Chuyên đề Giảng dạy một tiết lịch sử địa phương ở trường THCS Lớp 7

Giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THCS từ trước đến nay chưa có một hướng dẫn và tài liệu cụ thể nào. Do đó các giáo viên thường chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và sơ lược về lịch sử đại phương mình. Riêng ở Hưng Yên, việc giảng dạy lịch sử địa phương chỉ dựa vào hoạt động sưu tâm tài liệu của giáo viên và học sinh về những vấn đề liên quan đến lịch sử nơi mình đang sinh sống như: Tên Làng, tên xã, những di tích lịch sử ở địa phương mình .v.v. Nhưng thường công việc này gặp nhiều khó khăn vì tài liệu ít, học sinh thường không chú tâm và chất lượng không cao.

Năm học 2007 - 2008 Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hưng Yên phối hợp với sở Giáo dục - Đào tạo Hưng Yên có biên soạn một cuốn lịch sử địa phương dành cho bậc THCS. Đây một tài liệu rất cần thiết và bổ ích đối với giáo viên và học sinh bậc THCS của tỉnh nhà. Do đó tôi chọn chuyên đề Giảng dạy một tiết lịch sử địa phương ở trường THCS – Khối lớp 7 để thí điểm việc dạy và học lịch sử địa phương đối với các em học sinh, đánh giá mức độ kiến thức và khả năng tiếp thu của các em đối với bài học này.

 

doc 6 trang cucpham 8540
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Giảng dạy một tiết lịch sử địa phương ở trường THCS Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Giảng dạy một tiết lịch sử địa phương ở trường THCS Lớp 7

Chuyên đề Giảng dạy một tiết lịch sử địa phương ở trường THCS Lớp 7
Chuyên Đề:
Giảng dạy một tiết lịch sử địa phương ở trường THCS - Khối lớp 7
A- Đặt vấn đề.
Giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THCS từ trước đến nay chưa có một hướng dẫn và tài liệu cụ thể nào. Do đó các giáo viên thường chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và sơ lược về lịch sử đại phương mình. Riêng ở Hưng Yên, việc giảng dạy lịch sử địa phương chỉ dựa vào hoạt động sưu tâm tài liệu của giáo viên và học sinh về những vấn đề liên quan đến lịch sử nơi mình đang sinh sống như: Tên Làng, tên xã, những di tích lịch sử ở địa phương mình ...v.v. Nhưng thường công việc này gặp nhiều khó khăn vì tài liệu ít, học sinh thường không chú tâm và chất lượng không cao.
Năm học 2007 - 2008 Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hưng Yên phối hợp với sở Giáo dục - Đào tạo Hưng Yên có biên soạn một cuốn lịch sử địa phương dành cho bậc THCS. Đây một tài liệu rất cần thiết và bổ ích đối với giáo viên và học sinh bậc THCS của tỉnh nhà. Do đó tôi chọn chuyên đề Giảng dạy một tiết lịch sử địa phương ở trường THCS – Khối lớp 7 để thí điểm việc dạy và học lịch sử địa phương đối với các em học sinh, đánh giá mức độ kiến thức và khả năng tiếp thu của các em đối với bài học này.
B. Nội dung
Tiết 1: Bài 2: Phong trào yêu nước trước khi có Đảng
I.Mục tiêu cần đạt sau bài này, HS cần:
1-	Kiến thức:
- Nắm được bối cảnh chung của Hưng Yên cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
Hiểu được những mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp nẩy sinh và phát triển ngày càng gay gắt, quyết liệt trong xã hội thuộc địa. Những mâu thuẫn cùng với ý thức độc lập dân tộc là nguyên nhân xuất hiện các phong trào yêu nước ở Hưng Yên.
- Nắm được những nét chính trong diễn biến cuộc khởi nghĩa Bãi sậy; hoạt động hưởng ứng phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.
2- Tư tưởng.
- Thấy được và khâm phục ý chí đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm, chống áp bức cường quyền, chống tư tưởng bảo thủ để xây dựng một xã hội văn minh tiến bộ.
- Thêm yêu quê hương, đất nước có lòng khâm phục và kính trọng lãnh tụ phong trào: Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật,...
3- Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ, phân tích sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị:
ảnh Nguyễn Thiện Thuật, Bản đồ Hưng Yên, Lược đồ: khởi nghĩa Bãi Sậy, tài liệu tham khảo,...
III. Tiến trình tiết dạy:
1- Tổ chức:
Kiểm tra bài cũ.
Giáo viên giới thiệu chương trình lịch sử địa phương Hưng Yên ở Lớp 7
Bài mới.
* Giới thiệu bài mới
Trong khoảng cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, khi triều đình nhà Nguyễn đang khủng hoảng và suy yếu, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, thì tình hình Hưng Yên có gì nổi bật ? Những phong trào yêu nước ở Hưng Yên đã diễn ra như thế nào và đạt được kết quả gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiết 1, bài 2 “Phong trào yêu nước trước khi có Đảng ”.
* Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
- Giáo viên giới thiệu vị trí của Hưng Yên trên Bản đồ.
 - Học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh đọc: Từ đầu ... “Ngày càng xơ xác, tiêu điều ”.
? Nét nổi bật của tình hình nước ta cuối thế kỷ XIX là gì?
Học sinh trả lời.
? Trong bối cảnh chung đó, tình hình chính trị của Hưng Yên có điểm gì đáng chú ý?
- Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt.
- Giáo viên giới thiệu sơ lược chính sách bóc lột về kinh tế của thực dân Pháp.
? Là một tỉnh đồng bằng, Hưng Yên sẽ chịu ảnh hưởng gì về kinh tế?
Học sinh trả lời.
? Em có nhận xét gì về kinh tế Hưng Yên dưới ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp?
 - Học sinh đọc:“Văn hoá ngoại lai...” hết.
? Tình hình văn hoá ở Hưng Yên dưới ách áp bức của thực dân Pháp có gì nổi bật?
 - Học sinh trả lời.
- Thực tế: + 1 Trường Trung học.
 + 1 Bệnh viện.
 + 1 Bệnh xá.
 + 1 Phòng phát thuốc.
? Qua đó, em có nhận xét chung gì về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội ở Hưng Yên cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX?
 - Học sinh trả lời.
=> Giáo viên chốt, chuyển mục.
- Giáo viên giới thiệu tổng hợp thứ tự các phong trào đấu tranh ở tỉnh ta để dẫn đến 2 phong trào được giới thiệu ở tiết này.
- Giáo viên dùng bản đồ Hưng Yên, lược đồ “khởi nghĩa Bãi sậy” giới thiệu về cuộc khởi nghĩa: 
+ Các chú thích - kí hiệu.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 - mục 1.
? Xác định vị trí của Bãi Sậy?
 - Học sinh trả lời.
- Giáo viên chỉ trên Bản đồ.
? Cuộc khởi nghĩa Bãi sậy diễn ra từ năm nào đến năm nào? Có thể chia làm mấy giai đoạn?
Học sinh trả lời.
? Trong từng giai đoạn, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là ai?
 - Học sinh trả lời.
- Giáo viên giới thiệu về Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật.
? Dựa vào đặc điểm của căn cứ Bãi sậy, Nghĩa quân đã sử dụng chiến thuật gì?
 - Học sinh trả lời.
- Giáo viên phân tích lợi thế của địa hình để áp dụng cách đánh giặc:
? Bước đầu, cuộc khởi nghĩa đã giành được kết quả gì?
? Phản ứng của thực dân Pháp như thế nào?
 - Học sinh trả lời.
? Mặc dù bị thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy đã để lại những ý nghĩa to lớn như thế nào?
- Giáo viên chốt, chuyển mục.
- Yêu cầu học sinh đọc từ đầu ... “Xuất bản sách báo”.
? Em biết gì về trường Đông Kinh Nghĩa Thục?
? Mục đích, yêu cầu của trường là gì?
 - Học sinh trả lời.
? ở Hưng Yên đã có những hoạt động nào để hưởng ứng phong trào Đông kinh nghĩa thục ?
Học sinh trả lời.
? Phản ứng của thực dân Pháp như thế nào?
 - Học sinh trả lời.
? ý nghĩa của hoạt động này đối với phong trào yêu nước của dân tộc ta?
I. Tình hình Hưng Yên cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
1. Về chính trị.
- Năm 1873, 1883: Thực dân Pháp đánh chiếm Hưng Yên, thiết lập bộ máy cai trị.
Chính quyền phong kiến cấu kết với thực dân
2. Về kinh tế:
- Thực dân Pháp chiếm đất, lập đồn điền, định nhiều loại thuế.
kinh tế trì trệ, lạc hậu.
3. Về Văn hoá, xã hội.
- Y tế, trường học không được mở mang, xây dựng => chính sách “Ngu dân”.
Mâu thuẫn gay gắt: 
Nông dân >< Thực dân, Phong kiến.
* Nhận xét:
- Chính Trị: Chia rẽ làng xã, ...
- Kinh tế: Trì trệ, lạc hậu.
- Văn hoá - XH: Chính sách “ngu dân”,...
II. Những phong trào đấu tranh ở Hưng Yên trước khi Đảng ra đời.
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
- Địa bàn: Vùng lau sậy um tùm, đầm lầy ở Khoái Châu, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mĩ.
- Thời gian: 1883 - 1892.
+ 2 giai đoạn: - 1883 -1885.
 - 1885 - 1892.
- Lãnh đạo: + Đinh Gia Quế
 + Nguyễn Thiện Thuật.
- Chiến thuật: Du kích, đánh úp đồn trại.
=> Đánh bại, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công, càn quét của thực dân Pháp.
- Thực dân Pháp đàn áp - phong trào tan rã.
=> ý nghĩa: Thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất chống xâm lược của nhân dân Hưng Yên, để lại nhiều bài học quý báu.
2. Hoạt động hưởng ứng phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.
- Dương Bá Trạc truyền bá tinh thần cải cách về Hưng Yên:
=> Theo học đông, hưởng ứng phong trào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, thực hiện nếp sống mới, ....
- Tháng 11-1907: phong trào lắng xuống.
- ý nghĩa: Thể hiện truyền thống hiếu học, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
4. Củng cố, luyện tập.
1. ? . Yêu cầu học sinh lên bảng khái quát căn cứ Bãi sậy trên lược đồ. 
 ? . Địa hình đó thuận lợi cho việc áp dụng chiến thuật du kích như thế nào?
2. ?. Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài. chuẩn bị tiết 2.
C. Kết luận.
Thông qua tiết thực dạy trên lớp và phiếu đánh giá kết quả, đa số các em tiếp thu bài tốt, hiểu bài nhanh. Lượng kiến thức của bài phù hợp với trình độ và khả năng tiếp nhận của các em. Vì lượng kiến thức này cũng gần với kiến thức lịch sử dân tộc mà các em đang được học. Do đó vấn đề giảng dạy lịch sử địa phương cần được quan tâm hơn, để học sinh có hứng thú với lịch sử biết được những nét cơ bản trong lịch sử của tỉnh nhà cùng song hành với lịch sử dân tộc, có những đóng góp nhất định vào tiến trình lịch sử dân tộc.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_giang_day_mot_tiet_lich_su_dia_phuong_o_truong_thc.doc