Chuyên đề Ngữ văn Lớp 8 - Truyện, ký Việt Nam (1930-1945)
1, Tác giả:
Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh.
- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường
+ Năm 1941, hai bài thơ ông sáng tác "Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng" được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam (1942)
+ Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội.
+ Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007
+ Những tác phẩm tiêu biểu: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển
- Phong cách sáng tác:
+ Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu
2. Văn bản
a. Hoàn cảnh sáng tác: “Tôi đi học” là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941
b. Thể loại: Truyện ngắn trữ tình.(đậm chất hồi kí)
- Ngôi kể: thứ nhất
- Người kể: nhân vật tôi – tác giả
- >Tác dụng: câu chuyện được kể chân thực, nhân vật kể chuyện bộ lộ những cảm xúc suy nghĩ một cách chân thực.
- Trình tự kể: Theo dòng cảm xúc (Từ hiện tại nhớ về quá khứ: Sự chuyển đổi của thời tiết cuối thu, hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu đến trường gợi cho nhân vật tôi nhớ lại ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng- > theo dòng hồi tưởng của n/v “tôi”trong buổi tựu trường đầu tiên của tuổi thơ.
- PTBĐ: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Ngữ văn Lớp 8 - Truyện, ký Việt Nam (1930-1945)
Chuyên đề: Truyện- kí Việt Nam (1930-1945) Tôi đi học Trong lòng mẹ Lão Hạc Tức nước vỡ bờ ÔN TẬP VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC( THANH TỊNH) I, KIẾN THỨC CƠ BẢN 1, Tác giả: Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh. - Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: + Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường + Năm 1941, hai bài thơ ông sáng tác "Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng" được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam (1942) + Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội. + Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007 + Những tác phẩm tiêu biểu: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển - Phong cách sáng tác: + Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu 2. Văn bản a. Hoàn cảnh sáng tác: “Tôi đi học” là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941 b. Thể loại: Truyện ngắn trữ tình.(đậm chất hồi kí) - Ngôi kể: thứ nhất - Người kể: nhân vật tôi – tác giả - >Tác dụng: câu chuyện được kể chân thực, nhân vật kể chuyện bộ lộ những cảm xúc suy nghĩ một cách chân thực. - Trình tự kể: Theo dòng cảm xúc (Từ hiện tại nhớ về quá khứ: Sự chuyển đổi của thời tiết cuối thu, hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu đến trường gợi cho nhân vật tôi nhớ lại ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng- > theo dòng hồi tưởng của n/v “tôi”trong buổi tựu trường đầu tiên của tuổi thơ. - PTBĐ: Tự sự, miêu tả và biểu cảm. c. Bố cục: - Phần 1: Từ đầu văn bản đến “. lướt ngang trên ngọn núi.”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường. - Phần 2: từ tiếp cho đến “xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.”: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường. - Phần 3: Còn lại: Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới. ** Tóm tắt: Hằng năm cứ vào cuối thu, khung cảnh thiên nhiên lại làm cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Nhân vật tôi được mẹ đưa đến trường trong lòng tràn ngập cảm giác mới lạ: Hôm nay tôi đi. Cậu tự nhiên thấy muốn tự mình cầm bút thước, thấy những trò quậy phá rong ruổi với đám bạn đã xa tít tắt. Khi tới trường, quan sát những học sinh cậu thấy họ như những con chim non còn bỡ ngỡ trong những cử chỉ hành động gần như trở nên thừa thãi. Khi thầy Đốc trường Mĩ Lí điểm danh cho học sinh xếp hàng vào lớp, ai cũng hồi hộp, lo âu, không biết phải làm gì nhưng sau câu nói của thầy mọi chuyện đều ổn. Lớp học bắt đầu với dòng chữ đầu tiên thầy viết lên bảng đó là bài tập viết: Tôi đi học! d. Giá trị nghệ thuật: + Bố cục theo dòng hồi tưởng cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian buổi tựu trường. + Dòng cảm xúc của nhân vật đan xen yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. +Nghệ thuật so sánh tạo hiệu quả diễn đạt cao, kết hợp các từ láy, tính từ,. động từ giàu hình ảnh và sinh động. + Ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng phù hợp với tâm trạng ngây thơ, rụt rè của những đứa trẻ trong buổi tựu trường đầu tiên. e. Giá trị nội dung: Truyện kể về những kỉ niệm trong sáng, hồn nhiên của buổi tựu trường đầu tiên qua sự hồi tưởng của nhân vật tôi. II, LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. ( Trích Ngữ văn 8- Tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Của ai? Câu 2: Văn bản mà em vừa kể trên thuộc thể loại gì? Bằng một câu văn, hãy nêu nội dung cơ bản của văn bản đó. Câu 3: Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn. Câu 4: Trong câu văn mở đầu, tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện qua từ ngữ nào? Câu 5: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Câu 6: Câu văn : “ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” là câu đơn hay câu ghép vì sao? Câu 7: Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng ấy? Câu 8: Kể tên một văn bản mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng thể loại. Nêu tên tác giả. Câu 9: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh so sánh có trong đoạn trích. Gợi ý: Câu 1: Những câu văn trên được trích trong văn bản “ Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh. Câu 2: Văn bản mà em vừa kể trên thuộc thể loại Truyện ngắn trữ tình.(đậm chất hồi kí) Nêu nội dung cơ bản : Những hồi ức của tác giả về những kỉ niệm trong sáng của ngày tựu trường. Câu 3: Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm Câu 4: Trong câu văn mở đầu, tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện qua từ “ nao nức”. Câu 5: - BPTT So sánh " như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng"-> Hình ảnh “ mấy cành hoa tươi tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng" là hình ảnh thiên nhiên tươi sáng, đẹp đẽ và tinh khôi. Những cảm giác của buổi tựu trường đầu tiên được tác giả so sánh với những hình ảnh đó nhằm diễn tả những cảm xúc, những rung động tự nhiên thật đẹp đẽ, thật đáng yêu, đáng trân trọng và mãi tươi mới, vẹn nguyên trong buổi tựu trường đầu tiên. - BPTT nhân hóa : cành hoa tươi mỉm cười-> diễn tả niềm vui, niềm hân hoan của nhân vật “tôi”. Câu 6: Câu văn : “ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” là câu ghép vì có ba cụm C-V không bao chứa nhau. Câu 7: Trường từ vựng: sương, gió, đám mây, bầu trời-> Tên trường từ vựng “ thien nhiên”. Câu 8: Văn bản “ Trong lòng mẹ” của tác giả Nguyên Hồng. Câu 9: ***Câu mở đoạn: Nêu vấn đề Đoạn trích trên trích trong văn bản “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh đã rất thành công trong việc sử dụng hình ảnh so sánh “ Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” *** Các câu thân đoạn: - Hình ảnh so sánh “ cành hoa tươi” biểu trưng cho cái đẹp, cái tinh hoa, tinh túy, cái đáng yêu, đáng nâng niu của tạo hóa ban cho con người. Dùng hình ảnh “ cành hoa tươi” tác giả nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi đầu tiên đi học thật đẹp đẽ, đáng yêu vô cùng. - Vẻ đẹp ấy không chỉ sống mãi trong tiềm thức, kí ức mà luôn tươi mới vẹn nguyên. - Phép nhân hóa “ mỉm cười” diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập và cả một tương lai đẹp đẽ đang chờ ở phía trước. - Rõ ràng những cảm giác, cảm nhận đầu tiên ấy sống mãi trong lòng « tôi » với bao hy vọng về tương lai. ** Câu kết đoạn : Khẳng định lại vấn đề :Chỉ bằng một đoạn văn ngắn đó đã làm cho ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý thầy cô, mái trường, bè bạn cua nhà văn Thanh Tịnh, cách diễn tả ấy thật hay, thật đặc sắc và giàu chất thơ. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp: Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.” ( Ngữ văn 8- tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản nào các em đã được học? Tình hưống của truyện đặc biệt ở điểm nào? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì? “Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp” Câu 4: Chỉ ra biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích? Viết đoạn văn phân tích hình ảnh so sánh đó? Câu 5: Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích từ 7-10 câu có sử dụng mộ từ láy và chỉ rõ. Câu 6: Hãy chỉ ra một văn bản có cùng chủ đề trong chương trình Ngữ văn lớp 7, ghi rõ tên tác giả? Câu 7: Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ, ghi lại những suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Gợi ý: Câu 1: - Đoạn trích trên, trích trong văn bản “ Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh. - Tình hưống của truyện đặc biệt ở chỗ: Tự nhiên, nhẹ nhàng như cuộc sống hằng ngày. Cảm xúc bắt đầu được khơi nguồn từ hiện tại: cảnh cuối thu với lá vàng rụng, với những đám mây bàng bạc trên không, với hình ảnh những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường. Thế là quá khứ được đánh thức và bao kỉ niệm chợt ùa về, náo nức, tưng bừng, rộn rã. Dưới ngòi bút Thanh Tịnh, tất cả hiện lên cụ thể, sống động, gieo vào lòng người đọc những cảm xúc dịu dàng, thiết tha. Câu 2: Nội dung: Tâm trạng của nhân vật tôi khi chuẩn bị vào lớp học. ... lí tưởng ⇒ Nghệ thuật đối: Những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ của con người ⇒ thể hiện rất rõ nội lực tinh thần của người chiến sĩ - Hai câu kết lại trở về giọng khẩu khí ngang tàng: Mượn hình ảnh huyền thoại Nữ Oa vá trời, nhà thơ nói đến chí lớn của người cách mạng. - Đối với nhà thơ, chuyện ở tù, chuyện “lỡ bước” cũng chỉ là chuyện “con con” ⇒ Câu cảm thán, nghệ thuật đối ⇒ Con người bản lĩnh, coi thường tù đày gian khổ, tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình III. Kết bài - Khái quát những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật tác phẩm - Qua bài thơ, chúng ta thêm trân trọng khí phách hiên ngang của một người chí sĩ yêu nước. MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ ĐỀ BÀI: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH LIÊM I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.” 1. Nêu xuất xứ đoạn trích. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm có trong đoạn trích. 3. Chỉ ra các từ thuộc một trường từ vựng có trong đoạn trích. Gọi tên trường từ vựng đó và nêu tác dụng của nó. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, nêu tác dụng của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm): Kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi. --------------------Hết------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM: Phần Câu Nội dung Điểm I 1 - Đoạn trích thuộc văn bản Lão Hạc của Nam Cao 0,5 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 2 - Yếu tố miêu tả: cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, - Yếu tố biểu cảm: tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc, tôi không xót xa, tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. 1,0 - Tác dụng: giúp lời kể trở nên sinh động, sâu sắc 0,5 3 - Trường từ vựng tâm trạng: vui vẻ, muốn òa khóc, xót xa, ái ngại. HS có thể chỉ ra các từ thuộc trường từ vựng khác, miễn là hợp lí. 0,5 - Tác dụng: giúp người đọc thấy rõ được tâm trạng lão Hạc sau khi bán chó và sự cảm thương của ông giáo với lão Hạc. 0,5 II 1 * Về hình thức: - Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, độ dài 10 câu. 0,5 * Về nội dung: HS viết đúng nội dung (nêu tác dụng của tình yêu thương, sự đồng cảm trong cuộc sống). Có thể có các ý sau: - Về phía người cho: cảm thấy thanh thản, vui vẻ, thấy tâm hồn giàu có, - Về phía người nhận: vơi bớt nỗi buồn đau; có thêm ý chí, nghị lực, vươn lên; có niềm tin vào cuộc sống; tạo sự gần gũi, gắn bó => Tình yêu thương, sự đồng cảm sẽ làm cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa. GV cần căn cứ vào bài làm của HS để đánh giá, cho điểm phù hợp. 1,5 2 a. Về hình thức: - HS biết làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Biết chọn ngôi kể phù hợp. - Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm. b. Về nội dung: Yêu cầu cụ thể: 1,0 4,0 1. Mở bài: - Giới thiệu người bạn của mình là ai? - Khái quát kỉ niệm khiến mình xúc động là gì? 0,5 2. Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động. 3,0 - Kỉ niệm xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào? Trong hoàn cảnh nào? Kỉ niệm xảy ra với ai? - Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả) - Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động) 1,0 1,0 1,0 3. Kết bài: - Suy nghĩ của em về kỉ niệm. 0,5 Biểu điểm: Điểm 4-5: Bài viết đáp ứng tốt (hoặc tương đối tốt) các yêu cầu về kĩ năng cũng như kiến thức trong đáp án. Câu chuyện hay, hấp dẫn, chân thành và xúc động. Diễn đạt trong sáng, không (hoặc rất ít) mắc lỗi chính tả hay diễn đạt. Điểm 3-3,5: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 2-2,5: Đáp ứng được 1/2 các yêu cầu nêu trên, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc các lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả nhưng không qúa nhiều (dưới 10 lỗi) Điểm 1,0: Chưa nắm hết được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ kể lể lan man. Không đúng trọng tâm yêu cầu của đề bài, bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 0 : Không hiểu đề, không đảm bảo yêu cầu cả về kiến thức và kĩ năng. * Lưu ý chung: - Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án- biểu điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Chỉ cho điểm tối đa ở từng câu với các bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. -------------------Hết hướng dẫn-------------------------- I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay: Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! Cụ bán rồi? Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho Lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc” ( (Sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Câu 1. ( 0,5 điểm ) Đoạn văn trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai? Câu 2. ( 1,0 điểm ) Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên? Câu 3. ( 1,5 điểm ) Phải bán chó, lão Hạc mắt “ầng ậng nước”, rồi “hu hu khóc”. Ông giáo thì “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”. Hãy so sánh và chỉ ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nước mắt này. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. ( 2,0 điểm ) Từ nội dung của đoạn văn kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu về ý nghĩa của sự đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống. Câu 2. ( 5,0 điểm ) Kể về con vật nuôi mà em yêu quí ( Kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự). GỢI Ý: PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I.Đọc hiểu (3,0 điểm) 1 Đoạn văn được rút ra từ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao 0,5 2 - Từ tượng hình: ầng ậng, móm mém. - Từ tượng thanh: hu hu - Gợi tả dáng vẻ, nỗi đau khổ của lão Hạc khi phải bán chó. 0,5 0,5 3 - Lão Hạc khóc, trước tiên, vì bán “cậu Vàng” lão đã mất đi chỗ dựa của tình thần — một chút an ủi cho tuổi già cô độc. Đây là tiếng khóc than thân tủi phận. Sau nữa, lão khóc vì: “[] tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó” — tiếng khóc của nỗi ân hận trước một việc mà mình thấy là không nên làm. Tiếng khóc cho thấy ý thức rất cao về nhân phẩm của lão Hạc. - Ông giáo muốn “òa lên khóc”, trước tiên là vì thông cảm cho cảnh tình của lão Hạc. Ông giáo (cũng như lão Hạc phải bán con chó thân thiết) đã phải bán đi những cuốn sách gắn với kỉ niệm của một thời “đầy những say mê đẹp và cao vọng” . Ông không chỉ biết khóc cho mình mà còn biết khóc cho nỗi đau của người khác. - Nước mắt, với Nam Cao, vừa là biểu tượng của nỗi khổ cũng đồng thời là biểu tượng của nhân phẩm; vừa là biểu tượng của những đắng cay mà cũng là biểu tượng của tình thương, của niềm trắc ẩn, của mối từ tâm. Vì lẽ ấy, nó luôn làm day dứt tâm hồn người đọc 1,5 II.Làm văn (7,0 điểm) 1 * Yêu cầu hình thức: Đảm bảo đúng hình thức của một đoạn văn ( bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), dung lượng 10 câu. (Học sinh có thể viết 9, hoặc 10, hoặc 11 câu). 0,25 * Yêu cầu kĩ năng: Đoạn văn nghị luận các câu liên kết chặt chẽ, lô gic làm sáng vấn đề. 0,25 * Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn đảm bảo những nội dung sau: 0,25 Giải thích đồng cảm và chia sẻ: - Là chung một cảm nghĩ, một tấm lòng. Là sự đồng cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác. Giúp đỡ họ khi họ không có khả năng thực hiện Bàn luận a) Sự đồng cảm và chia sẻ được thể hiện qua các mối quan hệ: - Giữa con người với con người - Giữa các thành viên trong gia đình với nhau - Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu b) Những biểu hiện của đồng cảm và chia sẻ: - Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn. - Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn - Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn,. 0,25 0,75 Ý nghĩa của sự đồng cảm và chia sẻ: - Đồng cảm và chia sẻ đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn. - Đồng cảm và chia sẻ là một hành động tốt trong xã hội bây giờ - Chúng ta hãy đồng cảm và chia sẻ để giúp những người xung quanh 0,5 2 * Yêu cầu về kĩ năng: Hs hiểu đúng yêu cầu đề bài. Biết cách làm bài văn tự sự ( kết hợp miêu tả, biểu cảm). Biết cách sắp xếp sự việc theo trình tự hợp lí: Sự việc mở đầu, sự việc diễn biến, sự việc kết thúc 0,25 * Yêu cầu về hình thức: - Bố cục rõ ràng, các sự việc lo gic. - Lời văn trong sáng, sinh động, có cảm xúc. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 * Yêu cầu về nội dung Bài viết đảm bảo những nội dung sau: 4 I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết. 0,25 II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó. 3,5 1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ? 0,5 2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em? 0,5 3/ Kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với nó: Sự việc gì? Xảy ra khi nào? Ở đâu? Mở đầu, diễn biến, kết thúc sự việc ấy? 2 4/ Tình cảm của em với con vật nuôi sau kỉ niệm ra sao? 0,5 III/ KẾT BÀI: Khẳng định tình cảm với con vật nuôi ( sẽ chăm sóc, bảo vệ nó như thế nào?). 0,25
File đính kèm:
- chuyen_de_ngu_van_lop_8_truyen_ky_viet_nam_1930_1945.doc