Chuyên đề Giáo dục ý thức về tài nguyên, môi trường, chủ quyền biển, hải đảo thông qua dạy học tích hợp liên môn: Ngữ văn với Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Sinh học, Âm nhạc, Mĩ thuật trong dạy văn bản “Đoàn thuyền đánh cá”

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

2.1. Về kiến thức: Trong chuyên đề này HS cần lĩnh hội được những kiến thức sau:

2.1.1. Kiến thức văn học

Hiểu biết về tác giả Huy Cận: tiểu sử, sự nghiệp sáng tác (các tác phẩm chính, phong cách thơ, những đóng góp của tác giả với nền thơ ca hiện đại Việt Nam).

Cảm nhận được những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động cũng như tinh thần lao động của những ngư dân trên biển.

Cảm nhận được bút pháp lãng mạn, nghệ thuật ẩn dụ để tạo dựng những hình tượng thơ lãng mạn, kì vĩ.

2.1.2. Kiến thức lịch sử: Hiểu biết về thời kì lịch sử miền Bắc đi lên xây dựng CNXH sau kháng chiến chống Pháp 1954. Hiểu biết về tình hình đất nước hiện tại với tiềm năng phát triển kinh tế biển và những khó khăn, thách thức cần phải đối mặt với mưu đồ bành trướng.

2.1.3. Kiến thức địa lí: Những kiến thức cơ bản giới thiệu tỉnh Quảng Ninh về vị trí địa lí, các tiềm năng kinh tế. Vị trí địa lí chủ quyền biển đảo của đất nước.

2.1.4. Kiến thức sinh học: nhận biết được sinh thái môi trường biển

2.1.5. Kiến thức âm nhạc:

Những tác phẩm âm nhạc ra đời cùng thời kì góp phần thể hiện rõ chủ đề,

nội dung tư tưởng bài thơ. Những tác phẩm âm nhạc ra đời sau, góp phần bồi đắp lòng tự hào và ý thức bảo vệ về biển trời quê hương.

2.1.6. Kiến thức mĩ thuật: Vẽ tranh với chủ đề: “Em yêu biển đảo quê hương”.

2.1.7. Kiến thức giáo dục công dân: Giáo dục lòng tự hào và biết ơn với biển quê hương. Ý thức giữ gìn môi trường và tài nguyên biển; Ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc; Thái độ khâm phục và lòng biết ơn với những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc, những ngư dân đang bám biển tìm luồng cá, khai thác tài nguyên biển để làm giàu cho đất nước và khẳng định chủ quyền dân tộc.

2.2. Về kĩ năng: Bài học rèn cho các em các kĩ năng sau:

-Đọc - hiểu tác phẩm văn học thơ hiện đại

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ.

- Rèn phát âm chuẩn

- Trình bày vấn đề trước tập thể

- Viết bài nghị luận theo yêu cầu

- Vẽ tranh theo đề tài: “ Em yêu biển đảo quê hương”

- Rèn luyện tinh thần học tập chủ động, tích cực, sáng tạo

- Rèn kĩ năng khái và hướng giải quyết những vấn đề đặt ra trong tương lai. Kĩ năng giải quyết tình huống thực tiễn rút ra từ bài học.

 

doc 19 trang cucpham 1220
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Giáo dục ý thức về tài nguyên, môi trường, chủ quyền biển, hải đảo thông qua dạy học tích hợp liên môn: Ngữ văn với Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Sinh học, Âm nhạc, Mĩ thuật trong dạy văn bản “Đoàn thuyền đánh cá”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Giáo dục ý thức về tài nguyên, môi trường, chủ quyền biển, hải đảo thông qua dạy học tích hợp liên môn: Ngữ văn với Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Sinh học, Âm nhạc, Mĩ thuật trong dạy văn bản “Đoàn thuyền đánh cá”

Chuyên đề Giáo dục ý thức về tài nguyên, môi trường, chủ quyền biển, hải đảo thông qua dạy học tích hợp liên môn: Ngữ văn với Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Sinh học, Âm nhạc, Mĩ thuật trong dạy văn bản “Đoàn thuyền đánh cá”
 CHUYÊN ĐỀ: GIÁO DỤC Ý THỨC VỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG, CHỦ QUYỀN BIỂN, HẢI ĐẢO THÔNG QUA DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN: NGỮ VĂN VỚI LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, GIÁO DỤC CÔNG DÂN, SINH HỌC, ÂM NHẠC, MĨ THUẬT TRONG DẠY VĂN BẢN “ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ”
( Ngữ văn 9)
TIẾT : 51, 52 Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
 (Huy Cận)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
2.1. Về kiến thức: Trong chuyên đề này HS cần lĩnh hội được những kiến thức sau:
2.1.1. Kiến thức văn học
Hiểu biết về tác giả Huy Cận: tiểu sử, sự nghiệp sáng tác (các tác phẩm chính, phong cách thơ, những đóng góp của tác giả với nền thơ ca hiện đại Việt Nam).
Cảm nhận được những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động cũng như tinh thần lao động của những ngư dân trên biển.
Cảm nhận được bút pháp lãng mạn, nghệ thuật ẩn dụ để tạo dựng những hình tượng thơ lãng mạn, kì vĩ.
2.1.2. Kiến thức lịch sử: Hiểu biết về thời kì lịch sử miền Bắc đi lên xây dựng CNXH sau kháng chiến chống Pháp 1954. Hiểu biết về tình hình đất nước hiện tại với tiềm năng phát triển kinh tế biển và những khó khăn, thách thức cần phải đối mặt với mưu đồ bành trướng.
2.1.3. Kiến thức địa lí: Những kiến thức cơ bản giới thiệu tỉnh Quảng Ninh về vị trí địa lí, các tiềm năng kinh tế. Vị trí địa lí chủ quyền biển đảo của đất nước.
2.1.4. Kiến thức sinh học: nhận biết được sinh thái môi trường biển
2.1.5. Kiến thức âm nhạc: 
Những tác phẩm âm nhạc ra đời cùng thời kì góp phần thể hiện rõ chủ đề, 
nội dung tư tưởng bài thơ. Những tác phẩm âm nhạc ra đời sau, góp phần bồi đắp lòng tự hào và ý thức bảo vệ về biển trời quê hương.
2.1.6. Kiến thức mĩ thuật: Vẽ tranh với chủ đề: “Em yêu biển đảo quê hương”.
2.1.7. Kiến thức giáo dục công dân: Giáo dục lòng tự hào và biết ơn với biển quê hương. Ý thức giữ gìn môi trường và tài nguyên biển; Ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc; Thái độ khâm phục và lòng biết ơn với những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc, những ngư dân đang bám biển tìm luồng cá, khai thác tài nguyên biển để làm giàu cho đất nước và khẳng định chủ quyền dân tộc.
2.2. Về kĩ năng: Bài học rèn cho các em các kĩ năng sau:
-Đọc - hiểu tác phẩm văn học thơ hiện đại
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ.
- Rèn phát âm chuẩn
- Trình bày vấn đề trước tập thể 
- Viết bài nghị luận theo yêu cầu
- Vẽ tranh theo đề tài: “ Em yêu biển đảo quê hương”
- Rèn luyện tinh thần học tập chủ động, tích cực, sáng tạo 
- Rèn kĩ năng khái và hướng giải quyết những vấn đề đặt ra trong tương lai. Kĩ năng giải quyết tình huống thực tiễn rút ra từ bài học.
2.3. Về thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương, lòng tự hào dân tộc; Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển, môi trường sống và tài nguyên đất nước; Ý thức được vai trò của mỗi cá nhân trong sự phát triển của tương lai đất nước.
2.4. Năng lực hình thành.
Năng lực giải quyết vấn đề: dựa trên vấn đề giáo viên nêu ra các em chủ động tìm hiểu nội dung liên quan phục vụ cho bài học.
Năng lực sáng tạo: Các em cần sáng tạo trong cách trình bày vấn đề cả về hình thức lẫn nội dung (đối với phần hoạt động nhóm) hoặc sáng tạo trong ý tưởng, bố cục, phối màu (trong phần tranh vẽ).
Năng lực tự quản lí: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, các em tự bầu nhóm trưởng, tự tổ chức sắp xếp công việc đã được giao sao cho đạt kết quả cao nhất.
Năng lực giao tiếp: Trong phần thực hiện nội dung bài học, các em sẽ trình bày nội dung chuẩn bị của nhóm mình trước tập thể.
Năng lực hợp tác: Thể hiện qua việc các em cùng nhau chuẩn bị nội dung đã được yêu cầu.
 Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Năng lực này được rèn luyện ở cả hai phạm vi: nói và viết. “Nói” khi các em trình bày một vấn đề trước tập thể và “viết” là khi các em viết bài theo yêu cầu.
II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
 	a. Thiết bị dạy học: 
 - Tìm đọc thơ Huy Cận trước cách mạng "Lửa thiêng" và sau cách mạng "Trời mỗi ngày lại sáng". Đọc tài liệu tham khảo, nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên. Soạn giáo án, giáo án PowerPoint.
- Tìm những thước phim tư liệu, hình ảnh minh họa cho nội dung bài học, video hình ảnh, âm thanh cho phù hợp với yêu cầu nội dung
 - Phối hợp với tổ chức hoạt động Đội, giáo viên Mĩ Thuật phát động cuộc thi vẽ: “ Em yêu biển đảo quê hương”. Thu bài vẽ. 
- Chụp ảnh tư liệu, tranh vẽ phục vụ cho nội dung bài học.
	- Phân công công việc chuẩn bị cho học sinh theo nhóm. Thảo luận, bàn bạc thống nhất cách trình bày kết quả của các em
- Máy tính, máy chiếu: Được sử dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy bài học nhằm góp phần giải quyết nhanh, gọn các câu hỏi đặt ra và hỗ trợ hình ảnh, video làm bài giảng sinh động, hấp dẫn với người học. 
b. Học liệu dạy học:
- Kiến thức Lịch sử: Giúp người dạy và người học nắm được một số sự kiện lịch sử dân tộc ở thế kỉ XX 
- Kiến thức Địa lí: Học sinh xác định được vị trí địa lí tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ và khu vực địa lí từ đó thấy được sự giàu đẹp của tài nguyên biển ở vùng Hạ Long.
- Kiến thức Sinh học: Nhận biết được hiện trạng sinh thái môi trường biển.
- Kiến thức môn GDCD: Giúp học sinh có ý thức bảo vệ, giữ gìn biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của biển VN.
- Kiến thức Mĩ thuật: Tạo tác phẩm từ sự tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm văn học. 
c. Mô tả các ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của dự án:
 	- Công nghệ thông tin được đưa vào trong dự án chủ yếu là phần mềm Powerpoint, phần mềm Violet, giáo án điện tử và tham khảo một số tài liệu trên mạng, phục vụ bài dạy có hiệu quả và sinh động.
2. Đối với học sinh
- Chuẩn bị ở nhà trước về các vấn đề liên quan đến bài học.
- Đọc, soạn bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu được giao.
- Làm việc nhóm
- Vẽ tranh theo chủ đề.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP: (định hướng nhiệm vụ cho HS theo chuyên đề)
Phương pháp: Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án.
Hình thức hoạt động: làm việc chủ yếu theo nhóm.
Kết quả dự án: là những sản phẩm đươc trình bày, giới thiệu trong tiết học.
BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ
Phạm vi kiến thức
Nội dung 
chuẩn bị
Hình thức chuẩn bị hoạt động
Đối tượng chuẩn bị
Đối tượng thực hiện nhiệm vụ chính
Đánh giá, 
cho điểm
KIẾN THỨC BÀI HỌC NGỮ VĂN
Tìm hiểu về tác giả: Chân dung tác giả, tiểu sử, sự nghiệp
Nhóm khăn phủ bàn
- Cả lớp
- Nhóm 1
- Tinh thần làm việc nhóm 1đ)
- Vai trò của cá nhân trong tập thể ( 1đ)
- Cách thức trình bày nội dung vấn đề (1đ)
- Hình thức trình bày (1đ)
- Nội dung chuẩn bị ( 6đ)
Tìm hiểu về tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ tác phẩm.
- Bản đồ địa lí tỉnh Quảng Ninh
Nhóm chuyên sâu.
- Cả lớp
- Nhóm 2
Chú thích về các loài cá: Hình ảnh - chú thích
Nhóm thông thường
- Cả lớp
- Nhóm 3
Tìm hiểu về bố cục bài thơ.
Nhóm thông thương
- Cả lớp
- Nhóm 4
Tìm hiểu Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển: Khổ 1,2
Cá nhân
- Cả lớp
Cá nhân
Tìm hiểu Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khổ 4-6
Cá nhân
- Cả lớp
Cá nhân
Tìm hiểu Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khổ cuối
Cá nhân
- Cả lớp
Cá nhân
Kiến thức lịch sử
Tìm hiểu giai đoạn lịch sử miền Bắc đi lên xây dựng CNXH sau năm 1954
Nhóm 2
- Cả lớp
Nhóm 2
Kiến thức Địa lí
Vị trí địa lí tỉnh Quảng Ninh,tiềm năng kinh tế biển, một số bãi biển ở Thanh Hóa.
Nhóm 2/ cả lớp
- Cả lớp
Cá nhân
Kiến thức sinh học
Tìm hiểu sự đa dạng sinh học, môi trường sinh thái biển.
Nhóm 3
- Cả lớp
Nhóm 3
Kiến thức GDCD
Tìm hiểu về chủ quyền biển, hải đảo 
- Cả lớp
Cá nhân
Kiến thức Âm nhạc
Những bài hát ca ngợi biển, chủ quyền biển đảo
Nhóm 3
- Cả lớp
Nhóm 4
Kiến thức Mĩ Thuật
Vẽ tranh theo đề tài: “ Em yêu biển đảo quê hương”
Nhóm 2,4
Nhóm 2, 4 
HS tiêu biểu: Việt Anh, Hoài
Vận dụng kiến thức liên môn
Viết bài thu hoạch sau khi học xong dự án
Cả lớp
- Cả lớp
HS tiêu biểu
2. KIỂM TRA: GV kiểm tra sự chuẩn bài của HS trước khi vào tiết học.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động – Giới thiệu bài
Trong dạy học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng, phần giới thiệu bài thường chiếm lượng thời gian rất ít trong tiết dạy nhưng lại rất quan trọng trong việc gây hứng thú ban đầu cho học sinh trong giờ học. Chính vì thế, khi dạy các văn bản, bên cạnh những gợi ý ở sách giáo viên, với mỗi bài học cần cố gắng tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm, để hiểu kỹ nội dung bài, tìm cách giới thiệu phù hợp, hay nhất để thu hút sự chú ý của các em với bài học mới. Với dự án này tôi áp dụng hình thức giới thiệu bài bằng clip âm nhạc có nội dung chủ đề gần gũi với văn bản được học....
 - Tích hợp Âm Nhạc: GV trình chiếu đoạn video có hình ảnh minh họa cảnh ra khơi lồng trong lời bài hát: “Tình ta biển bạc đồng xanh”của nhac sĩ Hoàng Sông Hương do ca sĩ Anh Thơ và ca sĩ Trọng Tấn trình bày. 
? Nghe lời hát và quan sát hình ảnh em hình dung ra cảnh tượng gì?
+ Định hướng trả lời
	- Khung cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá
 - Niềm vui, tình yêu mến gắn bó với biển khơi của những người lao động.
GV giới thiệu: Đây là khung cảnh lao động trong náo nức niềm vui, rộn rã tiếng ca và tràn trề hi vọng vào một tương lai tươi sáng của đất nước và của mỗi cuộc đời. Trong niềm vui lao động ấy, rất nhiều tác phẩm nghệ thuật đã ra đời để ngợi ca và ghi lại dấu ấn tươi đẹp và hào hùng một thời lịch sử của dân tộc. Đó là hình ảnh của cuôc sống mới, con con người mới trong công cuôc đi lên xây dưng Chủ nghĩa xã hôi trên quê hương miền Bắc sau kháng chiến chống thưc dân dân Pháp 1954. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu không khí lao động tươi vui hứng khởi đó qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận .
Hoat đông 2. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng bình, dạy học tích cực
- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, kĩ thuât hoạt động nhóm: nhóm khăn phủ bàn.
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
1. Tác giả Huy Cận.
- Cho HS quan sát chân dung Huy Cận. ( slides 1 – H. 1: Chân Dung Huy Cận)
? Dựa vào chú thích * trong sách giáo khoa cùng vớ ... ánh lái, có trăng làm buồm phóng như bay trên mặt biển. Thiên nhiên hoà nhập với niềm vui của con người. Vì vậy đã biến con thuyền đánh cá tầm thường hằng ngày thành chiếc thuyền đi trong cảnh tiên lớn lao, kì vĩ. 
 ? Sau hình ảnh đoàn thuyền ra khơi là cảnh gì được nói tới ? 
 ? Cảnh đánh cá của ngư dân được gợi lên qua từ ngữ hình ảnh nào? 
 ? Em có nhận xét gì về từ ngữ được dùng ở 2 câu thơ trên?( Chủ yếu là động từ chỉ hoạt động)? Những từ ngữ chỉ hoạt động đánh cá của ngư dân gợi cho em liên tưởng tới điều gì? 
Giáo viên bình: Cuộc đánh cá thực sự là một trận đánh, mỗi thủy thủ là một chiến sĩ, ngư cụ là vũ khí vì vậy cũng phải bài binh bố trận, cũng phải kết hợp, phối hợp với nhau. Đoàn thuyền đánh cá khẩn trương tự giác, có kĩ thuật cao cho nên mới ra được tận khơi xa, dò sâu dưới đáy biển để tìm luồng cá lớn. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động. biến công việc nặng nhọc thành niềm vui, lòng yêu đời chan chứa.
 ? HS đọc tiếp khổ thơ thứ 4? Nội dung của khổ thơ thứ 4.? Những loài cá nào được tác giả nhắc đến?(slides 5 – H. 5: Các loài cá)
 ? Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng? Việc sử dụng các biện pháp đó có tác dụng như thế nào? Vẻ đẹp của các loài cá biển trong đêm gợi cho em liên tưởng tới điều gì? 
 ? Cảm nhận về 2 câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ - Nuôi lớn đời ta tự thưở nào”?
 - HS đọc khổ thơ thứ 6.? Nội dung của khổ thơ? ? Cảnh kéo lưới được tác giả miêu tả cụ thể như thế nào ? ? Theo em, “kéo xoăn tay” là kéo như thế nào? 
 ? Từ cách miêu tả trên em cảm nhận gì về hình ảnh người lao động ở đây? 
HS đọc khổ cuối. Quan sát(slides 9 – H. 9: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về)
 ? Đối chiếu với khổ thơ đầu, cho biết tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi và cảnh đoàn thuyền trở về? (Thời điểm, khí thế?....)? Hình ảnh “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” gợi cho em ấn tượng gì? Em có cảm nhận gì về hai câu thơ cuối? Hình ảnh “mặt trời” và “mắt cá huy hoàng” gợi cho em liên tưởng điều gì? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Sử dụng biện pháp ấy có tác dụng gì? 
 ? Tại sao nói: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca của người lao động.
Từ “hát” 5 lần - Đoàn thuyền đánh cá hát từ khi ra đi đến khi trở về. Đó là khúc hát tươi vui, khỏe khoắn của nhưng con người mới đang làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc trong công cuộc đi lên xây dựng CNXH.
 ? Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 
 2. Khúc hát đánh cá trên biển.
* Vẻ đẹp lãng mạn của đoàn thuyền đánh cá
 “Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng”
 => Hình ảnh mang vẽ đẹp lãng mạn. Con thuyền hòa vào với thiên nhiên vũ trụ trở nên kì vĩ, lớn lao 
 * Hình ảnh con người lao động.
- “Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
 => Thế trận trước một trận đánh. Đánh cá như đánh trận, cũng phải bài binh bố trận, cũng phải kết hợp, phối hợp với nhau và cũng phải có kĩ thuật cao để thu được hiệu quả cao nhất. Hình ảnh kì vĩ của người lao động đang làm chủ biển khơi, làm chủ cuộc đời mình trong công cuộc chinh phục thiên nhiên
 * Ca ngợi biển giàu đẹp, ân tình 
*NT: Liệt kê (cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song), nhân hóa (cái đuôi em quẫy, đêm thở, sao lùa) kết hợp với tưởng tượng phong phú, và nghệ thuật phối sắc đặc biệt tài tình
 -> Vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo của bầy cá trong khung cảnh biển đêm.
 - so sánh “biển như lòng mẹ”- Mẹ biển giàu đẹp, ân tình.=> khúc hát ca ngợi biển Hạ Long thanh bình, đẹp đẽ và giàu có, ân tình. 
* Thành quả lao động
- Thời gian: Mờ sáng
- Hình ảnh : kéo xoăn tay
=> Kéo hết sức, liền tay, liên tục khiến cơ bắp nổi lên cuồn cuộn
=> Hình ảnh đẹp rắn rỏi, mạnh mẽ, 
- Kết quả: Chùm cá nặng, vẩy bạc, đuôi vàng....thành quả lao động mà dân chài đã thu được
-> Hình ảnh “nắng hồng” tượng trưng cho ánh sáng của một ngày mới, ánh sáng của một cuộc đời mới, cuộc đời tràn đầy niềm vui.
 3. Khúc hát trở về của đoàn thuyền đánh cá.
- Hình ảnh: Mặt trời, đoàn thuyền, câu hát..-> Nghệ thuật: Hô ứng, đối lập => Biểu thị nhịp tuần hoàn của thời gian vũ trụ, từ đêm hôm trước đến sáng ngày hôm sau. Ra khơi khi hoàng hôn xuống, trở về khi bình minh lên. 
=> Đoàn thuyền đầy ắp cá, căng buồm lướt nhanh trên biển cả một cách hối hả, khẩn trương hướng về phía đất liền, mang thành quả lao động cập bến => con người đang chạy đua cùng thời gian.
* Khí thế: “chạy đua cùng mặt trời”. Con người chạy đua với thiên nhiên. Trong cuộc chạy đua ấy con người đã chiến thắng trong niềm vui chói lọi, tưng bừng đầy thuyền cá, đầy ắp niềm vui lao động -> Khúc hát chiến thắng trở về.
III. TỔNG KẾT
 1. Nội dung: 
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Qua bài thơ ta thấy được nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca sự nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. 
 2. Nghệ thuật: 
 Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại. Cùng với nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan. Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu 
IV. LUYỆN TẬP
 Phương pháp: PP thuyết trình, PP trực quan, PP dạy học theo dự án.
 1. Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, chủ quyền biển, hải đảo.
 Tích hợp: Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân. 
 ? Qua bài học hôm nay em hiểu tác giả muốn ca ngợi điều gì về biển Hạ Long? Từ đó gợi cho em tình cảm nào đối với biển? (Lòng tự hào, tình yêu, sự gần gũi, gắn bó với biển của mình). ? Vậy ở Thanh Hóa, quê em có những bãi biển nào? Khu Công nghiệp kinh tế biển nào?
 - Bãi biển Sầm Sơn ở thị xã Sầm Sơn, bãi Hải Tiến ở Hoàng Trường huyện Hoàng Hóa, bãi biển Hải Hòa huyện Tĩnh Gia, Khu Công nghiệp Nghi Sơn, Tĩnh Gia.)
HS Quan sát: (slides 10 – H. 10: Bãi biển Sầm Sơn, slides 11 – H.11: Bãi biển Hải Hòa, Tĩnh Gia, slides 12 – H.12: Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, Hoằng Hóa, slides 13 – H.13: Khu công nghiệp kinh tế Nghi Sơn )
- Giáo viên nhấn mạnh: Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Với độ dài khoảng 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bờ biển bằng phẳng, các bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải. Là một nơi tắm biển rất tốt được người Pháp chọn làm nơi nghỉ mát nổi tiếng của Đông Dương từ năm 1906. Không chỉ có bờ biển đẹp, Sầm Sơn còn có nhiều hải sản qúy như: Tôm Hùm, cá thu, mực lại có nhiều cảnh sắc thiên nhiên hùng vỹ, vùng biển bao la đầy thi tứ với những thắng tích và huyền thoại mang đậm chất nhân văn và lòng mến khách. Hằng năm, vào mỗi ngày hè, Sầm Sơn đón hàng ngàn du khách đến nghỉ dưỡng. Năm 2013 Sầm Sơn đón gần 2,5 triệu lượt khách, chỉ trong tháng 5 năm 2014, Sầm Sơn đón 680.000 lượt khách.
 - Tích hợp với sinh học: Biển Việt Nam không chỉ đẹp mà còn rất giàu có phải không các em? Song môi trường biển ngày nay của chúng ta như thế nào? 
 - GV xuất hiện tranh môi trường biển lên máy chiếu học sinh quan sát. slides 13 
– H.13: Rác thải sinh hoạt, slides 14 – H.14: Rác thải công nghiệp
	 ? Những hình ảnh trong tranh gợi cho em suy nghĩ gì? - HS nhìn tranh trả lời.
 - Con người xả rác thải công nghiệp lẫn rác thải sinh hoạt xuống biển, không chỉ hủy diệt sinh vật biển mà còn làm cho môi trường biển bị ô nhiễm, cảnh quan, sinh thái biển bị phá hủy đã làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan của biển.)
 ? Trước hiện tượng ấy chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường biển? Học sinh trả lời.
 - Giáo dục, nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ biển. Vứt rác, xả chất thải công nghiệp đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Bởi biển là nhà, biển là quê hương, chúng ta phải luôn ý thức giữu gìn và bảo vệ MẸ BIỂN .
 2. Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, hải đảo.
 * Tích hợp với Lịch sử, giáo dục công dân: HS quan sát slides15: video “Cắm cờ Tổ Quốc trên biển đông
 Thế kỉ 21 là thế kỉ của biển và đại dương. Khi nguồn tài nguyên trên trái đất cạn kiệt, các quốc gia càng quan tâm đến nguồn tài nguyên từ biển cả. Biển Việt Nam cũng là một tiềm năng lớn để phát triển kinh tế đất nước, đồng thời cũng đứng trước những thách thức không nhỏ của mưu đồ bành trướng. 
Đặc biêt, vấn đề nhật dụng có tính chất thời sự nổi bật trong năm, đó là sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc trái phép vào vùng biển Việt Nam vào hồi tháng 5 năm 2014. Sự kiện này đã gây nên sự bất bình, phẫn nộ trong lòng người dân Việt; dấy tinh thần yêu nước mãnh liệt, ý thức giữ gìn độc lập chủ quyền biển, hải đảo được nâng lên hơn bao giờ hết. Để giữ gìn biển đảo quê hương và khẳng định chủ quyền dân tộc không chỉ có những người chiến sĩ hải quân, những cảnh sát biển đang ngày đêm chắc tay súng canh giữ biển trời mà còn có sự đóng góp công sức lớn lao của những ngư dân Việt Nam. Họ là những cột mốc sống trên biển để khẳng định chủ quyền dân tộc. Mời các em xem đoạn video: “Cắm cờ Tổ quốc giữa biển Đông” này để thấy rõ hơn điều đó. 
3. Vận dụng tích hợp viết bài thu hoạch.
Đề bài: Trong vai trò nhà lãnh đạo tương lai, em có hoạch định gì để phát triển ngành kinh tê biển Việt Nam.(Yêu cầu: Viết bài nghị luận, độ dài không 
quá 300 từ.)
	+ Định hướng cách viết: 
Giải nghĩa từ: Hoạch định: Kế hoạch, định hướng cho tương lai
Nhận thức về tiềm năng kinh tế biển của đất nước:
Việt Nam có bờ biển dài và rộng, là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ( hải sản, dầu mỏ); có tiềm năng lớn trong kinh tế du lịch.
Vai trò của kinh tế biển: 
Là bộ phận quan trọng của lãnh thổ đất nước.
Khai thác tiềm năng biển nhằm phát triển kinh tế đất nước.
Hoạch định tương lai:
- Phát triển ngành khai thác, chế biến, xuất khẩu hải sản
- Khai thác khoáng sản ( dầu mỏ) phục vụ công nghiệp, xuất khẩu.
- Đầu tư, phát triển du lịch biển
- Nâng cao ý thức về độc lập chủ quyền dân tộc, giữ gìn biển đảo quê hương.
- Bảo vệ môi trường biển.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_giao_duc_y_thuc_ve_tai_nguyen_moi_truong_chu_quyen.doc