Chuyên đề Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 12

Một số biện pháp tu từ từ vựng.

a. So sánh.

- So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng.

- tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

VD:

 “Quê hương là chùm khế ngọt”

 [Quê hương - Đỗ Trung Quân]

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

 [Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

 [Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]

b. Nhân hóa.

- Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi . vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

VD:

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

 [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

c. Ẩn dụ.

- Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD:

 “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

 [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

 “Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

 [ca dao]

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”

 [Thương vợ - Tú Xương]

 

docx 18 trang cucpham 1140
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 12

Chuyên đề Đọc hiểu Ngữ văn Lớp 12
CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU
I. Các vấn đề cơ bản.
1. Các biện pháp tu từ:
1.1. Một số biện pháp tu từ từ vựng.
a. So sánh.
- So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng.
- tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
VD: 
 “Quê hương là chùm khế ngọt” 
 [Quê hương - Đỗ Trung Quân]
“Nước biếc trông như làn khói phủ
 Song thưa để mặc bóng trăng vào”
 [Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
 [Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]
b. Nhân hóa.
- Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 
VD: 
"Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
 [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]
c. Ẩn dụ.
- Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: 
 “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
 [Truyện Kiều – Nguyễn Du]
 “Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
 [ca dao]
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng” 
 [Thương vợ - Tú Xương]
d. Hoán dụ.
- Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: 
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
 [Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông]
 “Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
 [Việt Bắc - Tố Hữu]
 “Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
* Chú ý: Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
- Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]
- Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.
e. Nói quá/ Phóng đại/ Khoa trương/ Ngoa dụ/ Thậm xưng/ Cường điệu. 
- Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD: “Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi”
 [Bình NGô đại cáo – Nguyễn Trãi]
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
 [Việt Bắc - Tố Hữu] 
f. Nói giảm, nói tránh.
- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD:
 “Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”
 [Bác ơi – Tố Hữu]
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta”
 [Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến]
g. Điệp từ, điệp ngữ. 
- Là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.
VD:
“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”
 [Cây tre Việt Nam – Thép Mới] 
 “Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
 [Truyện Kiều – Nguyễn Du]
1.2. Một số biện pháp tu từ cú pháp.
a. Liệt kê.
- Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
b. Tương phản. 
- Là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.
“O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
 [Tố Hữu]
c. Đảo ngữ. 
- Đảo ngữ là biện phap tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh,
- Ví dụ:
 “Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
 [Qua Đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan]
=> Tô đậm cảm giác hoang vắng, cô liêu...
d. Lặp cấu trúc. 
- Là biện pháp tu từ tạo ra những câu văn đi liền nhau trong văn bản với cùng một kết cấu nhằm nhấn mạnh ý và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản
VD: “Trời xanh đây là của chúng ta
 Núi rừng đây là của chúng ta”
 [Đất nước – Nguyễn Đình Thi]
 => Khẳng định chủ quyền dân tộc, bộc lộ niềm tự hào, vui sướng,.
e. Chêm xen
- Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.
 “Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
 Cũng vào du kích!
 Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
 Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
 [Quê hương – Giang Nam]
=> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ngạc nhiên, xúc động, yêu mến, một cách kín đáo. 
f. Câu hỏi tu từ.
- Là đặt câu hỏi nhưng không đòi hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa khác.
 “Mẹ con đàn lợn âm dương
 Chia lìa đôi ngả
 Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
 Bây giờ tan tác về đâu?”
 [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]
=> Nhấn mạnh cảnh ngộ mất mát, chia lìa, hoang tàn của quê hương trong chiến tranh.
g. Phép đối
- Là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói.
- Có 2 kiểu: đối tương phản [ý trái ngược nhau]; đối tương hỗ [bổ sung ý cho nhau]
 “Ta/ dại /ta/ tìm/ nơi/ vắng vẻ
 Người/ khôn/ người/ đến/ chốn/ lao xao”
 [Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm]
 “Son phấn/ có/ thần/ chôn vẫn hận
 Văn chương/ không/ mệnh/ đốt còn vương”
 [Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du] 
2. Phong cách ngôn ngữ chức năng.
a. PC Ngôn ngữ sinh hoạt:
– Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
– Có 2 dạng tồn tại:
+ Dạng nói
+ Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,
b. PC Ngôn ngữ nghệ thuật:
– Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
– Phạm vi sử dụng:
+ Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí); Ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ); Ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng)
c. PC Ngôn ngữ chính luận:
– Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự, nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,theo một quan điểm chính trị nhất định.
- Cách nhận biết ngôn ngữ chính luận trong đề Đọc hiểu :
 + Nội dung liên quan đến những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,
 + Có quan điểm của người nói/ người viết
 + Dùng nhiều từ ngữ chính trị
d. PCNN khoa học
– Ngôn ngữ KH: là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các VBKH.
Tồn tại ở 2 dạng: nói [bài giảng, nói chuyện khoa học,] & viết [giáo án, sách, vở,]
d. PC Ngôn ngữ báo chí:
– Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH.
– Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc, Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.
e. PCNN hành chính.
– VB hành chính là VB đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng]
Ví dụ: Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà, .
3. Phương thức biểu đạt.
a. Tự sự:
Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. 
Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ (khi muốn kể sự việc )
Ví dụ:
“Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”
b. Miêu tả:
Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả : Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc, của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,.)
Ví dụ:
“Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát”
 (Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy)
c. Biểu cảm 	
Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu cảm : có các câu văn, câu thơ miêu tả  cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình.
Ví dụ:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
 (Ca dao)
d. Thuyết minh
Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
Nhận biết phương thức thuyết minh hơi rắc rối hơn chút : có những câu văn  ... .......................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
III. Các bài tập Đọc hiểu.
Đề 1: 
Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
	Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:
 TỰ SỰ
 Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
 Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
 (Lưu Quang Vũ)
Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 
Câu 2(0,5 điểm): Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:
 "Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng".
Câu 3 (1 điểm): Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:
 "Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta"
Câu 4 (1 điểm): Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Đề 2 
Phần I. Đọc – hiểu (3 điểm) 
 Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:
 Nói về tàu điện tại Nhật, mỗi khoang tàu đều được thiết kế rõ ràng, đều có một dãy ghế ưu tiên có màu khác biệt dành cho những người có sức khỏe yếu, hoặc tàn tật gọi là “yusenseki”. Người Nhật luôn được biết đến là dân tộc có ý thức rất cao, những người khỏe mạnh lành lặn dù trên tàu có đang chật cứng cũng không bao giờ ngồi vào dãy ghế ưu tiên. Bởi họ biết chỗ nào mình nên ngồi, và chỗ nào không, cộng thêm lòng tự trọng không cho phép họ thực hiện hành vi “sai trái” ấy. Vì vậy gần như trên tàu luôn có chỗ dành cho những người thực sự cần phải ngồi riêng, như người tàn tật, người già, phụ nữ mang thai.
 Thứ hai người Nhật không bao giờ muốn mình trở nên yếu đuối trước mặt người khác, nhất là người lạ. Tinh thần samurai được truyền từ đời này sang đời khác đã cho họ sự bất khuất, hiên ngang trong mọi tình huống. Bởi vậy, hành động bạn nhường ghế cho họ có thể sẽ gây tác dụng ngược so với ý định tốt đẹp ban đầu. Người được nhường ghế sẽ nghĩ rằng trong mắt bạn, họ là một kẻ yếu đuối cần được “ban phát lòng thương”.
 Thứ ba dân số Nhật đang được coi là “già” nhất thế giới, tuy nhiên người Nhật không bao giờ thừa nhận mình già. Nếu bạn đề nghị nhường ghế cho người lớn tuổi, việc này đồng nghĩa với việc bạn coi người đó là già, và đây chính là mũi dao nhọn “xiên” thẳng vào lòng tự ái vốn cao ngun ngút của người Nhật. Có thể bạn có ý tốt, nhưng người được nhường ghế sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Bỏ đi nha.
 Cuối cùng xã hội Nhật Bản rất coi trọng sự bình đẳng, muốn ai cũng được đối xử như nhau. Họ không thích sự ưu ái, nhường nhịn, bạn đến trước giành được chỗ, chỗ đó là của bạn, người đến sau sẽ phải đứng, đó là điều dĩ nhiên. Kể cả bạn có nhã ý lịch sự muốn nhường chỗ cho một thai phụ, họ cũng sẽ lịch sự từ chối mặc dù trong lòng rất mong muốn có được chỗ ngồi mà bạn đang sở hữu. Bạn đã phải bỏ ra rất nhiều công sức để chiếm được chỗ ngồi ấy và người Nhật không muốn nhận đồ miễn phí, những thứ họ không phải nỗ lực để đạt được.
 (Vì sao người Nhật không nhường ghế cho người già, phụ nữ, Theo Tri thức trẻ - 20/8/2015)
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 
Câu 2 (0,5 điểm). Những nguyên nhân nào khiến người Nhật không nhường ghế cho người già, phụ nữ?
Câu 3 (1 điểm). Văn hóa nhường ghế của người Nhật có gì khác với văn hóa của Việt Nam? Suy ngẫm của anh/ chị về điều đó?
Câu 4 (1 điểm).Theo anh/ chị làm thế nào để chúng ta có thể nhường chỗ cho người khác một cách có văn hóa? (Trình bày khoảng 5 - 7 dòng)
Đề 3:
Phần I. Đọc – hiểu (3 điểm) 
 Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:
 “Chiếc vòng tử tế” là một trong những hoạt động nằm trong chiến dịch “Tử tế” là do Viện nghiên cứu Kinh Tế, Xã hội và Môi trường chủ trì phát động nhằm hướng mọi người suy nghĩ về giá trị của sự tử tế và thực hành giá trị đó trong đời sống. “Chiếc vòng tử tế” là tên gọi của 100 chiếc vòng đặc biệt trong chiến dịch được trao cho những người có uy tín trong cộng đồng như bà Tôn Nữ Thị Ninh, MC Diễm Quỳnh, ca sĩ Thái Thùy Linh, hot girl Chi Pu...Mỗi chủ nhân của 100 chiếc vòng cam kết sẽ thực hiện một điều tử tế trong vòng 4 ngày từ ngày nhận vòng, đồng thời chia sẻ lại câu chuyện rồi chuyền giao chiếc vòng cho một người khác.
 Luật chơi của chiếc vòng tử tế là trong vòng 4 ngày sau khi nhận được chiếc vòng, bạn phải làm một điều tử tế và chia sẻ câu chuyện của mình trên facebook. Sau đó bạn tặng lại chiếc vòng cho một người khác, người cam kết sẽ làm những việc như trên. Cứ như thế chiếc vòng tử tế sẽ được truyền từ người này sang người khác. Trong ngày đầu phát động chiến dịch, 100 “chiếc vòng tử tế” được đánh số từ 1 đến 100 đã được trao cho những chủ nhân đầu tiên ở hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tính tới thời điểm này đã có rất nhiều việc tốt được thực hiện với câu chuyện thực sự “tử tế” được chia sẻ trên cộng đồng mạng.
 Không có một định nghĩa chính xác hay cụ thể nào về sự “tử tế”. Đó là những hành động nhỏ thường ngày như vứt rác đúng chỗ, không vượt đèn đỏ, dắt một cụ già, em nhỏ qua đường, dừng xe nhặt hộ đồ rơi khi người đi trước không thể vòng lại,...Đó cũng là hành động lớn hơn như kêu gọi bảo vệ môi trường, thành lập tổ chức từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, ...Nhưng điều qua trọng hơn cả, việc đó xuất phát từ cách nghĩ đẹp, lối sống văn minh, “tử tế” với chính mình và với những người xung quanh.
 (Trích Kenh14.vn,30/10/2014)
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? 
Câu 2 (0,5 điểm) Luật chơi của chiếc vòng tử tế là gì? Ban đầu có những ai tham gia? Theo bạn sẽ có bao nhiêu việc tử tế được thực hiện?
Câu 3 (1 điểm). Căn cứ vào những việc làm tốt gần đây nhất của bản thân , anh/chị có thể nêu cách hiểu của mình về sự tử tế?
Câu 4 (1 điểm) Theo anh/ chị làm thế nào để những việc tử tế được lan tỏa trong cuộc sống hàng ngày? (Trình bày khoảng 5 - 7 dòng)
Đề 4:
Phần I: Đọc hiểu (3đ)
 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
 Đại đa số thanh niên thời trước không ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm về cuộc đời, vì ai đã có phận nấy.
 Phận là cái phần mà cuộc sống, xã hội dành cho mỗi người: phận làm trai, phận giàu, phận nghèo, phận đàn bà, phận làm tôi,... Con nhà lao động nghèo, nhiều lắm học đến chín, mười tuổi, là đã phải lo làm ăn mong kế nghiệp cha, anh. Con nhà giàu theo học lên cao thì làm quan, kém hơn thì làm thầy. Sinh ra ở phận nào, theo phận ấy, chỉ số ít là thoát khỏi.
 Trái lại, thanh niên ngày nay tuy cái phận mỗi người vẫn còn, song trước mặt mọi người đều có khả năng mở ra nhiều con đường. Ngày nay sự lựa chọn và cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định. Có lựa chọn tất phải có suy nghĩ, trăn trở.
 Hết lớp tám, lớp chín, học gì đây? Trung học hay học nghề, hay đi sản xuất? Trai gái gặp nhau bắt đầu ngập ngừng. Yêu ai đây? Yêu như thế nào? Sức khoẻ tăng nhanh, kiến thức tích lũy đã khá, sống như thế nào đây? Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sống. Không thể quy cho số phận. Cơ hội cũng chia đều sàn sàn cho mọi người.
 Thanh niên ngày xưa bước vào đời như người đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi vào. Ngày nay, chưa biết sẽ xem phim gì, ở rạp nào, ngồi ghế số mấy, cạnh ai. Cho đến khi ổn định được chỗ ngồi trong xã hội, xác định đúng được vai trò và vị trí của mình là phải trải qua một thời gian dài.
 Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và đạo lí.
 Xây dựng nên thì như tàu ra biển rộng, có kim chỉ nam để xác định hướng đi; không thì như chiếc bách giữa dòng, e dè gió dập, hãi hùng sóng va.	
 (Thanh niên và số phận - Nguyễn Khắc Viện, Dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, Sđd)
Câu 1. (0,5 điểm) Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ? 
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
 “Phận là cái phần mà cuộc sống, xã hội dành cho mỗi người: phận làm trai, phận giàu, phận nghèo, phận đàn bà, phận làm tôi,...”.
Câu 3. (1,0 điểm) Căn cứ vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao thanh niên thời nay cần phải suy nghĩ trăn trở về số phận?
Câu 4. (1,0 điểm) Theo tác giả, những yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đối với thành công và hạnh phúc của một con người trong thời đại ngày nay?
Đề 5:
 Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu sau:
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui 
Chọn những bông hoa và những nụ cười 
Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy 
Để mắt em cười tựa lá bay 
Mỗi ngày tôi chọn một lần thôi 
Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời 
Tôi chọn nắng đầy, chọn cơn mưa tới 
Để lúa reo mừng tựa vẫy tay 
Và như thế tôi sống vui từng ngày 
Và như thế tôi đến trong cuộc đời 
Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi 
Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên 
Nhìn rõ quê hương, ngồi nghĩ lại mình 
Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống 
Vì đất nước cần một trái tim !
 ( Trích bài hát Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui – Trịnh Công Sơn)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 2: Mỗi ngày, tác giả lựa chọn 1 niềm vui gì cho bản thân? Nhận xét của anh/ chị về lựa chọn đó? (1 điểm)
Câu 3: Nêu chủ đề của đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về thông điệp Mỗi ngày chọn một niềm vui. (1 điểm)

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_doc_hieu_ngu_van_lop_12.docx