Chuyên đề Đọc hiểu văn bản - Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Giải thích

1. Khái niệm: GT là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.

Ví dụ 1: Chất thơ trong văn là gì?

Trả lời: Chất thơ còn gọi là chất trữ tình trong văn xuôi là chỉ thứ ngôn ngữ bóng bẩy, giàu cảm xúc và có tính nhạc trong lời văn, nhiều từ ngữ gợi chứ không tả. Đoạn văn mở đầu truyện "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam là khá tiêu biểu

Ví dụ 2: Giải thích câu thơ sau:

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (ND - TK)

Trả lời: Đây là câu thơ thứ 3 và 4 của Truyện Kiều. Câu thơ thể hiện sự chiêm nghiệm phổ quát của đại thi hào về cõi nhân sinh: chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Cuộc bể dâu là những đổi thay lớn lao bất ngờ ngoài sự toan tính và mong muốn của con người, gây ra nhiều nỗi đau thương. Trong cuộc vần xoay đó làm bật lên những thân phận bất hạnh khiến ND vô cùng thương xót, bất bình. Chinh phụ ngâm cũng có ý thơ gần như vậy: Thuở trời đất nổi cơn gió bụi / Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.

 

docx 9 trang cucpham 1800
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Đọc hiểu văn bản - Các thao tác lập luận trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Đọc hiểu văn bản - Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Chuyên đề Đọc hiểu văn bản - Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. Khái niệm
Thao tác được dùng để chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kỹ thuật nhất định. Thao tác lập luận là quá trình triển khai lí lẽ một cách lô gic nhằm phát hiện thêm một chân lí mới từ chân lí đã có.
Phân biệt thao tác lập luận với các khái niệm khác:
- Yếu tố lập luận: lí lẽ, chứng cứ, kết luận
- Cách triển khai lập luận: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, nêu phản đề, so sánh, vấn đáp, phân tích nhân quả.
- Phương tiện diễn đạt trong lập luận: miêu tả, tự sự, thuyết minh
B. Các thao tác lập luận
I. Giải thích
1. Khái niệm: GT là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
Ví dụ 1: Chất thơ trong văn là gì?
Trả lời: Chất thơ còn gọi là chất trữ tình trong văn xuôi là chỉ thứ ngôn ngữ bóng bẩy, giàu cảm xúc và có tính nhạc trong lời văn, nhiều từ ngữ gợi chứ không tả. Đoạn văn mở đầu truyện "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam là khá tiêu biểu
Ví dụ 2: Giải thích câu thơ sau:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (ND - TK)
Trả lời: Đây là câu thơ thứ 3 và 4 của Truyện Kiều. Câu thơ thể hiện sự chiêm nghiệm phổ quát của đại thi hào về cõi nhân sinh: chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Cuộc bể dâu là những đổi thay lớn lao bất ngờ ngoài sự toan tính và mong muốn của con người, gây ra nhiều nỗi đau thương. Trong cuộc vần xoay đó làm bật lên những thân phận bất hạnh khiến ND vô cùng thương xót, bất bình. Chinh phụ ngâm cũng có ý thơ gần như vậy: Thuở trời đất nổi cơn gió bụi / Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
2. Cách làm:
- Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ
- Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
Ví dụ: Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của một cuộc phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau. Tuy nhiên, cũng có thể phân tích ra để cho được rõ nghĩa hơn nữa. Theo tôi nghĩ, sáng là sáng sủa, dễ hiểu, khái niệm được rõ ràng; thường thường khái niệm, nhận thức, suy nghĩ được rõ ràng thì lời diễn đạt ra cũng được minh bạch. Tuy nhiên, nhất là trong thơ, có rất nhiều trường hợp ý nghĩa sáng rồi, dễ hiểu rồi, nhưng lời diễn đạt còn thô, chưa được trong, chưa được gọn, chưa được chuốt. Do đó tôi muốn hiểu chữ sáng là nặng về nói nội dung, nói tư duy, và chữ trong là nặng nói về hình thức, nói diễn đạt (và cố nhiên là nội dung và hình thức gắn liền). Cho nên phải phấn đấu cho được sáng nghĩa, đồng thời lại phải phấn đấu cho được trong lời, đặng cho câu thơ, câu văn trong sáng... (Xuân Diệu)
II. Phân tích
1. Khái niệm
Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
Đối tượng phân tích trong bộ môn văn học: một nhận định, văn bản, tác phẩm, một phần tác phẩm, nhân vật, các yếu tố cụ thể
Tác dụng của phân tích là thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng. Riêng đối với tác phẩm văn học, phân tích là để khám phá ba giá trị của văn học: nhận thức, tư tưởng và thẩm mĩ.
Yêu cầu phân tích: phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí. Sau khi phân tích tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn.
2. Cách phân tích
- Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết
Ví dụ 1: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. (Nguyễn Khuyến)
Từ xanh ngắt gợi tả không gian trời thu cao xanh vời vợi, nền trời là một màu xanh ngăn ngắt. Màu xanh này gợi tả được cảnh trong veo và thật im vắng, yên tĩnh. Cụm từ mấy từng cao đã diễn tả không gian sâu thẳm vô cùng. Trên nền không gian bao la ấy, tác giả điểm xuyết một cành trúc. Từ láy lơ phơ giàu sức tạo hình, gợi tả cành trúc khẳng khiu, thanh mảnh, nhẹ nhàng, thưa thớt lá, đang đong đưa trong làn gió nhẹ của chiều thu. Nhờ cần trúc với dáng nét lơ phơ mà cảnh thu có vẻ đẹp duyên dáng thơ mộng, thanh thoát.
Ví dụ 2: Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc lơ lửng, trữ tình:
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
- Hình ảnh thơ chân thực, không gian gần gũi nhưng nhờ cách lựa chọn thời gian nên đã gợi tả được phong cảnh tuyệt vời. Đó là thời điểm ngày đã hết, nắng chiều đã lưng nương nhưng lần lữa như không muốn đi. Bóng hoàng hôn còn lưu luyến thì trăng đã nhô lên, đổ ánh sáng dịu dàng. Do đó cảnh thung lũng có sự giao hòa ánh sáng của mặt trời và mặt trăng, thứ ánh sáng dịu dàng, trong trẻo của trăng hoà với ánh sáng êm ả của hoàng hôn tạo ra một vừng sáng diệu kì như thực, như mơ. Chớp lấy khoảnh khắc lạ lùng, Tố Hữu đã đem đến cho thiên nhiên Việt Bắc một vẻ đẹp bình dị, mộng mơ làm say đắm lòng người.
- Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung ý nghĩa
Ví dụ: THoài giới thiệu nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ:
- Trước nhà thống lí Pá Tra, người ta lúc nào cũng thấy Mị ngồi quay sợi bên tảng đá cạnh tàu ngựa.
- Lúc nào cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.
--> Vị trí ngồi ấy cho thấy cuộc đời Mị như bị thít chặt trong kiếp ngựa trâu và khuôn mặt lột tả cõi lòng luôn mang nỗi đau buồn thầm lặng dai dẳng, triền miên. Nỗi buồn đông cứng như tảng đá vô tri và đè nặng lên đôi vai, lên cuộc đời Mị. Tác giả đã thể hiện nỗi buồn của Mị với giọng văn ngậm ngùi và chiều sâu cảm thông hiếm thấy. Đoạn văn mở đầu giúp người đọc chứng kiến cảnh đời bi thương của nhân vật Mị.
III. Chứng minh
1. Khái niệm: CM là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.
2. Cách làm
- Đưa lí lẽ trước
- Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.
Ví dụ: Cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn 1945 - 1975
a. Cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong tác phẩm như thế nào? (Giải thích)
- Tác phẩm thiên về ca ngợi lí tưởng, ca ngợi sự tốt đẹp của cuộc sống, thi vị hoá hiện thực.
- Thể hiện những khát vọng hoài bão lớn lao, niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước
b. Một số biểu hiện của cảm hứng lãng mạn (Chứng minh)
* - Thơ ca ca ngợi sự tốt đẹp của cuộc sống hiện tại:
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
- Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn,
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc,
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...
(Chế Lan Viên)
Chỉ nhìn vào mặt tốt đẹp để ca ngợi, chưa nói được cái hiện thực còn bề bộn khó khăn nên nhiều tác phẩm mang cảm hứng lãng mạn như thế.
- Hiện thực gian khổ, thiếu thốn, mất mát hi sinh được thi vị hoá:
+ Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa.
(Chính Hữu - Đường về)
+ Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây.
(Phạm Tiến Duật)
- Quang Dũng đã lãng mạn hoá phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
- Bức tranh thiên nhiên trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu được nhìn qua ánh mắt mơ mộng của Lãm nên có vẻ đẹp thi vị, lãng mạn, bay bổng.
* - Cuối tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình ảnh: cánh rừng xà nu bạt ngàn, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời.
--> Sức sống của thiên nhiên ẩn dụ, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của cả dân tộc. Nó là cơ sở cho niềm tin tất thắng ở tương lai. Cảm hứng lãng mạn có thể bắt gặp ở hầu hết các tác phẩm trong thời kì văn học này.
- Biết đánh Pháp lúc đầu như “châu chấu đá xe” nhưng lãnh tụ hoàn toàn tin tưởng vào ngày mai:
...Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa hạc cũ với xuân này.
(Cảnh rừng Việt Bắc)
- Lên đường nhập ngũ, anh bộ đội mang theo niềm hi vọng lớn:
Cây si xanh gọi họ đến ngồi
Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai.
Ngày mai sẽ là ngày sum họp
Đã toả sáng. Những tâm hồn cao đẹp!
(Nguyễn Mỹ)
Sỡ dĩ văn chương thời kì này giàu vẻ đẹp lãng mạn là vì hiện thực cách mạng có nhiều gian khổ, thiếu thốn, hi sinh nhưng cũng có nhiều vẻ đẹp, nhiều niềm vui và gợi nhiều mơ ước về tương lai.
IV. Bình luận
1. Khái niệm: 
Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.
- Yêu cầu của việc đánh giá là sát đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách quan và phải có lập trường tư tưởng đúng đắn, rõ ràng.
2. Cách làm:
BL luôn có hai phần:
- Đưa ra những nhận định về đối tượng nghị luận.
Thông thường, những nhận định được rút ra từ kết quả phân tích
- Trên cơ sở của những nhận định, người viết đánh giá vấn đề
Muốn đánh giá vấn đề một cách thuyết phục thì phải có lập trường đúng đắn và nhất thiết phải có tiêu chí.
Trong văn NL xã hội, thì dựa vào lập trường nhân dân và tiêu chí đạo lí...
Trong văn NL văn học, thì dựa vào lập trường nhân dân, quyền con người và tiêu chí là tính khách quan của đời sống,sự tiến bộ của văn học, đối với tác phẩm cụ thể thi tiêu chí là giá trị nhận thức, giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ.
Ví dụ: Bình luận về sự đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu đối với văn học dân tộc qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc?
Trả lời:
- Lần đầu tiên người nông dân đi vào văn học với vẻ tự nhiên vốn có về cuộc sống, đức tính.
- Lần đầu tiên NĐC thấy được nông dân là chủ nhân thật sự của đất nước, trong khi triều đình Nguyễn lúng túng, nhu nhược trước ngoại xâm thì nông dân đã tự giác đứng lên đánh giặc để bảo vệ quê hương bờ cõi.
- Bài văn được viết bằng chữ Nôm, ngôn ngữ mộc mạc nhưng có sức gợi hình  ... ai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
2. Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
- Muốn bác bỏ một ý kiến sai thì phải dẫn đầy đủ ý kiến đó. Sau đó làm sáng tỏ hai phương diện: sai ở chỗ nào và vì sao như thế là sai. Trả lời vì sao như thế là sai, đó chính là thao tác lập luận bác bỏ.
- Để khẳng định ý kiến sai cần xem xét ba yếu tố: luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Bác bỏ ý kiến sai là dùng lý lẽ và dẫn chứng để phân tích, lí giải tại sao như thế là sai.
* Lưu ý: Trong thực tế, một vấn đề nhiều khi có mặt đúng, mặt sai. Vì vậy, khi bác bỏ hoặc khẳng định cần cân nhắc, phân tích từng mặt để tránh tình trạng khẳng định chung chung hay bác bỏ, phủ nhận tất cả.
3. Cách sử dụng
Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc kết hợp cả ba cách.
a. Bác bỏ luận điểm: thông thường có hai cách bác bỏ
- Dùng thực tế để bác bỏ: Nếu luận điểm đi ngược lại với thực tế thì ta dùng thực tế để bác bỏ.
- Dùng phép suy luận: Từ thực tế, ta có thể thêm suy luận để cái sai ấy bộc lộ rõ hơn.
b. Bác bỏ luận cứ: Là vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng.
c. Bác bỏ lập luận: Là vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lôgíc trong lập luận của đối phương.
* Lưu ý: Mục đích của bác bỏ là bảo vệ chân lí, xác nhận sự thật. Nếu xa rời mục đích chân lí thì sự bác bỏ trở thành nguỵ biện, vô bổ và có hại.
Bài viết có bố cục như sau:
Đoạn 1: Xác định luận điểm cần bác bỏ.
Đoạn 2: Phân tích để thấy rõ thực chất của luận điểm.
Đoạn 3: Dùng luận cứ để bác bỏ luận điểm.
Ví dụ:
a. Nhất Chi Mai (Nhất Linh) phê bình Vũ Trọng Phụng, năm 1937.
Đọc xong một đoạn văn, tôi thấy trong lòng phẫn uất, khó chịu, tức tối.
Không phải phẫn uất, khó chịu cái vết thương xã hội tả trong câu văn, mà chính là vì cảm thấy tư tưởng hắc ám, căm hờn nhỏ nhen ẩn trong đó.
... Đọc văn Vũ Trọng Phụng, thực không bao giờ tôi thấy một tia hy vọng, một tư tưởng bi quan. Đọc xong ta tưởng nhân gian là một nơi địa ngục và xung quanh mình toàn là những kẻ giết người, làm đĩ, ăn tục, nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng.
Phải chăng đó là tấm gương phản chiếu tính tình, lí tưởng của nhà văn, một nhà văn nhìn thế giới qua cặp mắt kính đen và một cội nguồn văn cũng đen nữa.
b. Vũ Trọng Phụng đã phản bác lại cùng năm đó, 1937.
Khi dùng một từ bẩn thỉu tôi chẳng thấy khoái trá như khi các ông tìm được một kiểu áo phụ nữ mới mẻ, những lúc ấy, tôi chỉ thương hại cái nhân loại ô uế bẩn thỉu, nó bắt tôi phải viết như thế, và nó bắt các ông phải chạy xa sự thực bằng những danh từ điêu trá của văn chương. Các ông quen nhìn một cô gái nhảy là một phụ nữ tân thời, vui vẻ trẻ trung, hi sinh cho ái tình hoặc cách mạng lại gia đình. Riêng tôi, tôi chỉ thấy đó là một người đàn bà vô học, chẳng có thị vị, lại hư hỏng, lại bất hiếu bất mục nữa, lại có nhiều vi trùng trong người nữa. Tôi không biết gọi gái đĩ là nàng - chữ ấy nó thi vị lắm - hoặc tô điểm cho gái đĩ ấy những cái thi vị mà gái đĩ ấy không có, đến nỗi đọc xong truyện người ta chỉ thấy một gái đĩ làm gương cho thế gian noi theo!
... Đó, thưa các ông, cái chỗ bất đồng ý kiến giữa chúng ta!... Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời...
Hắc ám, có! Vì tôi vốn là người bị quan, căm hờn cũng có, vì tôi cho rằng cái xã hội nước nhà mà lại không đáng căm hờn, mà lại cứ "vui trẻ trung", trưởng giả, ăn mặc tân thời, khiêu vũ v.v...như các ông chủ trương thì một là không muốn cải cách gì xã hội, hai là ích kỉ một cách đáng sỉ nhục.
Còn bảo nhỏ nhen thì thì thế nào?
Tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiều tiền, kêu ca những sự thống khổ của nhân dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị cưỡng bức, muốn cho xã hội công bình hơn nữa, đừng có chuyện ô uế, dâm đãng, mà bảo là nhỏ nhen, thì há dễ Zôla (Dôla), Hugo (Huygô), Mabraux (Mabrô), Dostoievski (Đôtstôiepski), Maxime Gorki (Maxim Gorki) lại không cũng là nhỏ nhen?
Nếu các ông không muốn sờ lên gáy thì thôi, bao nhiêu chuyện thanh cao, tao nhã, cao thượng của loài người xin các ông cố mà hương hoa khấn khứa. Tôi xin để cái phần ấy cho các ông. Riêng tôi, xã hội này, tôi chỉ thấy khốn nạn, quan tham lại nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt, mà cái xa hoa chơi bời của bọn giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền bị lầm than, bị bóc lột. Lạc quan được cho đời là vui, là không cần cải cách, cho cái xã hội này là hay ho tốt đẹp, rồi ngồi mà đánh phấn bôi môi hình quả tim để đi đua ngựa, chợ phiên, khiêu vũ, theo ý tôi, thế là giả dối, là tự lừa mình và di hoạ cho đời, nếu không là vô liêm sỉ một cách thành thực.
C. Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
1. Vì sao phải sử dụng kết hợp các thao tác lập luận?
Viết văn nghị luận là thể hiện sự hiểu biết, nhận thức, khám phá của mình về đối tượng nghị luận nhằm nâng cao trình độ, năng lực, giúp người khác cùng hiểu và tin vào vấn đề. Đồng thời người viết cũng thể hiện chính kiến, thái độ, sự đánh giá vấn đề, không ngừng đưa ra những điều chỉnh tích cực nhằm nâng cao sự tiến bộ trong lĩnh vực văn minh tinh thần của văn học. Do đó phải sử dụng kết hợp các thao tác lập luận.
- hiểu biết, nhận thức --> giải thích
- khám phá --> phân tích
- đánh giá --> bình luận.
...
2. Tìm hiểu việc sử dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn sau:
HOÀNG HẠC LÂU
(Lầu Hoàng Hạc)
Thôi Hiệu
Thôi Hiệu (704 - 754) là một trong những nhà thơ xuất sắc thời Đường. Hoàng Hạc lâu là bài thơ nổi tiếng được truyền tụng xưa nay. Thắng cảnh lầu Hoàng Hạc ở huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc gắn với truyền thuyết người tiên là Tử An rồi Phí Văn Vi cưỡi chim hạc vàng đến nơi này. Tương truyền khi xưa Lí Bạch có đi qua Hoàng Hạc lâu, thấy phong cảnh hữu tình, muốn phóng bút một vài câu thơ ca ngợi nhưng chợt thấy bài Hoàng Hạc lâu khắc trên vách bèn ngửa mặt than rằng:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu .
Dịch
Trước mắt thấy cảnh không tả được
Vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu.
Lầu Hoàng Hạc toạ lạc ở địa điểm cao nên có thể nhìn bốn phương trời mênh mang và phía dưới là dòng sông Dương Tử chảy về đông. Đứng trên lầu cao, cảm giác con người quá bé nhỏ trước vũ trụ, trước không gian vĩnh hằng và thời gian chảy trôi vĩnh viễn. Do đó, bốn câu đầu gợi tả quang cảnh chung nhưng cũng là suy niệm về phận người trước cái vô thủy vô chung:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Nhắc đến tích xưa là chiêm nghiệm cái còn và cái đã mất.
Người tiên đã cưỡi chim thiêng mang cái đẹp đi rồi, bây giờ lầu Hoàng Hạc chỉ còn dấu tích của kỉ niệm, đứng trơ trọi như cái xác không hồn. Nhìn lên bầu trời quang đãng chỉ thấy vầng mây trắng trôi lơ lửng ngàn năm: Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay. Cảnh trong trẻo mênh mông mà cô quạnh đã diễn tả cái trống vắng chơi vơi trong tâm hồn lữ khách. Bốn câu thơ nhưng có ba từ hoàng hạc, đây là điểm kiêng kị trong thơ Đường nhưng phép điệp hình ảnh chim hạc bay đi (chỉ còn lại khoảng trời trống vắng) đã diễn tả niềm luyến tiếc không nguôi cái đẹp đã mất. Tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc như gởi vào bầu trời xanh mênh mông. Đoạn thơ còn suy niệm về lẽ mất còn và cái hữu hạn, bé nhỏ của đời người trước sự trôi chảy của thời gian và không gian trời rộng sông dài.
Hạc vàng tượng trưng cho ẩn sĩ, cái đẹp cao khiết và bất tử. Mây trắng biểu tượng cho trinh bạch, yên tĩnh nhưng vô hồn như lầu không. Hạc đi, mây ở lại, gợi đến tình cảnh biệt li. Hạc vàng đi về đâu không biết như cuộc đời con người thật quý giá nhưng cuối cùng sẽ đi về đâu sau trăm năm chìm nổi nên hình ảnh mây trắng phiêu bồng lãng du gợi cảm giác phù sinh của kiếp người.
Thơ luật Đường thất ngôn, đề ra nguyên tắc niêm luật rất chặt chẽ. Tuy vậy bốn câu thơ đầu đã phá luật bằng trắc: hoàng hạc khứ / hoàng hạc lâu để đảm bảo tiểu đối về cái động (chim hạc bay) với cái tĩnh (lầu Hoàng Hạc), từ đó nổi rõ ý tưởng giữa cái hư vô và cái hiện hữu. Bất phục phản đối không chỉnh với không du du nhưng thể hiện được cảm xúc tự nhiên dạt dào.
Từ cảnh hiện hữu gợi cái vô thường, nhà thơ đưa người đọc về không gian sống tươi tắn, tràn đầy ánh sáng của cảnh bên lầu Hoàng Hạc:
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Hình ảnh hàng cây soi bóng sáng rõ mồn một (lịch lịch) trên dòng sông xanh phẳng lặng như gương và cỏ thơm đôi bờ xanh mơn mởn gợi vẻ đẹp diễm lệ mà im ắng như bức tranh tĩnh vật. Cảnh trống vắng như lầu không, như bầu trời cao. Nhìn chung, khung cảnh đẹp như bức tranh thủy mạc tươi thắm những sắc màu: cánh hạc vàng, trời trong mây trắng, sông xanh, cỏ mướt. Đứng trong cảnh đẹp thanh khiết, con người như cũng được thanh lọc tâm hồn. Từ thê thê có nghĩa là xanh tươi mơn mởn nhưng cũng có nghĩa là lạnh buốt buồn bã, tùy theo cách phát âm. Do đó, phong cảnh có nắng ấm, cỏ thơm nhưng buồn vắng lạnh lẽo nên gợi biết bao nỗi niềm cho viễn khách thi nhân.
Chiều xuống, cảnh hoàng hôn tĩnh lặng càng thêm buồn vời vợi. Khi ánh nắng yếu dần, cái tươi thắm của bức tranh xuân đã nhường chỗ cho khói sương mờ bao phủ dòng sông, ngày đã hết nên tâm trạng muốn quay về ngôi nhà yêu dấu và làm dâng lên nỗi buồn thương nhớ quê hương:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Quê hương ở đâu sau ánh chiều tà? Quê hương là ngôi làng dấu yêu hay là chốn trở về sau cuộc đời trăm năm chìm nổi đã được suy niệm từ câu thơ đầu? Hết một cuộc đời con người rồi sẽ đi về đâu? Trở về cát bụi hay cõi hư vô? Câu thơ gợi nỗi buồn bâng khuâng, man mác.
Bảy câu thơ dọn đường cho chữ sầu buông xuống. Sầu vì hoài cổ, thương kim? hay nhớ quê hương?
Bài thơ đẹp về cảnh lẫn tình ý sâu xa nên Nghiêm Vũ đời Nam Tống đã nói rằng “Đường nhân thất ngôn luật thi, đương dĩ Thôi Hiệu Hoàng Hạc Lâu đệ nhất” (Thơ niêm luật đời Đường bảy chữ, phải xếp bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu vào hạng nhất).

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_doc_hieu_van_ban_cac_thao_tac_lap_luan_trong_van_n.docx