Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Những ngôi sao xa xôi"

1: Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có ý nghĩa như thế nào?

Gợi ý:

- Nhan đề lãng mạn, có sức gợi tả, gợi cảm.

- Lớp nghĩa 1: "Những ngôi sao " chỉ những vì sao bé nhỏ lúc nào cũng sáng và lấp lánh trên bầu trời đêm ; "xa xôi" chỉ vị trí ở nơi rất xa.

- Lớp nghĩa 2: Nhan đề cho thấy với vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn, 3 cô gái thanh niên trong tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ chính là những ngôi sao xa xôi tỏa sáng trên bầu trời cách mạng.

=> Như vậy, nhan đề là hình ảnh ẩn dụ đẹp, một sáng tạo độc đáo của Lê Minh Khuê đã góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: ca ngợi thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời đại kháng chiến chống Mĩ.

 2 : Người kể chuyện trong tác phẩm là ai? Việc lựa chọn nhân vật kể chuyện như vậy có tác động như thế nào trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm?

Gợi ý

- Truyện kể về ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định, nhân vật chính trong tác phẩm.

- Tác dụng:

+ Người kể chuyện đồng thời cũng là một cô gái Thanh niên xung phong, là người trong cuộc nên sẽ tạo ra điểm nhìn phù hợp để tái hiện hiện thực tàn khốc của chiến tranh ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Thuận lợi cho việc miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc, suy nghĩ được hiện lên một cách trực tiếp mang lại sự sinh động, tự nhiên cho câu chuyện.

+ Người kể chuyện là một cô gái Hà Nội mơ mộng, giàu cảm xúc → làm cho câu chuyện có giọng điệu trẻ trung, thể hiện sinh động những cảm xúc hồn nhiên, trong sáng, lãng mạn của các nhân vật.

 

docx 6 trang cucpham 01/08/2022 700
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Những ngôi sao xa xôi"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Những ngôi sao xa xôi"

Câu hỏi thông hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Những ngôi sao xa xôi"
CÂU HỎI THÔNG HIỂU "NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI"
1: Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý:
- Nhan đề lãng mạn, có sức gợi tả, gợi cảm.
- Lớp nghĩa 1: "Những ngôi sao " chỉ những vì sao bé nhỏ lúc nào cũng sáng và lấp lánh trên bầu trời đêm ; "xa xôi" chỉ vị trí ở nơi rất xa.
- Lớp nghĩa 2: Nhan đề cho thấy với vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn, 3 cô gái thanh niên trong tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ chính là những ngôi sao xa xôi tỏa sáng trên bầu trời cách mạng.
=> Như vậy, nhan đề là hình ảnh ẩn dụ đẹp, một sáng tạo độc đáo của Lê Minh Khuê đã góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: ca ngợi thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời đại kháng chiến chống Mĩ.
2 : Người kể chuyện trong tác phẩm là ai? Việc lựa chọn nhân vật kể chuyện như vậy có tác động như thế nào trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm?
Gợi ý
- Truyện kể về ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định, nhân vật chính trong tác phẩm.
- Tác dụng:
+ Người kể chuyện đồng thời cũng là một cô gái Thanh niên xung phong, là người trong cuộc nên sẽ tạo ra điểm nhìn phù hợp để tái hiện hiện thực tàn khốc của chiến tranh ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Thuận lợi cho việc miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc, suy nghĩ được hiện lên một cách trực tiếp mang lại sự sinh động, tự nhiên cho câu chuyện.
+ Người kể chuyện là một cô gái Hà Nội mơ mộng, giàu cảm xúc → làm cho câu chuyện có giọng điệu trẻ trung, thể hiện sinh động những cảm xúc hồn nhiên, trong sáng, lãng mạn của các nhân vật.
3: Đọc kĩ đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: 
“ Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom.”
a) Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Tác giả miêu tả nhân vật đó trong hoàn cảnh nào? 
b) Nhân vật “tôi” cũng là người kể chuyện trong tác phẩm chứa đoạn văn trên. Theo em, việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
c) Liệt kê những câu trần thuật ngắn trong đoạn trích và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
GỢI Ý
a/ - Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là Phương Định
- Tác giả miêu tả nhân vật đó trong hoàn cảnh căng thẳng trong một lần phá bom
b/ - Tác dụng của ngôi kể: 
+ Mọi hoàn cảnh, sự việc, nhân vật đều được tái hiện từ cái nhìn của người trong cuộc. Do vậy hiện thực sẽ được tái hiện một cách chân thực và sinh động nhất.
+ Đồng thời thế giới nội tâm, diễn biến tâm lí của nhân vật cũng được khắc họa chân thực, tỉ mỉ.
c/ - Liệt kê từ 3 câu trở lên:
+ Đất rắn
+ Vỏ quả bom nóng. 
+ Một dấu hiệu chẳng lành.
+ Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. 
+ Hoặc là nóng từ bên trong quả bom.
- Hiệu quả nghệ thuật của các câu trần thuật ngắn: Khiến nhịp văn trở nên nhanh, diễn tả không khí ngột ngạt, căng thẳng và cảm giác hồi hộp của Phương Định khi chuẩn bị phá bom.
4: Cho đoạn trích:
() “Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi đập cũng không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh phớt lờ mọi biến động chung quanh là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng đè lên những con số vĩnh cửu.”
(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)
a) Nhân vật “tôi” được nhắc đến trong đoạn trích là ai, được miêu tả trong hoàn cảnh nào? 
b) Vì sao nhân vật “tôi” lại tập trung miêu tả chuyển động của chiếc kim đồng hồ? Từ đó em có nhận xét gì về công việc mà nhân vật “tôi” trong đoạn trích phải thực hiện? 
GỢI Ý
a/ - Nhân vật “tôi”: Phương Định
- Hoàn cảnh: trong một lần phá bom (khi chờ bom nổ)
b/ - Tập trung miêu tả chuyển động của chiếc kim đồng hồ vì không khí lúc Phương Định chờ bom nổ rất căng thẳng.
- Công việc mà nhân vật phải đảm nhiệm là công việc vô cùng nguy hiểm, phải đối mặt với cái chết.
5:Trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi", nhà văn Lê Minh Khuê đã để cho nhân vật Phương Định kể về cuộc sống của cô và đồng đội:
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bon ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 118)
a/ Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn "Ngày nào ít: ba lần." thuộc kiểu câu gì? Nhận xét cách đặt câu trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của cách viết ấy trong việc thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu đoạn văn. 
b/ Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Qua hình thức ngôn ngữ đó, ta hiểu được vẻ đẹp nào ở nhân vật Phương Định?
GỢI Ý
a/ Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đã cho thuộc kiểu câu rút gọn. 
- Nhận xét: câu văn ngắn, gần với khẩu ngữ, nhịp nhanh.
- Tác dụng : tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường.
b/ Hình thức ngôn ngữ: Độc thoại nội tâm
- Vẻ đẹp nhân vât: gan dạ, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao
6 : Dưới đây là một đoạn trích trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”(Lê Minh Khuê):
“Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. Tiếng súng ở dưới đất lên quả là có hiệu lực. Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất.”
(Trích “ Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê, NXB Giáo dục, 2014)
a/ Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Việc lựa chọn nhân vật này làm người kể chuyện trong truyện ngắn trên có tác dụng gì?
b/ Đoạn trích cho em cảm nhận như thế nào về công việc và cuộc sống của các nhân vật?
GỢI Ý
a/ Học sinh nêu đúng:
- Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là Phương Định .
- Việc lựa chọn nhân vật này làm người kể chuyện trong truyện ngắn trên có tác dụng:
+ Tạo thuận lợi để tác giả đi sâu miêu tả thế giới nội tâm nhân vật
+ Tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. 
+ Làm cho câu chuyện mang màu sắc chủ quan, trở nên gần gũi, đáng tin cậy,
7: Cho đoạn văn sau:
“ Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen.”
( Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê )
a/ Đoạn văn trên là lời kể của ai? Kể về điều gì?
b/ Câu : Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “ những con quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy giúp chúng ta hiểu gì về các nhân vật? 
c/ Câu văn trên gợi liên tưởng đến những câu thơ nào trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? Vì sao? 
GỢI Ý
a/ HS nêu đúng:
- Lời của Phương Định 
- Kể về công việc của 3 cô gái (Nho, Thao, Phương Định) trong tổ trinh sát mặt đường
b/ HS nêu đúng biện pháp tu từ:
- Câu văn sử dụng nghệ thuật: ẩn dụ 
HS nêu đúng cách hiểu về các nhân vật:
- Cho thấy tinh thần lạc quan.
- Có trách nhiệm cao với công việc của ba cô gái. 
c/ - Chép chính xác những câu thơ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: 
HS giải thích : vì
- Đều thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Có trách nhiệm cao trong công việc của những người lính Trường Sơn.
8: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu.
(Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2014)
- Vì sao nhân vật lại tập trung quan sát chuyển động của chiếc kim đồng hồ ? Từ đó, em nhận xét gì về công việc mà nhân vật tôi trong đoạn trích đang thực hiện ?
GỢI Ý
Vì: nhân vật đang trong những giây phút căng thẳng chờ mìn nổ, bom nổ, đang phải đối mặt với nguy hiểm, cái chết có thể tới bất cứ lúc nào, ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ được tính bằng giây.
- Công việc: hiểm nguy, căng thẳng, cái chết luôn cận kề.
9: Cho đoạn văn sau:
“Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới.không đáng kể nữa”.
(Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê)
a. Nhân vật chị trong đoạn trích trên là ai? Vì sao chị lại có quyền hạn phân công?
b. Nhân vật tôi trong đoạn trích được phân công nhiệm vụ gì? Tại sao nhân vật lại có cảm giác căng thẳng và suy nghĩ: “Những gì đã qua, những gì sắp tới.không đáng kể nữa”? Từ đó em hiểu gì về phẩm chất của nhân vật này?
GỢI Ý
a. Nhân vật chị trong đoạn trích là chị Thao, chị là tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường nên có quyền hạn phân công cho đồng đội.
b. Nhân vật tôi trong đoạn trích được phân công nhiệm vụ: Ở lại trong hang trực điện thoại.
- Nhân vật lại có cảm giác căng thẳng và suy nghĩ vì: Nhân vật tôi phải “ở nhà” trực, còn chị Thao và Nho lại đi phá bom. Điều này khiến cho Phương Định lo lắng vì những nguy hiểm mà chị Thao và Nho đang phải đối mặt.
- Phẩm chất: Có tình đồng đội gắn bó keo sơn, luôn quan tâm, lo lắng cho đồng đội. Yêu thương đồng đội như chị em ruột trong gia đình
10: Cho đoạn văn bản sau: 
“- Sắp đấy! – Nho quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu. Chị Thao móc bánh bích quy trong túi, thong thả nhai. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không yên ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực”
a/ Tại sao chị Thao lại tỏ ra bình tĩnh đến phát bực khi biết rằng cái sắp tới sẽ không yên ả?
b/ Tại sao khi trong hoàn cảnh khốc liệt nhất của cuộc chiến chị Thao vẫn đề nghi Phương Định hát? Điều đó góp phần làm nổi bật tâm hồn nhân vật như thế nào?
GỢI Ý
b. Tiếng hát khiến nhân vật tạm quên đi những khó khăn trước mắt, át đi những lo âu, mềm yếu trong tâm hồn bởi bản thân họ là những cô gái. Đồng thời tiếng hát cũng thể hiện tâm hồn lạc quan, bản lĩnh kiên cường.
11: Cho đoạn văn bản
“Uống sữa xong, Nho ngủ. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng. Chị thao dựa vào tường, hai tay quàng sau gáy, không nhìn tôi.
- Hát đi, Phương Định, mày thích bài gì nhất, hát đi!
Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích "ca chiu sa" của Hồng Quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: "Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...". Đó là dân ca ý trữ tình, giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nói chung, trên cao điểm này, chúng tôi không ưa nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần phải cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.
Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.” 
a/ Theo em những tình cảm nào đang quay cuồng trong tâm hồn chị Thao? 
b/ Lí do nào khiến nhân vật “tôi” có thể thấu hiểu những tình cảm ấy?
c/ Tại sao nhân vật “tôi” lại đâm cáu với chị Thao?
d/ Vì sao “Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi nhìn thấy trong mắt nhau điều đó”
e/ Qua sở thích của nhân vật “tôi” trong đoạn văn em thấy nhân vật là người như thế nào?
GỢI Ý
a/ - Lo lắng cho sức khỏe của Nho
- Lo lắng về tình hình chiến sự đang căng thẳng “Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng”
- Chị Thao muốn dấu đi sự mềm yếu trong tâm hồn mình
b/ Nhân vật “tôi” có thể thấu hiểu những tình cảm của chị Thao bởi họ luôn gắn bó với nhau trong công việc, trong hoàn cảnh sống khó khăn nơi chiến trường. Họ vừa là đồng chí đồng đội, vừa như chị em ruột thịt, cùng chia ngọt sẻ bùi nên thấu hiểu và đồng cảm.
c/ - Vì Phương Định cũng đang lo lắng cho sức khỏe của Nho
d/ Nhân vật “tôi” có thể thấu hiểu những tình cảm của chị Thao bởi họ luôn gắn bó với nhau trong công việc, trong hoàn cảnh sống khó khăn nơi chiến trường. Họ vừa là đồng chí đồng đội, vừa như chị em ruột thịt, cùng chia ngọt sẻ bùi nên thấu hiểu và đồng cảm.
e/ - Người có tâm hồn trong sáng, mơ mộng, lãng mạn, nữ tính.
12: Chi tiết về trận mưa đá và niềm vui của các cô gái ở cuối truyện gợi cho em cảm nhận điều gì về những con người ấy và cuộc sống của họ ở nơi chiến trường ác liệt?
GỢI Ý
- Làm dịu lại sự căng thẳng, ác liệt ở đoạn trước đó (cảnh phá bom đầy nguy hiểm, Nho bị thương và sự chăm sóc, lo lắng của hai người đồng đội). 
- Trận mưa đá là cơ hội để bộc lộ nét hồn nhiên, trong sáng ở các nhân vật: họ hào hứng, vui thích, phấn chấn như con trẻ, họ được sống những phút rất vô tư, dường như mọi điều ác liệt ở chiến trường phút chốc đã lùi xa. 
- Với nhân vật Phương Định, trận mưa đá còn gợi về cô bao nhiêu hình ảnh, kỉ niệm êm đềm về thành phố và tuổi thiếu nữ của cô. Chi tiết ấy cho thấy cuộc sống ngoài chiến trường bên cạnh sự khốc liệt, dữ dội cũng còn có những phút thanh thản cho tâm hồn người được lắng dịu. Có như thế họ mới có thể sống và chiến đấu lâu dài được. 
13. Nếu viết “Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phá hai quả dưới lòng đường. Chị Thao phá một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.” Thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi như thế nào? Cách đặt câu trong tác phẩm có tác dụng gì đối với việc diễn tả ý và gợi cảm xúc như thế nào?
GỢI Ý
- Hai cách đặt câu đó khác nhau về cấu trúc ngữ pháp là:
- Các câu được viết phải có đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
- Đặt câu theo nguyên bản thì những câu văn đó đặc biệt ở chỗ thiếu vị ngữ.
Cách đặt câu như vậy sẽ có giá trị biểu cảm cao hơn: thể hiện được tốc độ khẩn trương của công việc cũng như sự chủ động của họ trước thử thách. Đồng thời sự hiểm nguy đối với họ cũng rõ ràng hơn: giữa mỗi cô gái và những quả bom họ phá khoảng cách thật mong manh (Giữa họ và tử thần, chỉ cách nhau 1 dấu phẩy (trên văn bản), 1 tích tắc (trong thực tế)); do đó, sự can đảm của họ cũng hiện lên thật lớn lao
***
14: Trong đoạn trích: “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa.” Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại “không sợ nữa”?
GỢI Ý
- Điều khiến nhân “tôi” đến gần quả bom lại thấy không sợ nữa chính là nhân vật “tôi” cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo mình.
- Đây chính là tâm trạng của nhân vật Phương Định – nữ trinh sát mặt đường, trong một lần phá bom. Chi tiết trên đã cho người đọc thấy lòng quả cảm, sự tự trọng của người nữ chiến sĩ anh hùng. Chính điều này giúp cô vượt qua nỗi sợ hãi, dũng cảm chiến đấu.
15: Vì sao tác giả Lê Minh Khuê khi viết về 3 nữ thanh niên xung phong - những anh hùng nhưng vẫn cho họ có những điểm yếu như: sợ máu, sợ vắt, quá mềm mại nữ tính?
GỢI Ý:
- Lê Minh Khuê không anh hùng hóa, cao cả hóa một cách tuyệt đối các nhân vật mà làm cho họ trở nên gần gũi hơn, đời thường hơn. 
- Điều đó càng làm phong phú, kì diệu vẻ đẹp của người con gái VN: vừa anh hùng rắn rỏi song cũng rất mềm mại nữ tính
- Đó là phương pháp đòn bẩy, lấy những chi tiết nhỏ bé, chân thực, đời thường và rất con gái để tạo bất ngờ cho người đọc về sự cao cả, anh hùng ở các nữ thanh niên xung phong.
16: Trong đoạn trích sau: “Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. () Các anh cao xạ, thông tin và công binh đều rất mến chúng tôi. Chỉ cần chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ là họ sẽ chạy đến ngay.”
Vì sao trong suy nghĩ, nhân vật “tôi” lại luôn cảm phục những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ?

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_thong_hieu_ngu_van_lop_9_van_ban_nhung_ngoi_sao_xa_x.docx