Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7

Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường:

- Những tình cảm dịu ngọt mẹ dành cho con:

 + Trìu mến quan sát những việc làm của con (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức ngày mai thức dậy cho kịp giờ, )

 + Vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trong ngày đầu tiên đến trường,.

- Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường: không ngủ được:

 + Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học có ý nghĩa.

 + Hồi tưởng lại những kỉ niệm không thể nào quên của bản thân trong ngày đầu tiên đi học.

 + Hôm nay, mẹ không tập trung được vào việc gì.

 + Mẹ lên giường trằn trọc không ngủ được.

 + Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần tới cổng trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.

Yêu thương con, tình cảm sâu nặng đối với con và luôn luôn lo lắng, suy nghĩ cho con.

 

doc 89 trang cucpham 02/08/2022 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7

Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7
CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
BÀI 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lí Lan)
A. Lý thuyết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
-  Lý Lan sinh ra tại  Thủ Dầu Một, Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư. Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và Tiểu học Chợ Quán, Trung học Gia Long, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ). 
- Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc – Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh. Năm1991,  chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995  sang dạy ở Đại học Văn Lang, đến năm 1997 thì nghỉ dạy. Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Mỹ và Việt Nam. 
- Các tác phẩm chính: 
+ Truyện dài đầu tay của Lý Lan là “Chàng Nghệ Sĩ” in trên báo tuổi trẻ và được viết trong hoàn cảnh chưa đầy đủ giải thưởng (năm 1978). 
+ Tập truyện ngắn đầu tay  Cỏ Hát  (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, Hà Nội). 
+ Tập truyện thiếu nhi Ngôi Nhà Trong Cỏ (Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. 
+ Tập thơ “ Là mình”- Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005) được giải thưởng thơ Hội Nhà Văn TP HCM. 
- Là một phụ nữ đa tài, vừa là nhà giáo, nhà văn và đồng thời là một dịch giả nổi tiếng.
- Phong cách nghệ thuật: dịu dàng, đằm thắm và dạt dào cảm xúc trên từng trang viết.
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh ra đời
in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000, văn bản ghi lại chân thực cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
Thể loại
Thể kí
Tóm tắt:
Trước ngày tựu trường của con, người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.
Giá trị nội dung
Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của Nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.
Giá trị nghệ thuật
- Lựa chọn hình thức tự bạch, như những dòng nhật kí tâm tình, thủ thỉ của mẹ đối với con.
- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc
II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Cổng trường mở ra”:
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Lí Lan (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật,)
- Giới thiệu về văn bản “Cổng trường mở ra” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật)
2. Thân bài:
“ Cổng trường mở ra” thuộc loại văn biểu cảm, tác giả viết theo dòng chảy cảm xúc của long mẹ với con thơ qua độc thoại nội tâm của người mẹ. Thời gian nghệ thuật là đêm trước ngày khai trường của con vào lướp Một.
a. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường:
- Những tình cảm dịu ngọt mẹ dành cho con:
   + Trìu mến quan sát những việc làm của con (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức ngày mai thức dậy cho kịp giờ,)
   + Vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trong ngày đầu tiên đến trường,..
- Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường: không ngủ được:
   + Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học có ý nghĩa.
   + Hồi tưởng lại những kỉ niệm không thể nào quên của bản thân trong ngày đầu tiên đi học.
   + Hôm nay, mẹ không tập trung được vào việc gì.
   + Mẹ lên giường trằn trọc không ngủ được.
   + Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần tới cổng trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
⇒ Yêu thương con, tình cảm sâu nặng đối với con và luôn luôn lo lắng, suy nghĩ cho con.
b. Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ:
- Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, người mẹ bày tỏ suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục thế hệ trẻ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước vào cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người và niềm tin vào sự nghiệp giáo dục.
3. Kết bài:
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
   + Nội dung: Văn bản “Cổng trường mở ra” giúp chúng ta hiểu thêm về tình yêu thương, sự lo lắng của người mẹ đối với mỗi đứa con, đồng thời, qua đó còn cho chúng ta thấy vai trò của nhà trường trong quá trình phát triển của mỗi con người
   + Nghệ thuật: lựa chọn hình thức tự bạch như những lời tâm sự, ngon ngữ giàu sức biểu cảm, giọng văn tâm tình, thủ thỉ, nhẹ nhàng,
- Liên hệ, mở rộng: kỉ niệm, ấn tượng, cảm xúc của bản thân trong ngày khai trường đầu tiên
B. Bài tập:
I. Cơ bản:
Bài tập 1. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người con khác với tâm trạng của người mẹ như thế nào?
A. Phấp phỏng lo lắng B. Vô tư, thanh thản
C. Căng thẳng hồi hộp D. Thao thức, đợi chờ
Đáp án. B
Bài tập 2. Điền chữ S (sai) hoặc Đ (đúng) vào đầu mỗi ý dưới đây
Văn bản “Cổng trường mở ra” là bài văn giúp ta:
A. Hiểu thêm tấm lòng yêu thương của cha mẹ đối với con
B. Hiểu về vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người
C. Hiểu về việc học hành là rất khó khăn, gian khổ
D. Việc học chỉ quan trọng tùy vào mỗi người.
Đáp án. A, B (Đ); C, D (S)
Bài tập 3. Viết một đoạn văn ngắn kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai giảng năm học mới của em, có sử dụng ít nhất 2 từ ghép đẳng lập và 2 từ ghép chính phụ.
Đáp án. Yêu cầu HS viết được đoạn văn ngắn có nội dung cơ bản sau.
- Tâm trạng của em khi đón chào ngày khai trường
- Sự chuẩn bị quần áo, sách vở
- Khung cảnh ngôi trường hôm khai giảng
- Các bạn của em như thế nào?
Bài tập 4: Theo em, tại sao người mẹ trong bài văn lại không ngủ được? Hãy đánh dấu vào các lí do đúng.
A. Vì người mẹ quá lo sợ cho con.
B. Vì người mẹ bâng khuâng xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình trước đây.
C. Vì người mẹ bận dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng.
D. Vì người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về người con, vừa bâng khuâng nhớ vè ngày khai trường năm xưa của mình. 
Đáp án. A, D
Bài tập 5: Người mẹ nói: “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường bây giờ, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
A. Đó là thế giới của những điều hay lẽ phải, của tình thương và đạo lí làm người.
B. Đó là thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú và kì diệu mà nhân loại hàng ngàn năm đã tích lũy được.
C. Đó là thế giới của tình bạn, của tình nghĩa thầy trò, cao đẹp thủy chung.
D. Tất cả đều đúng.
Bài tập 6: Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
A. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau.
B. Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
C. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
D. Tất cả đều đúng.
II. Nâng cao:
Bài tập 1: “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này. Có thể thay thế tiêu đề khác được không?
*Gợi ý: Nhan đề “Cổng trường mở ra” cho ta hiểu cổng trường mở ra để đón các em học sinh vào lớp học, đón các em vào một thế giới kì diệu, tràn đầy ước mơ và hạnh phúc. Từ đó thấy rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với con người.
Bài tập 2: Tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là “ dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổngđường làng dài và hẹp”.
*Gợi ý : Ngày đầu tiên đến trường, cũng vào cuối mùa thu lá vàng rụng, người mẹ được bà dắt tay đến trường, đự ngày khai giảng năm học mới. Ngày đầu tiên ấy, đã in đậm trong tâm hồn người mẹ, những khoảnh khắc, những niềm vui lại có cả nỗi choi vơi, hoảng hốt. Nên cứ nhắm mắt lại là người mẹ nghĩ đến tiếng đọc bài trầm bổng đó. Người mẹ còn muốn truyền cái rạo rực, xao xuyến của mình cho con, để rồi ngày khai trường vào lớp một của con sẽ là ấn tượng sâu sắc theo con suốt cuộc đời.
Bài tập 3: Nhắc đến chuyện ngày khai trường ở Nhật, người mẹ muốn nhấn mạnh điều gì? Rút ra kết luận gì?
*Gợi ý : 
Câu văn trong bài văn, nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là:
“Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.
Kết luận ấy được rút ra sau khi liên hệ với không khí ngày khai trường bên Nhật Bản: ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. () Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Điều đó làm tăng sức thuyết phục và nhấn mạnh cho luận điểm về tầm quan trọng cũng như chuẩn mực của giáo dục nhà trường được tổng kết bên dưới. Hơn thế nữa, luận điểm đó lại được diễn đạt một cách cụ thể qua hình tượng đối sánh: một li – hàng dặm. Tất cả đều tập trung khẳng định một điều: Nhà trường, sự giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ. Đó là định hướng quyết định nhân cách và cả con đưòng đi sau này của họ, cũng chính là quyết định đường hướng phát triển của tương lai đất nước.
Bài tập 4: Em hiểu gì về câu nói của người mẹ: “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
* Gợi ý: Đây là câu văn hay nhất trong bài. Mẹ tin tưởng và khích lệ con “ can đảm lên” đi lên phía trước cùng bạn bè. Như con chim non ra ràng, rời tổ chuyền cành sẽ tung cánh bay vào bầu trời bao la, đứa con của mẹ cũng vậy, “ bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Từ mái ấm gia đình, tuổi thơ được cắp sách đi học, đến với mái trường thân yêu. Tuổi thơ được học hành, được chăm sóc giáo dục sẽ từng ngày “ lớn lên”, mở mang trí tuệ, trưởng thành về nhân cách, học vấn, dần dần vào đời. Trường học là thế giới kì diệ ... ếu là nhân hóa: 
	Làm cho sự vật vô tri, vô giác bỗng trở nên gần gui, quen thuộc, sống động, có hồn, có cảm xúc
	Thể hiện tình cảm của người viết một cacchs sâu sắc và tế nhị
+ Nếu là điệp từ: nhấn mạnh, làm nổi bật sự vật, tính chất, đặc điểm của sự vật.
Lưu ý: nếu đoạn văn, đoạn thơ sư dụng nhiều biện pháp nghệ thuật thì:
+ Lần lượt chỉ ra và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của từng biện pháp
+ Khái quát hiệu quả chung của các biện pháp nghệ thuật đó trong toàn đoạn
Ví dụ: Đối với đề trên, có thể chỉ ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật như sau:
+ Biện pháp so sánh: Tiếng suối như tiếng hát
Cách so sánh này giúp ta hình dung được: âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại êm ái, trong trẻo, ngọt ngào như tiếng hát của con người. 
 Đọc câu thơ, người đọc như cảm nhận được, tiếng suối vô hồn, lạnh lẽo bỗng trở nên sống động, có hồn.
 So sánh kết hợp với nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm nổi bật sự yên tĩnh, vẻ đẹp tĩnh lặng của đêm trăng rừng. Tiếng suối được ví như tiếng hát cho thấy con người là trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Không gian chìm trong yên tĩnh mà vẫn mang hơi ấm của con người, vẫn ấm tiếng người, tiếng hát. Làm cho cảnh núi rừng đêm khuya mà xiết bao gần gũi, yêu thương, đêm chiến khu mà bình yên quá đỗi.
=> Như vậy, chỉ bằng biện pháp so sánh ở câu thơ đầu, Hồ Chí Minh đã gợi vẻ đẹp đêm trăng rừng Việt Bắc qua ấn tượng âm thanh.
+Điệp từ: Từ lồng được nhắc lại 3 lần trong một câu thơ
 Giúp ta hình dung: ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ lồng vào những bông hoa hay ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ in hình xuống mặt đất như những bông hoa xinh xắn tạo nên bức tranh trăng lung linh, huyền ảo.
 Điệp từ “lồng” có tác dụng làm cho cảnh vật đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối lung linh ánh sáng. Nét đậm là dáng hình cổ thụ trên cao lấp lánh ánh sáng, nét nhạt là bóng cây là lung linh xao động trên mặt đất.
 Điệp từ “lồng” còn có tác dụng, làm cho ba vật thể (Trăng, cổ thụ, hoa) vốn dĩ cách xa nhau đan cài quấn quýt, hoà quyện vào nhau, soi sáng cho nhau rất hữu tình.
Lưu ý: nếu người đưa ra đoạn văn, đoạn thơ là một nhân vật trong tác phẩm thì sau khi phân tích xong tác dụng, phải chỉ ra tình cảm của người đó trước khi đánh giá tác giả.
Bước 3: Đánh giá tác giả: tài năng và tấm lòng.
Ví dụ: Với đề trên
- Tài năng: Các biện pháp tu từ đó góp phần tạo nên bức tranh trăng đêm rừng Việt bắc rất đẹp, nên thơ, lung linh ánh sáng. 
- Tấm lòng: Qua đó cho thấy tâm hồn nhà thơ- tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tìnhyêu thiên nhiên say đắm.
3. Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ của em về biện pháp tu từ được sử dụng 
II. Luyện tập
1. Cảm nhận của em về cái hay trong cách sử dụng điệp từ “vì” trong bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh: 
 “Cháu chiến đấu hôm nay
 Vì lòng yêu Tổ Quốc
 Vì xóm làng thân thuộc
 Bà ơi cũng vì bà
 Vì tiếng gà cục tác
 Ô trứng hồng tuổi thơ”
Gợi ý:
Bước 1: Khổ cuối bài TGT tác giả XQ đã sử dụng biện pháp điệp từ vì thật đặc sắc và ý nghĩa.
Bước 2: Chỉ rõ: Điệp từ vì được nhắc lại 4 lần chủ yếu là đầu mỗi dòng thơ
Bước 3: Tác dụng: 
	Nhấn mạnh những lí do cầm súng của người chiến sĩ: rất lớn lao cao cả nhưng cũng rất bình thường, giản dị.
	Làm nổi bật, khắc sâu mối quan hệ giữa các tình cảm đó, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những điều bình thường, giản dị: tình cảm dành cho người thân ruột thịt, những kỉ niệm bình dị của tuổi thơ. Những tình cảm đó là cội nguồn sâu xa của tình yêu tổ quốc, làm ch tình yêu tổ quốc nồng nàn hơn, tha thiết hơn trong trái tim người chiến sĩ.
- Diễn tả tình yêu tổ quốc thiết tha, cháy bỏng, thôi thúc người chiến sĩ cầm chắc tay súng, chiến thắng kẻ thù.
- Góp thêm một định nghĩa về tình yêu Tổ quốc đơn sơ, giản dị mà sâu sắc.
=> Mục đích chiến đấu cao cả của người chiến sĩ là lẽ sống cao đẹp của cả dân tộc ta thời đại đánh Mĩ anh hùng.
Bước 4: Đánh giá:
- Tài năng: Ngòi bút tài hoa của nữ sĩ XQ trong việc sử dụng thơ ngũ ngôn với biện pháp tu từ đặc sắc để diễn tả tình cảm cao đẹp.
- Tấm lòng: Trái tim yêu thương, tấm lòng gắn bó sâu nặng với đất nước
2. Cảm nhận của em về cái hay trong cách sử dụng biện pháp tu từ trong khổ đầu bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh: 
Gợi ý:
Bước 1: Trong khổ thơ đầu bài “TGT”, tác giả Xuân Quỳnh đã sử dụng biện pháp tu từ thật đặc sắc và ý nghĩa.
Bước 2, 3: Chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ 
* Điệp từ nghe được nhắc lại 3 lần, đầu mỗi dòng thơ, gợi cảm giác tiếng gà như ngưng lại, lắng đọng lại trong không gian và đọng lại trong lòng người. Diễn tả được cảm xúc đang trào dâng dào dạt trong lòng người chiến sĩ.
* Kết hợp với nghệ thuật: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và đảo ngữ: xao động nắng trưa co thấy, người chiến sĩ cảm nhận âm thanh tiếng gà trưa không chỉ bằng tai, bằng mắt mà bằng mọi giác quan, bằng cả tâm hồn, bằng hồi tưởng
=> Diễn tả tác động diệu kì của âm thanh tiếng gà: Âm thanh Tiếng gà trưa cất lên làm cho nắng trưa trở nên lung linh, xao động, không gian trưa yên ắng bỗng trở nên sống động lạ tương; xua đi bao vất vả mệt nhọc trên đường hành quân, nâng đỡ bước chân người chiến sĩ và tiếp thêm sức mạnh cho họ. Đặc biệt, âm thanh ấy còn gọi về cả một trời kỉ niệm tuổi tơ yêu dấu ở làng quê, về những năm tháng ấu thơ sống bên bà.
=> Tâm trạng của người chiến sĩ: Bồi hồi, bâng khuâng, xao xuyến, hạnh phúc
Bước 4: Đánh giá:
- Tài năng: Ngòi bút tài hoa của nữ sĩ XQ trong việc sử dụng thơ ngũ ngôn với biện pháp tu từ đặc sắc để diễn tả tình cảm cao đẹp.
- Tấm lòng: Trái tim yêu thương, tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương, với những kỉ niệm tuổi thơ.
3. Cái hay trong cách sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu đầu bài Cảnh khuya
Bước 1: Trong hai câu đầu bài cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá thật hay và giàu ý nghĩa.
Bước 2, 3: Nêu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ
* Biện pháp so sánh: Tiếng suối như tiếng hát
- Cách so sánh này giúp ta hình dung được: âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại êm ái, trong trẻo, ngọt ngào như tiếng hát của con người. 
- Đọc câu thơ, người đọc như cảm nhận được, tiếng suối vô hồn, lạnh lẽo bỗng trở nên sống động, có hồn.
- So sánh kết hợp với nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm nổi bật sự yên tĩnh, vẻ đẹp tĩnh lặng của đêm trăng rừng. Tiếng suối được ví như tiếng hát cho thấy con người là trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Không gian chìm trong yên tĩnh mà vẫn mang hơi ấm của con người, vẫn ấm tiếng người, tiếng hát. Làm cho cảnh núi rừng đêm khuya mà xiết bao gần gũi, yêu thương, đêm chiến khu mà bình yên quá đỗi.
=> Như vậy, chỉ bằng biện pháp so sánh ở câu thơ đầu, Hồ Chí Minh đã gợi vẻ đẹp đêm trăng rừng Việt Bắc qua ấn tượng âm thanh.
* Điệp từ: Từ lồng được nhắc lại 3 lần trong một câu thơ
- Giúp ta hình dung: ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ lồng vào những bông hoa hay ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ in hình xuống mặt đất như những bông hoa xinh xắn tạo nên bức tranh trăng lung linh, huyền ảo.
- Điệp từ lồng có tác dụng làm cho cảnh vật đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối lung linh ánh sáng. Nét đậm là dáng hình cổ thụ trên cao lấp lánh ánh sáng, nét nhạt là bóng cây là lung linh xao động trên mặt đất.
- Điệp từ lồng còn có tác dụng, làm cho ba vật thể (Trăng, cổ thụ, hoa) vốn dĩ cách xa nhau đan cài quấn quýt, hoà quyện vào nhau, soi sáng cho nhau rất hữu tình.
Bước 4: Khái quát: 
- Các biện pháp tu từ đó góp phần tạo nên bức tranh trăng đêm rừng Việt bắc rất đẹp, nên thơ, lung linh ánh sáng. 
- Qua đó cho thấy tâm hồn nhà thơ- tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tìnhyêu thiên nhiên say đắm.
4. Cái hay trong cách sử dụng cụm từ ta với ta qua hai bài thơ qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà (So sánh cụm từ ta với ta trong bài thơ qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và cụm từ ta với ta trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến).
Dàn ý: 
A. Mở bài:
- Văn học Trung đại Việt nam thế kỉ XIX đánh dấu những mốc son chói lọi của văn học Việt nam suốt hàng chục thế kỉ qua gắn liền với hai tên tuổi nổi bật là Bà Huyện Thanh Quan và tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.
- Điểm gặp gỡ kì diệu của hai bài thơ “Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” là hai bài đều sử dụng cụm từ “ta với ta”. Tuy nhiên, sắc thái biểu cảm của hai cụm từ này trong hai bài thơ lại rất khác nhau.
B. Thân bài:
* Sắc thái biểu cảm:
- Cụm từ “ta với ta trong bài “Qua đèo Ngang” chỉ mộ người và một tâm trạng. “ta - Bà Huyện Thanh Quan, một lữ khách xa nhà, là nhân vật trữ tình của bài thơ đang đối diện với lòng mình giữa đất trời bao la, mênh mông, vắng lặng, hoang sơ chốn đèo Ngang. Một mình ôn nỗi hoài cổ không biết chia sẻ cùng ai và cô đơn đến tê lòng. Hình tượng con người cô đơn đến tuyệt đỉnh giữa bóng chiều tà ở đèo Ngang.
- Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, cụm từ “ta với ta” được hiểu theo cách khác:
+ Ta với ta chỉ hai người: là nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình, là chủ và khách, là tôi và bác,
+ Cụm từ ta với ta ở đây là những người bạn hiểu nhau, gắn bó tri kỉ, tri âm với nhau. Cụm từ này đã giao hòa tuyệt đối giữa hai người bạn tri âm, tri kỉ.
+ Khi xưng hô “tôi và bác” tách bạch làm hai. Khi nói “ta với ta” thì hai người đã gắn bó làm một.
+ Đại từ “ta” được sử dụng linh hoạt, uyển chuyển, sáng tạo: vừa là ngôi thứ nhất vừa là ngôi thứ hai, vừa số ít vừa số nhiều. Cách sử dụng cụm từ này thể hiện rõ nét niềm tự hào, kiêu hãnh của Nguyễn Khuyến về tình bạn của mình, một tình bạn thủy chung, gắn bó, đồng điệu về tâm hồn, lẽ sống. Tình bạn vượt lên mọi giá trị vật chất, chỉ cần tôi và bác, chỉ cần “ta với ta” là có tất cả. Tình bạn tự nó là một bữa tiệc tình thần, cần gì đến mâm cao cỗ đầy.
* Đánh giá, nâng cao:
- Đây là sự gặp gỡ của những tâm hồn thi sĩ lớn.
- Sự kì diệu ấy xảy ra bởi sự giàu đẹp của tiếng việt.
- Cách sử dụng đại từ “ta với ta” đã góp phần làm nên cái hay của hai bài thơ và để lại suy ngẫm cho nhiều thế hệ độc giả.
.....................................o0o...............................................

File đính kèm:

  • docchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_7.doc