 
2.Nội dung : 
	 + Đoạn văn biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. 
	+ Các ý trong đoạn phải được sắp xếp theo một trật tự nhật định 
*Câu chủ đề : 
+ Về nội dung : khái quát nội dung của cả đoạn 
+ Về dung lượng : ngắn gọn 
+ Về cấu tạo : đủ hai thành phần chính 
+ Về vị trí : đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn hoặc cả đầu cả cuối 
CHUYÊN ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN 
3. CÁC CÁCH TRÌNH BÀY ĐOẠN VĂN 
Có câu chủ đề 
Không có câu chủ đề 
Đứng ở đầu đoạn 
Đứng ở cuối đoạn 
Đứng ở cả đầu và cuối 
Đoạn diễn dịch 
Đoạn quy nạp 
Đoạn tổng phân hợp 
Đoạn song hành 
Đoạn móc xích 
3. CÁC CÁCH TRÌNH BÀY ĐOẠN VĂN 
Có câu chủ đề 
Không có câu chủ đề 
Đứng ở đầu đoạn 
Đứng ở cuối đoạn 
Đứng ở cả đầu và cuối 
Đoạn diễn dịch 
Đoạn quy nạp 
Đoạn tổng phân hợp 
Đoạn song hành 
Đoạn móc xích 
CHUYÊN ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN 
I.KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐOẠN VĂN 
II.LUYỆN TẬP 
CHUYÊN ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN 
Bài 2: PBT: Cho đoạn văn sau: 
“ Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: 
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? 
- Là con thầy mấy lị con u. 
- Thế nhà con ở đâu? 
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu. 
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không ? 
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: 
- Có. 
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: 
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? 
Thằng bé dơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: 
- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! 
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: 
- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ. 
Anh em đồng chí có biết cho bố con ông. 
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. 
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai". 
	(Trích « Làng » - Kim Lân) 
“ Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: 
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? 
- Là con thầy mấy lị con u. 
- Thế nhà con ở đâu? 
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu. 
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không ? 
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: 
- Có. 
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: 
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? 
Thằng bé dơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: 
- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! 
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: 
- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ. 
Anh em đồng chí có biết cho bố con ông. 
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. 
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai". 
	(Trích « Làng » - Kim Lân) 
Nhận xét về đoạn văn trên có bạn học sinh đã viết: Qua đoạn văn “Ông lão đơn sai”, trong truyện ngắn “Làng”, của Kim Lân đã cho người đọc thấy được tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật ông Hai. 
Coi nhận xét trên là câu chủ đề của một đoạn văn thì bạn học sinh trên đã mắc lỗi gì khi viết câu, hãy sửa lại cho đúng ngữ pháp. 
Triển khai câu chủ đề đó thành ba đoạn văn: 
Đoạn diễn dịch khoảng chín câu trong đó có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và câu nghi vấn, gạch chân, chú thích rõ. 
Đoạn quy nạp khoảng chín câu, trong đó có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thán, gạch chân, chú thích rõ. 
Đoạn tổng phân hợp khoảng chín câu trong đó có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu ghép, gạch chân, chú thích rõ. 
Bài 2/PBT: 
	 Nhận xét về đoạn văn trên có bạn học sinh đã viết: Qua đoạn văn “Ông lão đơn sai”, trong truyện ngắn “Làng”, của Kim Lân đã cho người đọc thấy được tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật ông Hai. 
1. Tìm lỗi và sửa: 
*Lỗi: Câu thiếu chủ ngữ vì nhầm lẫn trạng ngữ là chủ ngữ 
*Sửa: Có 2 cách: 
Bỏ từ “của”: 
	Qua đoạn văn “Ông lão đơn sai”, trong truyện ngắn “Làng”, Kim Lân đã cho người đọc thấy được tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật ông Hai. 
Bỏ từ “Qua”, dấu phẩy trước từ “của” 
	 Đoạn văn “Ông lão đơn sai”, trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã cho người đọc thấy được tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật ông Hai. 
Coi nhận xét trên là câu chủ đề của một đoạn văn thì bạn học sinh trên đã mắc lỗi gì khi viết câu, hãy sửa lại cho đúng ngữ pháp. 
2.Viết đoạn văn: 
*Bước 1: Phân tích yêu cầu của đề: 
Về hình thức: 
Cách trình bày: 
Dung lượng: 
Yếu tố phụ: 
- Về nội dung: 
*Bước 1: Phân tích yêu cầu của đề: 
Về hình thức: 
Đoạn 1 
Đoạn 2 
Đoạn 3 
Cách trình bày 
Diễn dịch- câu chủ đề ở đầu đoạn 
Quy nạp – câu chủ đề ở cuối đoạn 
T-P-H _câu chủ đề ở cả đầu và cuối đoạn 
Dung lượng 
9 câu 
9 câu 
9 câu 
Yếu tố phụ 
Lời dẫn trực tiếp 
Câu nghi vấn 
Lời dẫn trực tiếp 
Câu cảm thán 
Lời dẫn trực tiếp 
Câu ghép 
- Về nội dung: tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật ông Hai qua cuộc trò chuyện với con 
*Bước 2: Tìm ý và sắp xếp ý: 
@: Câu chủ đề: Đoạn văn “Ông lão đơn sai”, trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã cho người đọc thấy được tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật ông Hai. 
@: Ý cụ thể : Phân tích cuộc trò chuyện của ông Hai với con nhỏ: 
 -Nguyên nhân dẫn đến cuộc trò chuyện 
	 +Là người rất yêu làng, tự hào về làng, vậy mà ông Hai phải đi đến một quyết định khó khăn “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. 
	+Quyết định rứt khoát rồi nhưng ông vẫn rất đau khổ, ông không biết giãi bày với ai đành trò chuyện với đứa con nhỏ. 
-Mục đích của cuộc trò chuyện: 
	 +Để vơi đi phần nào nỗi buồn trong lòng ông 
	+Để minh oan cho mình 	 
-Nội dung cuộc trò chuyện: 
	 +Ông hỏi con “Thế nhà con ở đâu?” để ông muốn con ghi nhớ quê cha đất tổ“nhà ta ở làng chợ Dầu” ->tình yêu, nỗi nhớ làng tha thiết. 
	+Ông nhắc con – cũng là tự nhắc mình “Ủng hộ cụ Hồ con nhỉ” ->trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy vẫn lúc nào cũng luôn thủy chung với kháng chiến, cách mạng, với cụ Hồ. 
	+Ông luôn trước sau như một: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. ->Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng. 
Đây cũng là tình cảm yêu nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. 
*Bước 1: Phân tích yêu cầu của đề : 
*Bước 2: Tìm ý và sắp xếp các ý : 
*Bước 3: Viết đoạn văn : 
chú ý dùng từ, đặt câu cho chính xác 
liên kết các câu văn, đảm bảo đoạn văn được liền mạch 
Đánh số câu, đủ dung lượng 
*Bước 4 : Đọc lại, sửa, gạch chân yếu tố phụ, chú thích 
@: Câu chủ đề: Đoạn văn “Ông lão đơn sai”, trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã cho người đọc thấy được tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật ông Hai. 
@: Ý cụ thể : Phân tích cuộc trò chuyện của ông Hai với con nhỏ: 
 -Nguyên nhân dẫn đến cuộc trò chuyện: 
	 +Là người rất yêu làng, tự hào về làng, vậy mà ông Hai phải đi đến một quyết định khó khăn dứt khoát “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. 
	+Quyết định rứt khoát rồi nhưng ông vẫn rất đau khổ, ông không biết giãi bày với ai, ông trò chuyện với đứa con nhỏ. 
-Mục đích của cuộc trò chuyện: 
	 +Để vơi đi phần nào nỗi buồn trong lòng ông 
	+Để minh oan cho mình 	 
-Nội dung cuộc trò chuyện: 
	 +Ông hỏi con “Thế nhà con ở đâu?” để ông muốn con ghi nhớ quê cha đất tổ“nhà ta ở làng chợ Dầu” ->tình yêu, nỗi nhớ làng tha thiết. 
	+Ông nhắc con – cũng là tự nhắc mình “Ủng hộ cụ Hồ con nhỉ” ->trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy vẫn lúc nào cũng luôn thủy chung với kháng chiến, cách mạng, với cụ Hồ. 
	+Ông luôn trước sau như một: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. ->Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng . 
Đây cũng là tình cảm của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. 
	 (1)Đoạn văn “Ông lão đơn sai” trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã cho người đọc thấy được tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật ông Hai. (2)Là người rất yêu làng, tự hào về làng, vậy mà ông Hai phải đi đến một lựa chọn khó khăn “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.( 3)Quyết định rứt khoát là thế nhưng ông vẫn rất đau khổ. (4)Ông không biết giãi bày với ai đành trò chuyện với đứa con nhỏ để vơi đi phần nào nỗi buồn trong lòng và để minh oan cho mình. (5)Chính vì thế, ông hỏi con “Thế nhà con ở đâu?” để ông muốn con ghi nhớ quê cha đất tổ“nhà ta ở làng chợ Dầu”.(6)Đồng thời, ông nhắc con – cũng là tự nhắc mình “Ủng hộ cụ Hồ con nhỉ”. (7)Phải chăng, trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy lúc nào cũng thủy chung với kháng chiến, cách mạng, với cụ Hồ? (8) Ông luôn trước sau như một: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. Tình cảm ấy thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng biết bao! 
Chú thích: 
	- Câu 6 có chứa lời dẫn trực tiếp 
	- Câu 7 là câu nghi vấn 
ĐOẠN VĂN THAM KHẢO 
a: ĐOẠN DIỄN DỊCH 
b. ĐOẠN QUY NẠP 
	(1)Là người rất yêu làng, tự hào về làng, vậy mà ông Hai phải đi đến một lựa chọn khó khăn “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.(2)Quyết định rứt khoát là thế nhưng ông vẫn rất đau khổ. (3)Ông không biết giãi bày với ai đành trò chuyện với đứa con nhỏ để vơi đi phần nào nỗi buồn trong lòng và để minh oan cho mình. (4)Chính vì thế, ông hỏi con “Thế nhà con ở đâu?” để ông muốn con ghi nhớ quê cha đất tổ“nhà ta ở làng chợ Dầu”.(5)Đồng thời, ông nhắc con – cũng là tự nhắc mình “Ủng hộ cụ Hồ con nhỉ”. (6)Phải chăng, trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy lúc nào cũng thủy chung với kháng chiến, cách mạng, với cụ Hồ. (7) Ông luôn trước sau như một: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. (8)Tình cảm ấy thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng biết bao ! (9)Như vậy là, chỉ qua một cuộc trò chuyện ngắn nhưng Kim Lân đã cho người đọc thấy được tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của nhân vật ông Hai. 
Chú thích : 
- Câu 5 có chứa lời dẫn trực tiếp 
- Câu 8 là câu cảm thán 
C.ĐOẠN TỔNG – PHÂN HỢP 
	 (1)Trong đoạn văn “Ông lãođơn sai”, trích “Làng”, Kim Lân đã cho người đọc thấy được tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của ông Hai. (2)Là người rất yêu làng, tự hào về làng, vậy mà ông Hai phải đi đến một lựa chọn khó khăn “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.( 3)Quyết định rứt khoát là thế nhưng ông vẫn rất đau khổ. (4)Ông không biết giãi bày với ai đành trò chuyện với đứa con nhỏ để vơi đi phần nào nỗi buồn trong lòng và để minh oan cho mình. (5)Chính vì thế, ông hỏi con “Thế nhà con ở đâu?” để ông muốn con ghi nhớ quê cha đất tổ “nhà ta ở làng chợ Dầu”.(6)Đồng thời, ông nhắc con – cũng là tự nhắc mình “Ủng hộ cụ Hồ con nhỉ”. (7)Phải chăng, trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy lúc nào cũng thủy chung với kháng chiến, cách mạng, với cụ Hồ. (8) Ông luôn trước sau như một: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. (9)Tình cảm ấy thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng biết chừng nào ! (10)Qua đây, Kim Lân cũng thể hiện được tình cảm yêu nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. 
Chú thích: 
	- Câu 5 là câu ghép, có chứa lời dẫn trực tiếp 
III. Một số vấn đề cần lưu ý: 
1.Các bước cần làm khi gặp một đề viết đoạn văn 
Bước 1. Phân tích yêu cầu của đề. 
+Về hình thức: 
Đề bài yêu cầu viết đoạn văn theo dạng nào, kiểu nào? 
Câu chủ đề đã cho chưa? (Nếu đã cho thì sao? Nếu chưa cho thì sao?) 
Dung lượng đoạn? ( Đoạn văn khoảng mấy câu? Đánh số câu) 
Đoạn văn kèm theo yêu cầu ngữ pháp nào? 
+Về nội dung: 
Đề yêu cầu phân tích, chứng minh nội dung gì? (Nội dung chính của đoạn văn) 
Bước 2. Tìm ý, sắp xếp các ý: Đảm bảo đoạn văn có đủ ý bám sát nội dung cơ bản. 
Bước 3: Viết đoạn : chú ý liên kết các câu văn, đảm bảo đoạn văn có liên kết, mạch lạc 
Bước 4 : Đọc lại, gạch chân, chú thích yếu tố phụ 
CHUYÊN ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN 
2.Cách viết câu chủ đề  
1. Đoạn diễn dịch : 
-Câu đầu: xuất xứ + nội dung chính 
-Không tổng kết, khái quát gì ở câu cuối 
2. Đoạn quy nạp 
*Câu đầu: 
Cách 1: - Viết ra nháp như đoạn diễn dịch 
	 -Viết vào bài làm chính thức: đưa câu đầu xuống cuối cùng 
Cách 2 : Câu 1 chỉ nêu xuất xứ 
*Câu cuối: cần phải thêm những từ có tính chất tổng kết khái quát: có thể nói, như vậy là, tóm lại.vào trước câu chủ đề. 
3. Đoạn tổng phân hợp 
*Câu đầu : như đoạn diễn dịch 
*Câu cuối : có hai cách 
Cách 1: Thêm một số từ có ý khái quát, tổng kết + nhắc lại ý câu đầu nhưng thay thế bằng từ đồng nghĩa. 
Cách 2 : nói khái quát nghệ thuật, nâng cao mở rộng vấn đề 
CHUYÊN ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN 
3.Cách đưa các một số yếu tố phụ 
1.Câu nghi vấn: Phải chăng, + C +V ? 
2.Câu cảm thán: 
-Từ cảm thán (Ôi, Chao ôi, ), +C +V ! 
-C + V + (biết bao, biết chừng nào.. )! 
3.Câu ghép: 
- Vì C1 + V1 nên C2 + V2. 
- Tuy C1 + V1 nhưng C2 + V2. 
- Mặc dù C1 + V1 nhưng C2 + V2. 
-Sở dĩ C1 + V1 là vì C2 + V2. 
-C1 + V1 , C2 + V2. 
-C1+ V1 đồng thời C2+V2. 
4.Lời dẫn trực tiếp : Phải trích dẫn nguyên văn, đầy đủ, đặt trong ngoặc kép 
CHUYÊN ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN 
I. Kiến thức cơ bản về đoạn văn 
1.Hình thức :	 	 
2.Nội dung : 
II. Luyện tập: 
III.Một số lưu ý khi viết đoạn văn 
1.Các bước cần làm khi gặp một đề viết đoạn văn 
Bước 1. Tìm hiểu đề 
Bước 2. Tìm ý, sắp xếp các ý 
Bước 3: Viết đoạn 
Bước 4: Đọc , sửa, gạch chân yếu tố phụ, chú thích 
2.Cách viết câu chủ đề 
3. Cách đưa một số yếu tố ngữ pháp 
CHUYÊN ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Học và nắm chắc kiến thức đã ôn 
Hoàn thành bài tập 3 
Chuẩn bị bài:Ôn tập học kì I 
Xin ch©n thµnh c¶m ¬n 
c¸c thÇy gi¸o, c« gi¸o vµ c¸c em häc sinh 

File đính kèm:

  • pptchuyen_de_ren_ki_nang_viet_doan_van.ppt