Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Lặng lẽ Sa Pa"
Vai trò của nhân vật phụ trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện trong
tác phẩm LẶNG LẼ SA PA
(1) Lặng lẽ Sa Pa là thành công xuất sắc của Nguyễn Thành Long, trong tác phẩm
ngoài nhân vật chính là anh thanh niên làm công tác khí tượng, các nhân vật phụ
như bác lái xe, cô kĩ sư, ông họa sĩ và các nhân vật gián tiếp đã góp một phần
không nhỏ thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện và khiến bức chân dung nhân vật
chính trở nên sáng đẹp hơn. (2)Trước hết là nhân vật ông họa sĩ, ngay từ những
phút ban đầu gặp gỡ anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao
khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối
.(3) Ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa và “người con
trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá”. (4) Ông họa sĩ là hình ảnh đẹp
về một người lao động nghệ thuật,những xúc cảm và suy tư của nhân vật ông họa sĩ
về người thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh
làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng. (5
) Cô kĩ sư là một hình ảnh cao đẹp của tuổi trẻ, cô vừa mới tốt nghiệp ra trường,
đã tình nguyện lên miền núi Lai Châu công tác. (6)Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh
thanh niên đã khiến cô bàng hoàng, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm
tuyệt đẹp của người thanh niên, về thế giới của những con người như anh. (7) Cùng
với sự bàng hoàng ấy là một tình cảm hàm ơn với người thanh niên, không phải vì
bó hoa to mà anh tặng cô một cách hết sức vô tư mà còn vì “một bó hoa nào khác
nữa, bó hoa của những người háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho cô”, cô gái
cũng như các nhân vật khác trong truyện góp phần làm hoàn chỉnh góc nhìn về anh
thanh niên. (8)Bác lái xe là nhân vật xuất hiện từ đầu truyện, là người rất yêu công
việc, suốt 30 năm trong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ được tính cởi mở, niềm nở có
trách nhiệm với công việc, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. (9)
Bác lái xe là cầu nối giữa anh thanh niên và cuộc đời, bác mua sách cho anh, dừng
xe dưới chân đồi để anh trò chuyện, giới thiệu những người bạn mới cho anh; bác
lái xe cũng là người dẫn dắt truyện, kích thích sự tò mò của ông họa sĩ và cô kĩ sư
về anh thanh niên – người cô độc nhất thế gian, người rất “thèm người”. (10)Trong
tác phẩm, còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián
tiếp qua câu kể của anh thanh niên cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. (11
)Đó là ông kĩ sư vườn rau, ngày ngày ngồi quan sát ong thụ phấn, rồi tự tay thụ
phấn cho su hào, để củ su hào to hơn, ngọthơn; đó là anh cán bộ nghiên cứu sét suốt 11 năm không xa cơ quan, lúc nào cũng
túc trực chờ sét, quên cả hạnh phúc riêng để hoàn thành bản đồ sét giúp tăng tài
nguyên cho đất nước. (12) Các nhân vật phụ trong truyện đều góp phần khắc họa
nhân vật chính và làm nổi bật chủ đề của tác phẩm, họ không có tên riêng, họ là lái
xe, họa sĩ, kĩ sư, phải chăng đây là dụng ý của ý tác giả muốn nói về những con
người vô danh lặng lẽ, dâng cho đời tình yêu và sức vóc của mình cho tổ quốc, họ
mang vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm tháng gian lao và hào hùng
chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Lặng lẽ Sa Pa"
LẶNG LẼ SA PA 1. Vai trò của nhân vật phụ trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện trong tác phẩm LẶNG LẼ SA PA (1) Lặng lẽ Sa Pa là thành công xuất sắc của Nguyễn Thành Long, trong tác phẩm ngoài nhân vật chính là anh thanh niên làm công tác khí tượng, các nhân vật phụ như bác lái xe, cô kĩ sư, ông họa sĩ và các nhân vật gián tiếp đã góp một phần không nhỏ thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện và khiến bức chân dung nhân vật chính trở nên sáng đẹp hơn. (2)Trước hết là nhân vật ông họa sĩ, ngay từ những phút ban đầu gặp gỡ anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối .(3) Ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa và “người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá”. (4) Ông họa sĩ là hình ảnh đẹp về một người lao động nghệ thuật,những xúc cảm và suy tư của nhân vật ông họa sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng. (5 ) Cô kĩ sư là một hình ảnh cao đẹp của tuổi trẻ, cô vừa mới tốt nghiệp ra trường, đã tình nguyện lên miền núi Lai Châu công tác. (6)Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã khiến cô bàng hoàng, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về thế giới của những con người như anh. (7) Cùng với sự bàng hoàng ấy là một tình cảm hàm ơn với người thanh niên, không phải vì bó hoa to mà anh tặng cô một cách hết sức vô tư mà còn vì “một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những người háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho cô”, cô gái cũng như các nhân vật khác trong truyện góp phần làm hoàn chỉnh góc nhìn về anh thanh niên. (8)Bác lái xe là nhân vật xuất hiện từ đầu truyện, là người rất yêu công việc, suốt 30 năm trong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ được tính cởi mở, niềm nở có trách nhiệm với công việc, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. (9) Bác lái xe là cầu nối giữa anh thanh niên và cuộc đời, bác mua sách cho anh, dừng xe dưới chân đồi để anh trò chuyện, giới thiệu những người bạn mới cho anh; bác lái xe cũng là người dẫn dắt truyện, kích thích sự tò mò của ông họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên – người cô độc nhất thế gian, người rất “thèm người”. (10)Trong tác phẩm, còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua câu kể của anh thanh niên cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm. (11 )Đó là ông kĩ sư vườn rau, ngày ngày ngồi quan sát ong thụ phấn , rồi tự tay thụ phấn cho su hào, để củ su hào to hơn, ngọt hơn; đó là anh cán bộ nghiên cứu sét suốt 11 năm không xa cơ quan, lúc nào cũng túc trực chờ sét, quên cả hạnh phúc riêng để hoàn thành bản đồ sét giúp tăng tài nguyên cho đất nước. (12) Các nhân vật phụ trong truyện đều góp phần khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật chủ đề của tác phẩm, họ không có tên riêng, họ là lái xe, họa sĩ, kĩ sư, phải chăng đây là dụng ý của ý tác giả muốn nói về những con người vô danh lặng lẽ, dâng cho đời tình yêu và sức vóc của mình cho tổ quốc, họ mang vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm tháng gian lao và hào hùng chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. 2. Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong LẶNG LẼ SA PA (1)Anh thanh niên trong truyện ngắn LLSP của Nguyễn Thành Long là một nhân vật mang những vẻ đẹp để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. (2)Người thanh niên ấy năm nay 27 tuổi – một độ tuổi sung sức nhất cuộc đời, ấy vậy mà anh lại sống một mình cô đơn trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m đã bốn năm nay cho nên anh rất “thèm người”. (3)Có lẽ sự cô đơn ở nơi núi cao này đang thử thách bản lĩnh của anh, và trong cái hoàn cảnh đặc biệt ấy chắc hẳn anh phải bản lĩnh lắm mới có thể vượt qua được. (4)Tại đó, anh làm “ công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”, một công việc đòi hỏi sự tủ mỉ và chính xác cao độ. (5)Anh rất yêu nghề, yêu công việc mình đang làm cho dù phải gặp nhiều khó khăn, anh đã có những suy nghĩ thật sâu sắc về công việc đối với cuộc sống của mỗi người : “ khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. (6)Anh hiểu công việc của anh quan trọng và có ích với cuộc sống nên hạnh phúc nhất đối với anh là khi “ anh phát hiện ra một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng”, anh vô cùng vui sướng khi được sống và làm việc có ích cho mọi người . (7)Ở anh, điều khiến người đọc cảm phục và yêu quý còn ở nếp sống và cách ứng xử với mọi người. (8)Một mình trên núi cao, anh có thể sống tự do, thoải mái nhưng không, thật bất ngờ khi mọi người đến thăm lại thấy ngôi nhà của anh thật ngăn nấp, gọn gàng, anh tự biết làm cho cuộc sống của mình vui vẻ, đầm ấm, thơ mộng, ý nghĩa bằng cách trồng hoa, đọc sách, nuôi gà. (9)Anh là người khiêm tốn và thành thực , kông họa sĩ muốn vẽ chân dung của anh, anh từ chối bởi thấy công việc và những đóng góp của mình còn nhỏ bé, chưa thấm vào đâu so với những người mà anh rất cảm phục như “ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa”, “người đồng chí nghiên cứu khoa học” cùng cơ quan đang nghiên cứu lập bản đồ sét, với tất cả niềm say mê, hào hứng và anh nhiệt thành giới thiệu để ông họa sĩ vẽ chân dung của họ – những con người làm việc hết mình, thầm lặng, những cống hiến đáng trân trọng và khâm phục. (10)Anh là người có tấm lòng rộng mở, chân thành, gần gũi, thân thiết với tất cả mọi người. (11)Với bác lái xe dường như đã trở thành người bạn thân tình, anh chu đáo nhớ cả việc vợ bác mới ốm dậy, gửi củ tam thất về làm quà cho bác; với những người bạn mới như ông họa sĩ, cô gái trẻ, anh vui mừng đến luống cuống, hấp tấp khi biết họ sẽ lên thăm nơi ở và làm việc của mình, anh tặng cô kĩ sư bó hoa, mời mọi người uống trà, trò chuyện. (12)Chỉ bằng vài nét phác họa nhẹ nhàng, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh anh thanh niên – bức chân dung đẹp về về tinh thần, tình cảm, lối sống, anh là nhân vật chính của câu chuyện và cũng góp phần thể hiện rõ chủ đề tác phẩm : ca ngợi những con người lao động mới âm thầm cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước. 3. Vì sao trong tác phâm LẶNG LẼ SA PA tác giả không đặt tên riêng cho từng nhân vật? Các nhân vật trong tác phẩm đều không có tên riêng, được tác giả gọi theo giới tính tuổi tác và nghề nghiệp, cách đặt như vậy mang dụng ý nghệ thuật của tác giả: - Ca ngợi sự hi sinh thầm lặng của những con người lao động đang ngày đêm cống hiến hết mình cho Tổ quốc. - Giúp người đọc liên tưởng những nhân vật có những phẩm chất tốt đẹp trong truyện không chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông, điều này tăng thêm ý nghĩa khái quát cho tác phẩm. 4. Trong LLSP, Nguyễn Thành Long đã để cho ông họa sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau: 'Người con trai ấy đáng yêu thật,nhưng làm cho ông nhọc quá.Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh.Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển,cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người.Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm,khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác,có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng'' 5.Nêu rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm người ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn. - Những điều anh suy nghĩ: + Anh suy nghĩ về hoàn cảnh làm việc, công việc mình làm (Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là mình được ). Anh đã vượt lên hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Anh thấy được ý nghĩa cao cả trong công việc mình làm. + Anh thực sự cảm thấy hạnh phúc khi biết đến những việc mình làm đã góp một phần nhỏ giúp cho không quân bắn rơi máy bay Mĩ (từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc). Điều này giúp anh hiểu được ý nghĩa lớn lao của cuộc sống. Anh suy nghĩ về những người đang sống xung quanh anh: ông kĩ sư nông nghiệp , anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Đó là những con người làm cho anh thanh niên thấy cuộc đời đẹp quá. >>> Qua những suy nghĩ của anh thanh niên , nhà văn đã ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, của lý tưởng sống xây dựng Tổ quốc. - Những điều làm người ta suy nghĩ về anh. + Với ông họa sĩ già, anh đã làm cho ông xúc động mạnh, khiến ông đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và làm cho trái tim mệt mỏi của ông trở nên khao khát , yêu thêm cuộc sống . Ông quyết định trở lại nơi này để hoàn thành bức vẽ chân dung anh. + Với cô kĩ sư trẻ, anh đã làm cho cô cảm động và bị cuốn hút ngay từ giây phút lần đầu tiên gặp mặt, làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh, hiểu thêm thế giới những con người như anh. Anh đã giúp cô nhìn lại bản thân mình, giúp cô yên tâm hơn về quyết định của mình và trên hết là những háo hức và mơ mộng mà anh đã trao cho cô. Cô gái chia tay anh bằng một ấn tượng hàm ơn khó tả. >>> Qua suy nghĩ của các nhân vật ông họa sĩ, cô kĩ sư, nhà văn nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của những công việc thầm lặng. Đó là những suy nghĩ đẹp, cách sống đẹp. 6. Cảm nhận của em về những điều âm vang từ “Lặng lẽ Sa Pa” Chất thơ của văn xuôi thấm vào hồn ta như hương vị ngọt ngào của trái táo - Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn như vậy. Ngay cái tiêu đề đã mang đầy chất thơ. Sa Pa lặng lẽ nhưng tình người ấm áp nhân hậu. Tình người ấy sẽ tạo ra những âm vang như một sức quyến rũ đặc biệt khi đọc xong truyện ngắn này. Trước hết là những âm vang từ một cuộc đời đẹp . Đó là câu chuyện về chàng trai đáng yêu có cái tên thật ấn tượng: anh thanh niên. Nhân vật này hiện lên sinh động, có cá tính, có đời sống nội tâm, dù không mang tên cụ thể mà người đọc sẽ mãi nhớ về anh. Chàng trai “cô độc nhất thế gian” này làm nghề khí tượng, một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m và âm thầm lặng lẽ với công việc. Vẫn yêu đời, nuôi gà, trồng hoa, đọc sách và lấy sự ... )Qua lời kể của anh, ta còn bắt gặp ở Sa Pa những con người lao động âm thầm cống hiến cho Tổ quốc. (10)Đó là ông kĩ sư vườn rau, ngày ngày ngồi quan sát ong thụ phấn, rồi tự tay thụ phấn cho su hào, để củ su hào to hơn, ngọt hơn; đó là anh cán bộ nghiên cứu sét suốt 11 năm không xa cơ quan, lúc nào cũng túc trực chờ sét, quên cả hạnh phúc riêng để hoàn thành bản đồ sét giúp tăng tài nguyên cho đất nước . (11)Dù không xuất hiện trực tiếp trong truyện mà chỉ gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, song họ hiện lên với những nét tuyệt đẹp trong tâm hồn và cách sống: họ là những người say mê công việc làm giàu cho đất nước, họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc và tình cảm gia đình, cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đich thực của mỗi người, có sức thuyết phục lan tỏa tới mọi người xung quanh. (12)Lặng lẽ Sa Pa đang ngân vang trong lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con người âm thầm lặng lẽ nhưng thật đáng yêu, họ đã dệt nên bài ca về tình yêu lao động, tình yêu Tổ quốc. 12. Trong tác phẩm nhà văn để cho bác lái xe nhận xét về anh thanh niên là người cô độc nhất thế gian. Theo em lời nhận xét đó có đúng không? Vì sao? - Lời giới thiệu của bác lái xe nhằm tạo ấn tượng cho người đọc, giới thiệu cuộc sống cô đơn của anh thanh niên cho thấy bác lái xe rất hiểu và cảm thông cho anh thanh niên. - Cô độc là chỉ có một mình , tách khỏi mọi liên hệ xung quanh . Anh thanh niên sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn có mối liên hệ với xung quanh: anh quan tâm đến anh kĩ sư vườn rau, anh nghĩ ra cách chặn xe khách để gặp gỡ mọi người , anh đọc sách, trồng hoa, nuôi gà,, để làm vui cho cuộc sống của mình. Anh không tách khỏi cuộc sống lao động, chiến đấu của đất nước mà sống hăm hở, nhiệt tình , đầy ý nghĩa . Do vậy cách gọi của bác lái xe chắc hẳn chỉ để gây ấn tượng với người đọc. 13. “ Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải vì bó hoa to sẽ theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng.” - Tâm trạng cô gái: Cô biết ơn chàng trai vì chính cuộc sống của anh thanh niên, chính vẻ đẹp tâm hồn của anh đã khơi đậy trong cô tình yêu cuộc sống, đã đánh thức nhiệt tình tuổi trẻ và niềm tin vào cuộc đời tưởng như đã nguội tắt sau những đổ vỡ. Bó hoa được nhắc tới trong đoạn văn vừa là bó hoa thực cô gái được anh thanh niên hái tặng, vừa là niềm vui sướng , nỗi xao xuyến, niềm hạnh phúc đang âm thầm nở rộ trong tâm hồn cô.Và sau chuyến đi Sa Pa, con đường cô đi hẳn sẽ hứa hẹn nhiều niềm vui, nhiều mới mẻ. - Tác giả miêu tả tâm trạng cô gái để một lần nữa ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn anh thanh niên: một vẻ đẹp bình dị nhưng có sức lan tỏa, có sức lay thức đối với những người dù chỉ một lần gặp gỡ . Những xúc cảm của cô gái như một thứ ánh sáng rọi vào bức chân dung người thanh niên để làm bừng lên những vẻ đẹp bình thường mà cao cả. 14. Giải thích ý nghĩa nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” – truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thành Long là một nhan đề giàu chất thơ, thể hiện rõ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Bề ngoài Sa Pa có vẻ lặng lẽ, thơ mộng. Đó là xứ sở của sương mù, của những dinh thự cũ kĩ, nơi mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi . Nhưng cái lặng lẽ của Sa Pa còn ẩn chứa sự lặng lẽ âm thầm đầy khiêm nhường mà cao cả của những con người đang ngày đêm nhiệt tình, hăng say lao động góp sức xây dựng cuộc sống mới. Họ là những nhà khoa học không có tên. Tên của họ gắn liền với công việc. Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, là ông kĩ sư vườn rau, là anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Và như vậy, nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp thơ mộng, kì ảo của thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện được sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ nhưng lớn lao, cao đẹp của những con người nơi đây. 15. Tình huống truyện và tác dụng -Tình huống truyện : cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên làm vệc trên trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy- ông họa sĩ và cô kỹ sư lên thăm trong chốc lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên. -Tác dụng: Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “ bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời qua cuộc sống và cách suy nghĩ của anh thanh niên, qua sự cảm nhận của những nhân vật khác về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật chủ đề của tác phẩm : “ Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỹ cảu Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. 16. Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Sapa (1)Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long cho ta thấy được vẻ đẹp lặng lẽ, thơ mộng gợi đến sự nghỉ ngơi của Sa Pa đã không thể ngăn cản những người hăng say làm việc cho đất nước. (2) Dưới ngôn ngữ điêu luyện của nhà văn, Sa Pa hiện lên là một bức tranh đẹp, sống động, và đầy chất lãng mạn. (3) Mây ở Sa Pa mang một vẻ đẹp kì thú: mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe làm cho không gian ở đây trở nên mát lạnh, mờ ảo.(4) Nắng ở Sa Pa cũng thật là đẹp, đó là cái nắng len tới đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn, những con đèo trên Sa Pa khi được nắng chiếu sáng cũng trở nên đẹp lạ thường: nắng đã mạ bạc cả con đường đèo, hoa ở Sa Pa thì muôn màu rực rỡ. (5)Và trên nền bức tranh thiên nhiên kì ảo ấy, Sa Pa còn đẹp thêm biết bao với những con người làm việc quên mình cho đất nước. (6)Người đầu tiên phải kể đến là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn sáu trăm mét, quanh năm suốt tháng, giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. (7)Đó là một con người đầy trách nhiệm , say mê với công việc và ân tình với mọi người , anh hiểu công việc của mình tuy gian khổ nhưng lại là niềm vui, là nguồn sống của anh, anh đã tìm được hạnh phúc trong công việc. (8)Anh quan niệm công việc là người bạn đồng hành với mình, chính vì thế cuộc sống của anh không bao giờ tẻ nhạt và buồn chán, được cống hiến cho khoa học là lí tưởng sống của anh. (9)Không chỉ là người có suy nghĩ đẹp, anh còn là người biết hành động đẹp. (10)Trong hoàn cảnh hết sức gian khổ, một mình sống vắt vẻo trên đỉnh Yên Sơn dù không ai đôn đốc, kiểm tra, nhưng anh vẫn tự nguyện tự giác với tinh thần trách nhiệm cao, anh đã vượt qua được những khó khăn, khắc nghiệt bằng sự miệt mài, say mê trong công việc. (11) Thông qua lời kể của anh thanh niên, ta còn thấy một ông kĩ sư vườn rau cần cù, say mê, chăm chỉ làm việc, ngày ngày quan sát cách lấy mật của ong, cách ong thụ phấn để tìm cách tăng năng suất cây trồng , đó là một mục đích dẹp ; một nhà nghiên cứu khoa học mười một năm không xa rời cơ quan, luôn trong tư thế sẵn sàng đợt sét để lập bản đồ sét Việt Nam, tìm cho ra của chìm nông, chìm sâu dưới lòng đất để làm giàu cho đất nước. (12) Dù chỉ được giới thiệu một cách gián tiếp nhưng họ đã tạo thành một thế giới những con người tương tự như anh thanh niên luôn miệt mài lao động, trong sự hi sinh âm thầm lặng lẽ, họ làm nên vẻ đẹp cho Sa Pa tưởng chừng luôn lặng lẽ mà lại vô cùng sôi động. 17. Nghệ thuật của truyện (1)Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ giàu chất trữ tình, truyện còn hấp dẫn người đọc bởi nhiều thành công về nghệ thuật khác. (2)Cái chất thơ của Sa Pa được tác giả bộc lộ qua bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng của Sa Pa, qua vẻ đẹp tâm hồn của những con người đang đến và làm việc tại Sa Pa. (3)Đọc Lặng lẽ Sa Pa, người ta thấy có một Sa Pa của những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ, những vạt nắng rực rỡ và bất ngờ, những đám mây “ cuộn tròn từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương”, những cây tử kinh nhô “ cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”. (4)Khung cảnh nên thơ và câu văn cũng đầy chất thơ, khung cảnh mang vẻ đẹp bình yên, êm ả như không hề biết đến bom đạn, khói thuốc của chiến tranh. (5)Và trên nền bức tranh tươi đẹp, thơ mộng ấy là những con người cũng mang vẻ đẹp đầy chất lãng mạn. (6)Đó là một cô gái hồn nhiên, trẻ trung dám bỏ phố phường hào hoa để đến một nơi núi rừng sâu thẳm, một ông họa sĩ sắp về hưu nhưng lòng cháy bỏng khát vọng sáng tạo nghệ thuật, tâm hồn vẫn còn rất nhạy cảm, yêu đời, một anh thanh niên mới nhìn tưởng “ cô độc nhất thế gian ” nhưng thế giới tâm hồn thật phong phú, sôi động.(7) Thiên nhiên và con người đã mang đến cho Sa Pa một vẻ đẹp lặng lẽ mà không phẳng lặng, bình yên mà vẫn sống động tươi vui. (8)Chất trữ tình đã tạo nên sức hấp dẫn của Lặng Lẽ Sa Pa nhưng thành công của truyện không thể không nói tới tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc xây dựng tình huống truyện tự nhiên, bất ngờ và hợp lí từ cuộc gặp gỡ tình cờ của bốn nhân vật để từ đó làm nổi bật tư tưởng , chủ đề của truyện . (9)Nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả cũng khá độc đáo, nhà văn không trực tiếp giới thiệu nhân vật chính ngay từ đầu mà từ nhân vật phụ giới thiệu tới nhân vật chính. (10)Các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng đó là dụng ý của tác giả nhằm ca ngợi tất cả những người sống cống hiến như anh thanh niên, ông kĩ sư nông nghiệp. (11)Và một yếu tố nghệ thuật nữa góp phần tạo nên thành công của tác phẩm đó là sự dồn nén không gian và thời gian nghệ thuật . (12)Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra vẻn vẹn có ba mươi phút vừa đủ để anh thanh niên thể hiện những suy nghĩ, tình cảm , quan niệm sống; đủ để ông họa sĩ già định hình rõ hơn chân lí nghệ thuật suốt đời ông kiếm tìm; đủ để cô kĩ sư tự tin hơn về con đường cô đang đi và đủ để Nguyễn Thành Long khắc họa thành công chân dung tập thể những con người mới và đề cao quan niệm sống rất đẹp: sống cống hiến, lặng lẽ, âm thầm, tự nguyện cho đất nước, nhân dân.
File đính kèm:
- cau_hoi_on_tap_ngu_van_lop_9_van_ban_lang_le_sa_pa.pdf