Câu hỏi ôn tập văn bản "Làng"

Câu 1 : Nhan đề của truyện là "Làng" sao không phải là "Làng Dầu" ? Từ nhan đề của truyện, em hiểu gì về chủ đề của tác phẩm ?

Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "Làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Như vậy, nhan đề "Làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

Câu 2: Trong "Làng", Kim Lân có kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị giặc đốt, đốt nhẵn. Chi tiết này dường như vô lý. Ý kiến của em như thế nào? Ghi lại vắn tắt.

Trong "Làng", chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn. Hơn thế nó còn gắn với bao kỷ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà không xót xa đau đớn ? Nhưng ông Hai lại có cử chỉ “Múa tay lên để khoe" đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng, sung sướng đến tột độ. Tâm trạng này dường như có vẻ không bình thường nhưng kì thực lại rất hợp lí bởi nhà bị tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Chắc hẳn mất nhà ông Hai cũng đau lắm chứ, xót xa lắm chứ. Nhưng dù thế nào thì nhà còn có thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại? Ông đã quênsự mất mát riêng để tự hào, sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước. Niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của Làng Dầu. Thế mới biết ông Hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng, hoà quện trong tình yêu Tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng.

 

docx 7 trang cucpham 01/08/2022 3440
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập văn bản "Làng"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập văn bản "Làng"

Câu hỏi ôn tập văn bản "Làng"
LÀNG
Câu 1 : Nhan đề của truyện là "Làng" sao không phải là "Làng Dầu" ? Từ nhan đề của truyện, em hiểu gì về chủ đề của tác phẩm ?
Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "Làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Như vậy, nhan đề "Làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.
Câu 2: Trong "Làng", Kim Lân có kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị giặc đốt, đốt nhẵn. Chi tiết này dường như vô lý. Ý kiến của em như thế nào? Ghi lại vắn tắt.
Trong "Làng", chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn. Hơn thế nó còn gắn với bao kỷ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà không xót xa đau đớn ? Nhưng ông Hai lại có cử chỉ “Múa tay lên để khoe" đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng, sung sướng đến tột độ. Tâm trạng này dường như có vẻ không bình thường nhưng kì thực lại rất hợp lí bởi nhà bị tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Chắc hẳn mất nhà ông Hai cũng đau lắm chứ, xót xa lắm chứ. Nhưng dù thế nào thì nhà còn có thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại? Ông đã quênsự mất mát riêng để tự hào, sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước. Niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của Làng Dầu. Thế mới biết ông Hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng, hoà quện trong tình yêu Tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng.
Câu 3: Phân tích đoạn: 
“ ¬ Thế nhà con ở đâu?  
¬ Ừ, đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ? 
“ Qua đoạn đối thoại này, tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt? Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này như thế nào? 
Trong tâm trọng bị dồn nén và bế tắc, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ. Đây là một đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu sa, bền chặt, chân thành của ông Hai ¬ một người nông dân với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến. Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình. Ông khổ tâm vì nhầm tưởng làng mình theo Tây, nước mắt giàn giụa trên má. Ông hỏi con “ Thế nhà con ở đâu?” như muốn con khắc ghi làng làng chợ Dầu vào trong tiềm thức, và những câu ông hỏi con tưởng như vu vơ, đơn giản nhưng đó chính là nỗi lòng ông với làng chợ Dầu, ông muốn được nghe, được về làng Chợ Dầu, được thấy con trẻ nhắc đến ngôi làng mà mình yêu quý. Mặc dù đã quyết định “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù” nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, ông Hai vẫn yêu làng sâu sắc và mãnh liệt. Những day dứt, trăn trở trong lòng ông chính là sự khẳng định tình yêu làng chợ Dầu luôn hiện hữu trong ông. Trong đoạn đối thoại này ta còn thấy ông Hai là người yêu nước, yêu kháng chiến, ông đã đặt tình yêu yêu nước, yêu cách mạng lên trên tình yêu làng. Câu trả lời rành rọt của đứa con út: "Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm" khiến ông xúc động, ông nhắc con cũng là tự nhắc mình “ ủng hộ cụ Hồ con nhỉ”, dường như trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy vẫn không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê và luôn thủy chung với kháng chiến, với cách mạng, cụ Hồ. Tình cảm ấy sâu nặng, bền vững và thiêng liêng “ Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. Những dòng đối thoại ngắn gọn, giản dị, sâu sắc, chân quê đã thể hiện được nỗi lòng sâu kín trong lòng ông Hai Thu với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến.
Câu 4: Phân tích tâm trạng ông Hai qua đoạn trích sau:
“ Này bác có biết mấy hôm nay.
- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại..”
Yêu làng bao nhiêu, tự hào về làng bao nhiêu thì giờ đây ông lại càng đau đớn, xót xa khi nghe tin làng chợ Dầu của ông theo giặc. Tim ông như thắt lại khi nghe đến cái tên “ chợ Dầu”, ông quay phắt lại, lắp bắp, một cử chỉ xảy ra rất nhanh. Từ “chợ Dầu” từ miệng người đàn bà tản cư đã khiến ông quan tâm, phải đi tản cư với ông là một điều khổ tâm vì ông muốn ở lại làng để tham gia kháng chiến nhưng gánh nặng gia đình, nhà neo người buộc ông phải dời làng ra đi. Ông đang vui sướng, hồ hởi với những tin thắng trận thì tin làng quê bị khủng bố khiến ông vô cùng lo lắng, ông lo đến mức đang nói rất điềm tĩnh “ tản cư cứ tản cư” thì lại trở nên lắp bắp, luống cuống.Ông quan tâm xem “ làng ông giết được bao nhiêu Tây” nhưng vẻ mặt của chị phụ nữ như báo trước điều mà ông không hề mong muốn “ Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa”. Ông lão như chết lặng, “cổ ông lão nghẹn ẳng lại, da mặt tê rân rân”, ông cảm thấy tủi hổ, nhục nhã, xấu hổ vô cùng. Một lúc lâu sau ông mới rặn è è như nuốt cái gì vướng ở cổ họng, ông nói một cách khó khăn, ông cất tiếng hỏi giọng lạc cả đi vì những cảm xúc quá mạnh: “ Có thật không hở bác?”. Câu hỏi thể hiện sự bán tín bán nghi , ông mong mỏi tin ấy không đúng mà chỉ là một sự nhầm lẫn, ông làm sao có thể tin được làng chợ Dầu của ông theo Tây, người dân làng ông là Việt gian cho được. Niềm yêu thương mãnh liệt, sâu nặng của ông làm sao chấp nhận được điều ấy. Đoạn văn kết thúc bằng dấu chấm lửng “Hay là chỉ lại”, ông không nói hết câu, có thể bởi những tin tức mà người phụ nữ tản cư nói rất chính xác, cụ thể. Nhưng cũng có thể dấu chấm lửng ấy cho ta thấy nỗi lo sợ tột cùng của ông Hai. Phải chăng ông Hai ngừng lời vì sau câu hỏi của ông là sự xác nhận làm ông đau xót , tin tức ấy sẽ được xác nhận thêm một lần nữa, ông không muốn nghe, không muốn thấy,.Bằng việc sử dụng ngôn ngữ đậm chất nông dân thuần phác, cách miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động, cử chỉ, yếu tố bên ngoài,.Kim Lân đã diễn tả thật mộc mạc tâm trạng và thể hiện rất cụ thể những cảm xúc tình cảm của ông Hai lúc này.
Câu 5. Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ như nào khi nghe tin làng Dầu theo giặc?
Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay go để rồi từ đó bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông. Ông Hai rất yêu làng chợ Dầu của mình, đi đâu ông cũng khoe về làng, tự hào về làng ấy vậy mà ông lại phải nghe tin dữ: làng chợ Dầu của ông làm Việt gian theo giặc. Cái tin ấy đến quá bất ngờ khiến ông ngạc nhiên, đau đớn, choáng váng đến mức “ cổ ông lão nghẹ ẳng lại, da mặt tê rân rân”, tưởng như không thể thở được. Ông hỏi lại người đàn bà như muốn tìm kiếm một sự nhầm lẫn nào đó, nhưng cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà đã xác minh cho cái thông tin ấy là thực, ông như rơi từ đỉnh cao của niềm hạnh phúc xuống vực thẳm của sự thất vọng. Trong ông dâng trào lên một cảm giác ngượng ngùng, xấu hổ, “ cứ cúi gằm mặt xuống mà đi”, ông chỉ sợ nếu có ai nhìn thấy lại nhắc đến chuyện xấu của làng. Suốt những ngày sau đó, ông luôn sống trong lo lắng, tủi thân, nghĩ đến thân phận mình và các con: “ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” Dường như ông vẫn còn nghi ngờ, ông điểm qua từng người trong làng, họ đều là người tốt, sao có thể làm Việt gian cho được? Tình huống đặt ông Hai vào một cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt đó là khi mụ chủ nhà có ý định đuổi gia đình ông lão đi. Đã có lúc ông nghĩ “ hay là quay về làng”, nhưng rồi lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến đã đưa ông đến quyết định quan trọng: “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tuy đã dứt khoát như thế nhưng ông Hai không thể nguôi đi nỗi nhớ và tình yêu với làng, ông tâm sự với đứa con út như để giãi bày nỗi lòng mình. Nghe được lời con nói : “Ung hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” ông cảm thấy vô cùng hạnh phúc, bởi đó chính là ước nguyện của ông, là quyết tâm của ông. Ông nói ra như thế để cho lòng mình nhẹ bớt và như để tự minh oan cho tấm lòng của mình “ chẳng bao giờ dám đơn sai”. Có thể nói, tình huống gay cấn mà tác giả đặt ra rất phù hợp với tâm lí nhân vật ông Hai đồng thời làm nổi bật lên tấm lòng yêu làng hòa quyện với lòng yêu nước của ông Hai và thể hiện chủ đề tác phẩm: tình yêu làng của những người nông dân hòa với tình yêu nước và tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng. Hình ảnh ông Hai vừa có nét riêng, vừa có nét chung, tiêu biểu cho những người nông dân thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp có tình yêu làng, yêu nước thiết tha.
6. Một số đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn LÀNG
- Xây dựng tình huống truyện tự nhiên, hợp lí.
- Cách dẫn truyện : Khéo léo, tự nhiên, kịch tính phát triển ngày càng cao( ông Hai nghe tin làng theo giặc) dẫn đến thắt nút một cách tự nhiên, sáu đó cởi nút ( Nghe tin cải chính) một cách hợp lí. 
¬ Nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc tinh tế: Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Đồng thời miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ. 
¬ Ngôn ngữ truyện: Đó là ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị mà đặc sắc, gợi cảm, nhiều chỗ như lời ăn tiếng nói hàng ngày tạo nên một không khí làng quê thân quen, gần gũi. Đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật sinh động giàu tính khẩu ngữ và mang đậm sắc thái cá nhân. Qua ngôn ngữ ta hiểu được tính cách của nhân vật: 
+ Ông Hai: ngôn ngữ của người nông dân chất phác, thật thà, thích nói chữ 
+ Bà Hai : Nhỏ nhẹ, nhẫn nhịn, hiền lành 
+ Mụ chủ nhà : Đánh đá, chua ngoa, tham lam nhưng cũng yêu làng, yêu nước, quan tâm đến kháng chiến.
- Điểm nhìn trần thuật: truyện được trần thuật chủ yếu ở điểm nhìn của nhân vật ông Hai, dễ dàng bày tỏ diễn biến tâm lí của nhân vật; cách trần thuật linh hoạt, chi tiết sinh hoạt hàng ngày xen lẫn các chi tiết miêu tả tâm lí làm cho câu chuyện sinh động, chân thực và đời thường hơn.
7. Nêu một số truyện ngắn và bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước ? Hãy nêu nét riêng của truyện ngắn LÀNG so với những tác phẩm ấy.
 * Truyện ngắn , thơ viết về tình cảm quê hương: 
 Lòng yêu nước – ʬren¬bua 
¬ Quê hương ¬ Tế Hanh 
¬ Quê hương ¬ Đỗ Trung Quân
 ¬ Lao xao ¬ Duy Khán
 ¬ Quê hương ¬ Giang Nam
* Nét riêng của “Làng”:
 ¬ Những truyện ngắn và thơ trên đều viết về lòng yêu quê hương đất nước nhưng ở đó tình cảm mới đơn thuần là tình yêu, chưa mang tính khái quát, chưa có tình huống rõ ràng để bộc lộ tình yêu ấy. Còn ở truyện ngắn “Làng”, tình yêu làng ở ông Hai đã trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng của mình.
 ¬ Tình yêu làng quê phải được đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến.
 ¬ “Làng” có tình huống được xây dựng hết sức đặc sắc, bất ngờ mà hợp lý. “Làng” là lời khẳng định giai đoạn tìm đường và nhận đường của nền văn hoá mới. Văn hoá kháng chiến chống Pháp trở thành một bộ phận của kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến, phục vụ cho kháng chiến.
8. Viết đoạn văn ( khoảng 10-12 câu ) theo cách diễn dịch, phân tích nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “LÀNG” của nhà văn Kim Lân.
Ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là nhân vật điển hình cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp có tình yêu làng, yêu nước cảm động. Ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình nên thường khoe và tự hào về làng của ông là làng cách mạng, làng kháng chiến. Vì hoàn cảnh ông phải đi tản cư, ông luôn nhớ về làng “Chao ôi, lão thấy nhớ làng mình quá!”. Gặp đoàn tản cư, ông lão hỏi thăm tin tức làng Chợ Dầu thì được người tản cư cho biết làng ông làm Việt gian theo Tây, ông cảm thấy đau đớn, xấu hổ “cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rânlặng đi, tưởng như đến không thở được”. Tin dữ ám ảnh ông, biến ông thành con người khác, chỉ ru rú ở nhà không dám ra ngoài, hay gắt gỏng. Khi mụ chủ nhà có ý định đuổi khéo gia đình ông, ông rơi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng. Ở hoàn cảnh đó, trong ông có sự đấu tranh giằng xé tư tưởng : Về làng hay theo kháng chiến ? Nhưng vừa nghĩ ông đã gạt phắt đi vì về làng tức là theo Tây, phản bội Cụ Hồ, phản bội kháng chiến. Trong sự bế tắc, tuyệt vọng, ông tâm sự với thằng con út như một cách ngỏ lòng mình rằng: ở ông, tình yêu làng, trung thành với cách mạng, với kháng chiến không bao giờ thay đổi. Khi được tin cải chính ,ông Hai như người chết sống lại, ông sung sướng đi khoe làng mình bị đốt, nhà mình bị cháy. Đó là minh chứng hùng hồn chứng minh làng ông là làng cách mạng, làng kháng chiến. Nhà văn Kim Lân đã thật khéo léo để cho nhân vật của mình tự bộc lộ tính cách, phẩm chất qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, .. Tất cả đã tô đậm một ông Hai giản dị, chất phác mang đúng bản chất của người nông dân với lòng yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến mãnh liệt.

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_van_ban_lang.docx