Chuyên đề Rèn kĩ năng làm kiểu bài so sánh văn học

KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌC

KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI SO SÁNH

CÁC DẠNG BÀI SO SÁNH THƯỜNG GẶP

KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA KIỂU BÀI SO SÁNH

KHÁI NIỆM SO SÁNH

LÀ MỘT BIỆN PHÁP TU TỪ

LÀ MỘT THAO TÁC LẬP LUẬN

LÀ MỘT KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN

ĐỐI TƯỢNG

Đối tượng so sánh rất phong phú: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật

Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học.

 

ppt 45 trang cucpham 42722
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Rèn kĩ năng làm kiểu bài so sánh văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Rèn kĩ năng làm kiểu bài so sánh văn học

Chuyên đề Rèn kĩ năng làm kiểu bài so sánh văn học
CHUYÊN ĐỀ 
RÈN KĨ NĂNG LÀM KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌC 
Báo cáo viên: Nguyễn Thị Kim Hạnh 
Trường TH, THCS& THPT Văn Lang 
KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌC 
 KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
 PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI SO SÁNH 
CÁC DẠNG BÀI SO SÁNH THƯỜNG GẶP 
I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA KIỂU BÀI SO SÁNH 
1. KHÁI NIỆM SO SÁNH 
 LÀ MỘT BIỆN PHÁP TU TỪ 
 LÀ MỘT THAO TÁC LẬP LUẬN 
LÀ MỘT KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN 
 Đối tượng so sánh rất phong phú: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật 
2. ĐỐI TƯỢNG 
 - Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. 
Chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả 
-> thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm 
3. MỤC ĐÍCH 
Thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. 
Góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học 
a. Yêu cầu của thao tác so sánh 
4. YÊU CẦU 
b. Yêu cầu đối với người sử dụng thao tác so sánh 
 So sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, chung một bình diện để tránh khập khiễng. 
- So sánh thường đi đôi với nhận xét, đánh giá thì so sánh đó mới trở nên sâu sắc. 
- Phải có vốn kiến thức sâu rộng về văn chương kết hợp với trí tuệ sắc sảo, khả năng cảm thụ văn học tốt. 
- Phải có khả năng nắm bắt vấn đề cụ thể, chi tiết đồng thời có khả năng khái quát, tổng hợp 
- Phải biết cân bằng kiến thức, phân bố thời gian hợp lí để bài viết không sa vào lan man hoặc đầu voi đuôi chuột. 
* Đề thi học sinh Giỏi tỉnh Quảng Ninh 
- Năm học 2014 - 2015 (bảng A, câu 12 điểm): cảm nhận tiếng khóc của Chí Phèo (tác phẩm Chí Phèo ) ở các đoạn văn. 
- Năm học 2015 - 2016 (bảng B, câu 12 điểm): cảm nhận nỗi nhớ trong hai đoạn thơ bài Sóng (Xuân Quỳnh) và Tương tư (Nguyễn Bính). Bảng A: kiểu bài so sánh có sự lồng ghép kiến thức lí luận văn học. 
- Năm học 2016 - 2017 (bảng A, câu 12 điểm): cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và nhân vật trữ tình qua hai đoạn thơ bài Tràng giang (Huy Cận) và Vội vàng (Xuân Diệu). 
5. VỊ TRÍ 
Kiểu bài so sánh có vị trí quan trọng và xuất hiện khá nhiều trong các kì thi Học sinh Giỏi; thi Đại học, THPTQG. 
* Đề thi học sinh Giỏi tỉnh Quảng Ninh 
 Năm học 2018 - 2019 (bảng A, câu 12 điểm): 	 
	 Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu. 
	 (SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXBGD, năm 2014, tr.136) 
	 Hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên qua việc cảm nhận các đoạn thơ: 
	Sao anh không về chơi thôn Vĩ 
	. 
	Có chở trăng về kịp tối nay? 
	(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử ) 
	Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi 
	Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. 
	(Tây Tiến – Quang Dũng ) 
* Đề thi đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục: 
	- Năm học 2007 - 2008 (khối C câu 3; 5 điểm) 
	- Năm học 2008 - 2009 (khối C câu 3a; 5 điểm) 
	- Năm học 2009 - 2010 (khối C câu 3a; 5 điểm) 
	 - Năm học 2009 - 2010 (khối D, câu 3b; 5 điểm) 
	- Năm học 2011 - 2012 (khối D, câu 3a; 5 điểm) 
* Đề thi THPT Quốc gia năm học 2017 - 2018 
Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa  – Nguyễn Minh Châu). Từ đó anh/chị hãy liên hệ sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả. 
Thông thường có hai cách: 
- Cách 1: Nối tiếp: Lần lượt phân tích hai đối tượng rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau.	 
II. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI SO SÁNH VĂN HỌC 
- Cách 2: Song song: Tìm ra các luận điểm giống và khác nhau  rồi  lần lượt phân tích từng luận điểm kết hợp với việc lấy song song dẫn chứng của cả hai đối tượng so sánh. 
-> Phù hợp với kì thi THPT Quốc gia 
-> Phù hợp với các kì thi học sinh giỏi 
Mô hình khái quát của kiểu bài này theo cách 1 
I. Mở bài: 
- Giới thiệu 2 tác giả, 2 tác phẩm 
 Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh. 
CÁCH LÀM KIỂU BÀI SO SÁNH TRONG KÌ THI THPT QG 
II. Thân bài 
1. Làm rõ đối tượng so sánh thứ 1 (chủ yếu vận dụng thao tác lập luận phân tích). 
2. Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 
3. So sánh:  Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên các bình diện như chủ đề, nội dung, nghệ thuật 
III. Kết bài: 
 Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. 
Mô hình khái quát của kiểu bài này theo cách 1 
I. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát về đối tượng cần phân tích, gợi nhắc tới đối tượng cần liên hệ 
LƯU Ý: BÀI LIÊN HỆ 
II. Thân bài 
1. Phân tích đối tượng chính 
2. Liên hệ đến đối tượng 2 
3. So sánh:  Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như chủ đề, nội dung, nghệ thuật  
III. Kết bài: 
 Khẳng định vấn đề nghị luận 
I. Mở bài 
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh. 
 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN SO SÁNH TRONG CÁC KÌ THI HS GIỎI 
II. Thân bài 
- Điểm giống nhau 
+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng ở cả hai văn bản) 
+ Luận điểm  (lấy dẫn chứng ở cả hai văn bản) 
- Điểm khác nhau 
+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản) 
+ Luận điểm  (lấy dẫn chứng cả hai văn bản) 
 Lí giải sự khác biệt (dựa vào phong cách nghệ thuật của nhà văn, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm,..) 
III. Kết bài 
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau 
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.         
II. CÁC DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN SO SÁNH THƯỜNG GẶP VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI 
1. Dạng 1: So sánh hai đoạn thơ, hai đoạn văn 
a. Những điều cần lưu ý khi làm bài 
- Phân tích từng đoạn thơ (đoạn văn) gắn liền với việc xác định vị trí của chúng. 
- Khi phân tích cần xác định các luận điểm để hình thành các đoạn văn trình bày từng luận điểm, tránh sa vào diễn xuôi thơ hoặc kể lại câu chuyện. 
- Khi so sánh, chú ý các bình diện: thể thơ, kết cấu, đề tài, cảm hứng, các biện pháp tu từ, nhân vật,  
III. CÁC DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN SO SÁNH THƯỜNG GẶP VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI 
 CÁC DẠNG BÀI SO SÁNH 
So sánh hai đoạn thơ/ hai đoạn văn 
So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm 
So sánh hai nhân vật 
So sánh một đặc điểm, một khía cạnh của hai nhân vật 
So sánh cách kết thúc của hai tác phẩm 
So sánh phong cách nghệ thuật của hai tác giả 
So sánh nội dung tư tưởng của hai tác phẩm 
So sánh đặc điểm nghệ thuật của hai tác phẩm 
II. CÁC DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN SO SÁNH THƯỜNG GẶP VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI 
1. Dạng 1: So sánh hai đoạn thơ, hai đoạn văn 
a. Những điều cần lưu ý khi làm bài 
- Phân tích từng đoạn thơ (đoạn văn) gắn liền với việc xác định vị trí của chúng. 
- Khi phân tích cần xác định các luận điểm để hình thành các đoạn văn trình bày từng luận điểm, tránh sa vào diễn xuôi thơ hoặc kể lại câu chuyện. 
- Khi so sánh, chú ý các bình diện: thể thơ, kết cấu, đề tài, cảm hứng, các biện pháp tu từ, nhân vật,  
III. CÁC DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN SO SÁNH THƯỜNG GẶP VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI 
1. Dạng 1: So sánh hai đoạn thơ, hai đoạn văn 
a. Những điều cần lưu ý khi làm bài 
- Phân tích từng đoạn thơ (đoạn văn) gắn liền với việc xác định vị trí của chúng. 
- Khi phân tích cần xác định các luận điểm để hình thành các đoạn văn trình bày từng luận điểm, tránh sa vào diễn xuôi thơ hoặc kể lại câu chuyện. 
- Khi so sánh, chú ý các bình diện: thể thơ, kết cấu, đề tài, cảm hứng, các biện pháp tu từ, giọng điệu, nhân vật,  
Đề 1 . Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau: 
Rải rác biên cương mồ viễn xứ  Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh  Áo bào thay chiếu anh về đất  Sông Mã gầm lên khúc độc hành 
	( Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ Văn 12) 
Có biết bao người con gái con trai  Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi  Họ đã sống và chết  Giản dị và bình tâm  Không ai nhớ mặt đặt tên  Nhưng họ đã làm ra Đất Nước 
	( Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12) 
b. Một số ví dụ 
Dàn ý chi tiết 
I. Giới thiệu về các tác giả, tác phẩm 
II. Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ 
1. Cảm nhận đoạn thơ trong bài “Tây Tiến” 
- Vị trí đoạn thơ trong bài thơ “Tây Tiến”: nằm ở khổ 3, sau dòng hồi tưởng về núi rừng Tây Bắc - địa bàn hoạt động của người lính Tây Tiến và những kỉ niệm đậm tình quân dân. 
- Về nội dung: 
+ Đoạn thơ ca ngợi lí tưởng chiến đấu cao đẹp, sẵn sàng hiến dâng tuổi xanh cho đất nước. 
+ Sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến. Cái chết được đề cập đến như là sự trở về. Tiếng gầm của sông Mã như lời ai điếu dữ dội của thiên nhiên tiễn đưa linh hồn tử sĩ. 
- Về nghệ thuật: Ngòi bút vừa hiện thực vừa lãng mạn, giọng điệu vừa bi thương vừa hùng tráng, nói giảm nói tránh, thể thơ thất ngôn với ngôn ngữ trang trọng, cổ kính qua hệ thống từ Hán Việt.... 
2. Cảm nhận đoạn thơ trong đoạn trích “Đất Nước” 
Vị trí: Đây là đoạn thơ nằm ở phần cảm nhận (định nghĩa) về mối quan hệ giữa cá nhân với Đất Nước. 
Về nội dung : 
+ Đoạn thơ là sự khám phá Đất Nước dưới góc nhìn lịch sử. Trong đó nhà thơ bộc lộ lòng trân trọng ngợi ca, biết ơn với nhân dân - những người anh hùng vô danh đã cống hiến, hi sinh một cách tự nguyện, thầm lặng để làm nên Đất Nước. 
+ Khẳng định Đất Nước của Nhân dân. 
- Về nghệ thuật : Thể thơ tự do với những câu dài ngắn linh hoạt, ngôn ngữ bình dị...Giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng, sâu lắng... 
a. Sự tương đồng: Hai đoạn thơ cùng ngợi ca tinh thần yêu nước của những người đã ngã xuống trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Họ hi sinh một cách tự nguyện, thanh thản, nhẹ nhàng mà thầm lặng. Họ là những người bình thường nhưng công lao lại vô cùng to lớn. 
b. Sự khác biệt: 
 Về nội dung: 
+ Đoạn thơ trong bài Tây Tiến ra đời vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, khắc họa vẻ đẹp rất hào hùng, bi tráng của người lính Tây Tiến. Họ là những con người cụ thể - những chàng trai xuất thân từ Hà Nội, lần đầu lên miền Tây hoang  ... hi tiết trong tác phẩm (nằm trong ngữ cảnh nào). Không nêu được vị trí, người nghe sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của chi tiết đó. 
Trình bày ý nghĩa của chi tiết đó ở các phương diện: 
+ nội dung (chi tiết thể hiện phẩm chất, tính cách nào của nhân vật, thể hiện tư tưởng, quan niệm gì của tác giả,) 
+ nghệ thuật (chi tiết đóng vai trò gì trong dòng câu chuyện, thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà văn như thế nào). 
b. Một số ví dụ 
Đề 1: Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. ( Vợ nhặt - Kim Lân) 
	Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) 
	Cảm nhận về chi tiết những giọt nước mắt trong hai tác phẩm. 
Đề 2 : Cảm nhận của anh/chị về chi tiết tiếng sáo “thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân ( Vợ chồng A Phủ  - Tô Hoài, Ngữ văn 12). Từ đó liên hệ đến chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở ( Chí Phèo  - Nam Cao, Ngữ văn 11). 
3. Dạng 3: So sánh hai nhân vật 
a. Những điều cần lưu ý khi làm bài 
- Học sinh cần xác định và trình bày đầy đủ, lần lượt các đặc điểm của từng nhân vật như dạng bài phân tích nhân vật. Chú ý phần đánh giá (nghệ thuật xây dựng nhân vật và ý nghĩa nhân vật vì học sinh hay quên phần này). 
So sánh trên các bình diện: 
+ nội dung (nhân vật đại diện cho tầng lớp nào, vùng miền nào; nét phẩm chất, tính cách tiêu biểu; qua nhân vật nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì,) 
+ nghệ thuật xây dựng nhân vật (cách miêu tả chân dung, khắc họa tâm lí như thế nào, ngôn ngữ nhân vật,) 
Đề 2: Cảm nhận về nhân vật Đan Thiềm trong trích đoạn  Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài  (Nguyễn Huy Tưởng) và viên quản ngục trong  Chữ Người tử tù  (NguyễnTuân). 
Đề 3: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng bóng tối và ánh sáng trong hai truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. 
b. Một số ví dụ 
Đề 1: Cảm nhận về nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) và Dít trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành). 
4. Dạng 4: So sánh một đặc điểm, một khía cạnh của hai nhân vật 
a. Một số lưu ý khi làm bài 
- Học sinh cần xác định đúng yêu cầu của đề bàn về một đặc điểm, khía cạnh cụ thể của nhân vật, tránh tuyệt đối sa vào phân tích toàn bộ nhân vật. 
- Khi phân tích, đối chiếu một đặc điểm của nhân vật, cần đặt trong mối quan hệ tổng thể: giới thiệu sơ lược về nhân vật, lướt qua những nét phẩm chất tiêu biểu rồi sau đó mới phân tích đặc điểm chính theo yêu cầu của đề. 
- Phần so sánh tương tự dạng bài so sánh nhân vật, chú ý xoáy vào đặc điểm, khía cạnh chính theo yêu cầu của đề. 
b. Một số ví dụ 
Đề 1: Vẻ đẹp tình mẫu tử của bà cụ Tứ trong  Vợ nhặt  (Kim Lân) và người đàn bà hàng chài trong  Chiếc thuyền ngoài xa  (Nguyễn Minh Châu). 
1. Vẻ đẹp tình mẫu tử của bà cụ Tứ 
a. Giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh của bà cụ Tứ: 
b. Biểu hiện của tình mẫu tử: 
2. Vẻ đẹp tình mẫu tử của người đàn bà hàng chài 
a. Giới thiệu sơ lược về hình dáng, số phận của nhân vật người đàn bà hàng chài 
b. Biểu hiện của tình mẫu tử 
Gợi ý 
3 . So sánh 
a. Sự tương đồng 
- Hai người mẹ này đều có nét chung là trải qua nhiều nỗi khổ cực trong đời mà vẫn luôn giữ được sự lạc quan, niềm tin vào tương lai và cội nguồn sâu xa của những điều đó chính là nhờ tình yêu thương con vô bờ. 
- Hai nhân vật này đã góp phần hoàn thiện chân dung người phụ nữ Việt Nam truyền thống. 
Vẻ đẹp tâm hồn, đặc biệt vẻ đẹp tình mẫu tử được làm nổi bật qua tình huống truyện độc đáo, đầy ấn tượng. 
b. Sự khác biệt 
- Hoàn cảnh sống của hai bà mẹ khác nhau: bà cụ Tứ quay quắt trước nạn đói kinh hoàng; người đàn bà hàng chài cực nhọc với cuộc mưu sinh thường nhật. 
- Cách bộc lộ tình thương con khác nhau: bà cụ Tứ vượt lên trên mọi nỗi buồn lo trước cái đói để thắp sáng niềm tin cuộc sống cho con; người đàn bà hàng chài vượt lên trên những đau khổ, tủi nhục của bản thân để lo miếng cơm manh áo cho đàn con. 
Đề 2: Vẻ đẹp anh hùng cách mạng của nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) và Tnú trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành). 
Đề 3: Cảm nhận bi kịch tha hóa của nhân vật Trương Ba ( Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ). Từ đó liên hệ đến bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo ( Chí Phèo – Nam Cao) để nhận xét về thông điệp mà các nhà văn gửi gắm qua hai tác phẩm. 
5. Dạng 5: So sánh cách kết thúc hai tác phẩm 
a. Những điều cần lưu ý khi làm bài 
- Để hiểu rõ cách kết thúc, cần khái quát nội dung cơ bản của toàn tác phẩm trước khi đi vào phân tích cách kết thúc. 
- Học sinh cần nắm được chính xác chi tiết kết thúc tác phẩm và phải trích dẫn được nguyên văn chi tiết ấy trong bài viết. 
- Cần chỉ ra những nét đặc sắc, mới mẻ trong cách kết thúc của từng tác phẩm. Từ đó chỉ ra ý nghĩa của cách kết thúc (thể hiện tư tưởng chủ đề, thông điệp, ý đồ nghệ thuật,.. của tác giả như thế nào). 
- Khi so sánh, đối chiếu trên các phương diện: cách kết thúc mở/ đóng; ý nghĩa tư tưởng, nghệ thuật xây dựng, lựa chọn chi tiết kết thúc, 
b. Một số ví dụ 
Đề 1: So sánh kết thúc truyện ngắn Chí Phèo  của Nam Cao và kết thúc tác phẩm  Vợ nhặt  của Kim Lân. 
Đề 2: So sánh kết thúc tác phẩm truyện ngắn  Hai đứa trẻ  của Thạch Lam và kết thúc tác phẩm  Vợ chồng A Phủ  của Tô Hoài. 
Đề 3: So sánh kết thúc hai tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao và Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. 
 6. Dạng 6: So sánh phong cách nghệ thuật của hai tác giả (hoặc của một tác giả ở các giai đoạn khác nhau) 
a. Những lưu ý khi làm bài 
- Đây là dạng đề khó, có tính phân loại học sinh rất cao, thường xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi các cấp. 
- Muốn làm được dạng bài này, học sinh phải có kiến thức chắc chắn về phong cách nghệ thuật của tác giả (được thể hiện ngắn gọn ở phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa). 
- Khi làm bài, cần làm bật lên được những nét riêng biệt, độc đáo của phong cách nghệ thuật từng tác giả thể hiện qua từng tác phẩm. Hoặc có thể là sự biến chuyển phong cách nghệ thuật của một tác giả qua các thời kì khác nhau. 
- Tùy yêu cầu đề, học sinh có thể nêu phong cách nghệ thuật trước rồi mới phân tích biểu hiện. Hoặc phân tích rồi mới khái quát đặc điểm phong cách nghệ thuật. 
b. Một số ví dụ 
Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân). So sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao ( Chữ người tử tù ) để thấy sự thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. 
Đề 2 : Cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Đà ( Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân) và sông Hương ( Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường) để thấy rõ phong cách nghệ thuật của hai nhà văn. 
7. Dạng 7: So sánh nội dung tư tưởng của hai tác phẩm (hoặc của đoạn thơ, đoạn văn) 
a. Những lưu ý khi làm bài 
Yêu cầu phân tích, so sánh các phương diện, nội dung tư tưởng như: tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước,... 
 Cần xác định chính xác vấn đề nghị luận, giải thích khái niệm và nêu được các biểu hiện của tư tưởng thể hiện trong tác phẩm 
- Phân tích dẫn chứng cụ thể ở tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề. 
- Khi làm bài, học sinh cần xác định: 
+ Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu nhất, trình bày dẫn chứng đầy đủ mà đảm bảo độ ngắn gọn nhất. 
+ Biết phân bố thời gian phù hợp để đảm bảo hoàn thành bài làm; các luận điểm được trình bày ở mức độ đồng đều, tránh tình trạng “đầu voi đuôi chuột”. 
+ Không sa vào phân tích nhân vật, hoặc phân tích đoạn thơ, đoạn văn. 
b. Một số ví dụ 
Đề 1: Cảm nhận giá trị nhân đạo của Nam Cao và Kim Lân qua hai tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt. 
Đề 2 : Chủ nghĩa yêu nước qua hai đoạn thơ: 
	Những đường Việt Bắc của ta 
	............................. 
	Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay	 
	(Việt Bắc, Tố Hữu ) 
	Em ơi em 
	..................................... 
	Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh 
	(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm ) 
8. Dạng 8: So sánh đặc điểm nghệ thuật của hai tác phẩm (hoặc của hai đoạn thơ, đoạn văn) 
a. Những lưu ý khi làm bài 
- Đối tượng so sánh là các phương diện hình thức nghệ thuật như xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hoặc toàn bộ nét đặc sắc nghệ thuật của hai tác phẩm. 
- Khi làm bài, cần xác định đúng vấn đề nghị luận, các biểu hiện của vấn đề và phân tích các dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. 
- Đây là đề văn khó vì những biểu hiện về nghệ thuật thường khó nhận ra. 
b. Một số ví dụ 
Đề 1: Cảm nhận tình huống truyện Vợ nhặt (Kim Lân) và Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu ). 
Đề 2 : Cảm nhận bút pháp tương phản trong hai tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân). 
 CÁC DẠNG BÀI SO SÁNH 
So sánh hai đoạn thơ/ hai đoạn văn 
So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm 
So sánh hai nhân vật 
So sánh một đặc điểm, một khía cạnh của hai nhân vật 
So sánh cách kết thúc của hai tác phẩm 
So sánh phong cách nghệ thuật của hai tác giả 
So sánh nội dung tư tưởng của hai tác phẩm 
So sánh đặc điểm nghệ thuật của hai tác phẩm 
THỰC HÀNH 
Nhóm 1: Lấy 02 ví dụ về dạng bài so sánh hai đoạn thơ. Lập dàn ý sơ lược cho đề bài đó. 
Nhóm 2: Lấy 02 ví dụ về dạng bài so sánh một đặc điểm, một khía cạnh của hai nhân vật . Lập dàn ý sơ lược cho đề bài đó. 
Nhóm 3: Lấy 02 ví dụ về dạng bài so sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm . Lập dàn ý sơ lược cho đề bài đó. 
Nhóm 4: Lấy 02 ví dụ về dạng bài so sánh nội dung tư tưởng của hai tác phẩm. Lập dàn ý sơ lược cho đề bài đó. 
Nhóm 5: Lấy 02 ví dụ về dạng bài so sánh phong cách nghệ thuật của hai tác giả. Lập dàn ý sơ lược cho đề bài đó. 
Nhóm 6: Lấy 02 ví dụ về dạng bài so sánh cách kết thúc của hai tác phẩm. Lập dàn ý sơ lược cho đề bài đó. 
Xin chân thành cảm ơn 
các thầy cô giáo! 

File đính kèm:

  • pptchuyen_de_ren_ki_nang_lam_kieu_bai_so_sanh_van_hoc.ppt