Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Thơ hiện đại

ĐỀ 1: Cho đoạn thơ sau:

"Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

 Đầu súng trăng treo.”

(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu hỏi

Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác?

Câu 2. Trình bày hoàn cảnh ra đời của văn bản ấy.

Câu 3. Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”?

Câu 4. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” cho thấy cảm xúc gì được thể hiện trong bài thơ? Qua đó em hiểu thêm gì về tâm hồn của những người lính trong kháng chiến chống Pháp?

Câu 5. Nêu ngắn gọn vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ trên bằng một đoạn văn ( từ 8-10 câu).

GỢI Ý:

1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Đồng chí" của tác giả Chính Hữu.

2. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc, in trong tập thơ Đầu súng trăng treo.

3. - Đối diện cảnh núi rừng lạnh lẽo và hoang vu và hoàn cảnh chiến đấu nguy hiểm, những người lính cùng sát cánh bên cạnh nhau:

 + Nhiệm vụ canh gác, đối mặt với hiểm nguy trong gang tấc cũng chính nơi đó sự sống cái chết cách nhau trong gang tấc.

 + Trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm tình đồng đội thực sự thiêng liêng, cao đẹp.

- Tâm thế chủ động, sẵn sàng “chờ giặc tới” thật hào hùng:

 + Những người lính sát cánh bên nhau vững chãi làm mờ đi khó khăn, nguy hiểm trực chờ phía trước của cuộc kháng chiến gian khổ.

→ Ca ngợi tình đồng chí, sức mạnh đồng đội giúp người lính vượt lên khắc nghiệt về thời tiết và nỗi nguy hiểm trên trận tuyến.

 4. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, cũng chính là điểm nhấn của toàn bài thơ.

 + Hình ảnh thực và lãng mạn.

 + Súng là hình ảnh đại diện cho chiến tranh, khói lửa.

 + Trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, thanh bình.

 - Sự hòa hợp giữa trăng với súng tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và đồng đội , nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc.

→ Câu thơ như nhãn tự của toàn bài thơ, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.

 

docx 63 trang cucpham 01/08/2022 2700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Thơ hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Thơ hiện đại

Câu hỏi ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Thơ hiện đại
CÂU HỎI THÔNG HIỂU THƠ HIỆN ĐẠI
*****
ĐỒNG CHÍ
ĐỀ 1: Cho đoạn thơ sau:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo.”
(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu hỏi
Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác?
Câu 2. Trình bày hoàn cảnh ra đời của văn bản ấy.
Câu 3. Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”?
Câu 4. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” cho thấy cảm xúc gì được thể hiện trong bài thơ? Qua đó em hiểu thêm gì về tâm hồn của những người lính trong kháng chiến chống Pháp? 
Câu 5. Nêu ngắn gọn vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ trên bằng một đoạn văn ( từ 8-10 câu).
GỢI Ý:
1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Đồng chí" của tác giả Chính Hữu.
2. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc, in trong tập thơ Đầu súng trăng treo.
3. - Đối diện cảnh núi rừng lạnh lẽo và hoang vu và hoàn cảnh chiến đấu nguy hiểm, những người lính cùng sát cánh bên cạnh nhau:
 + Nhiệm vụ canh gác, đối mặt với hiểm nguy trong gang tấc cũng chính nơi đó sự sống cái chết cách nhau trong gang tấc.
 + Trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm tình đồng đội thực sự thiêng liêng, cao đẹp.
- Tâm thế chủ động, sẵn sàng “chờ giặc tới” thật hào hùng:
 + Những người lính sát cánh bên nhau vững chãi làm mờ đi khó khăn, nguy hiểm trực chờ phía trước của cuộc kháng chiến gian khổ.
→ Ca ngợi tình đồng chí, sức mạnh đồng đội giúp người lính vượt lên khắc nghiệt về thời tiết và nỗi nguy hiểm trên trận tuyến.
 4. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, cũng chính là điểm nhấn của toàn bài thơ.
 + Hình ảnh thực và lãng mạn.
 + Súng là hình ảnh đại diện cho chiến tranh, khói lửa.
 + Trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, thanh bình.
 - Sự hòa hợp giữa trăng với súng tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và đồng đội , nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc.
→ Câu thơ như nhãn tự của toàn bài thơ, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.
5. - Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo nội dung sau:
+ Bức tranh đẹp về tình đồng chí
+ Biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ
** Đoạn văn tham khảo:
 Ba câu thơ trên được trích trong văn bản “ Đồng chí” của tác giả Chính Hữu đã rất thành công trong việc miêu tả biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ, về tình đồng chí. Hai người lính luôn kề vai sát cánh bên nhau, sưởi ấm lòng nhau, xua đi cái rét ở chiến tranh Việt Bắc. dù thời tiết có khắc nghiệt đến đâu họ luôn trong tư thế sẵn sàng chờ giặc tới. Trong đêm phục kích, vầng trăng trên đầu trở thành người làm chứng cho tình đồng chí trong các anh. Trong lúc chờ giặc tới, trong không khí căng thẳng của giờ phút xuất kích sắp đến họ vẫn tràn đầy một tâm hồn lãng mạn, họ đã nhận ra “ đầu súng trăng treo”. Câu thơ vừa có nghĩa tả thực, vừa giàu nghĩa tượng trưng: súng và trăng vốn là hai sự vật rất xa nhau nhưng trong con mắt người chiến sĩ chúng lại rất gần nhau. Súng và trăng là gần và xa, là thực và mộng, là chiến tranh và hòa bình là chiến sĩ và thi sĩ. Hình ảnh thơ khép laị đã trở thành một biểu tượng đẹp của người chiến sĩ cách mạng với sự đan cài: cuộc sống chiến đấu của họ dù khó khăn, gian khổ nhưng trong họ tràn đầy sự lãng mạn. Hình tượng đó trở thành nền thơ ca cách mạng Việt Nam- cảm hứng hiện thực- lãng mạn. Ôi, yêu biết mấy những người lính cụ Hồ!
ĐỀ 2: 
“Quê hương anh nước mặn đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 
Anh với tôi đôi người xa lạ 
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. 
Súng bên súng, đầu sát bên đầu 
Đên rét chung chăn thành đôi tri kỷ 
Đồng chí!”
 (Chính Hữu, Đồng chí)
Câu hỏi
1.	Nêu nội dung chính của đoạn thơ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
2.	Ghi lại một câu thành ngữ có trong đoạn thơ trên? Giải thích câu thành ngữ đó?
3.	Câu thơ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ này?
4.	Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ Súng bên súng, đầu sát bên đầu. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
5.	Giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”. Chép chính xác một câu thơ trong một bài thơ đã học có từ “tri kỉ”. Ghi rõ tên tác giả và tên văn bản. Chỉ ra điểm giống và khác nhau của từ “tri kỉ” trong hai câu thơ đó.
6.	Chỉ ra cấu trúc song đôi được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của cấu trúc câu đó đến việc thể hiện nội dung của đoạn?
7.	Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.
8.	Viết một đoạn văn diễn dịch (10 câu) nêu cảm nhận của em về tình đồng chí của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp được thể hiện trong đoạn thơ. 
GỢI Ý
1. Đoạn thơ lý giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết sâu nặng của người lính cách mạng. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948 là năm cuộc kháng chiến hết sức gay go, quyết liệt.
2. “Nước mặn, đồng chua” là câu thành ngữ để nói về những vùng đồng quê gần biển, nghèo nàn nước mặn, đồng chua như chẳng hoa màu gì có thể lên được.
 “Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.
→ Hai thành ngữ này để nhằm chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.
3. Biện pháp ẩn dụ được thể hiện qua hình ảnh “ đất cày lên sỏi đá”. Tác dụng: nhấn mạnh sự nghèo khó của “làng tôi”.
4. Biện pháp điệp ngữ và hoán dụ ở hai từ “súng, đầu”
Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:
 + Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).
 + Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.
5. Tri kỉ: Biết mình, đôi tri kỉ: đôi bạn thân thiết (hiểu bạn như hiểu mình)
Câu thơ trong bài “Ánh trăng: của Nguyễn Duy cũng có từ “tri kỉ”:
“hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
- Từ “tri kỉ” trong hai câu thơ cùng có nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết, hiểu nhau. Nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể, nét nghĩa có khác: ở câu thơ của Chính Hữu, “tri kỉ” chỉ tình bạn giữa người với người. Còn ở câu thơ của Nguyễn Duy, “tri kỉ” lại chỉ tình bạn giữa trăng với người.
7. Xét về cấu tạo, câu thơ cuối có cấu tạo câu đặc biệt
- Tác dụng:
 + Về NT: tạo nhịp điệu, là bản lề khép, nó nâng cao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ đoạn sau. Và dấu chấm cảm đi kèm hai tiếng ấy bỗng như chất chứa bao trìu mến yêu thương.
+ Về ND: giúp thể hiện ý đồ NT của nt nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một lời định nghĩa về đồng chí. Thể hiện cảm xúc bị dồn nén, được thốt ra như một cao trào của cảm xúc, trở thành tiếng gọi thiết tha của tình đồng chí đồng đội.
- Gợi sự thiêng liêng, sâu lắng của tình đồng chí.
8. 
- Mở đoạn: đạt yêu cầu hình thức và nội dung: câu chủ đề nằm đầu đv.
- Thân đoạn: Biết bám vào ngữ liệu khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật có dẫn chứng lý lẽ làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng trong đoạn thơ.
+ Các anh cùng chung nguồn gốc xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo khổ. 
+ Họ cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lí tưởng chiến đấu.
+ Cùng chia ngọt, sẻ bùi trong c/s đầy gian nan của người lính cách mạng.
- Kết đoạn: khái quát lại vấn đề.
ĐỀ 3: 
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay 
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, 
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. 
Áo anh rách vai 
Quần tôi có vài mảnh vá 
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! 
CÂU HỎI
1. Từ “mặc kệ” trong câu thơ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay có nghĩa là gì? Qua đó em hiểu gì về những người lính?
 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
3. Thông qua hình ảnh “miệng cười buốt giá”, “ sốt run người”, “áo rách vai” và cho em hiểu điều gì về cuộc sống của những người lính?
4.Trong đoạn thơ trên, Chính Hữu viết: Áo anh rách vai .Chân không giày. Ở bài thơ “Nhớ” (sáng tác cùng thời kì với bài Đồng chí), Hồng Nguyên viết: Áo vải chân không – Đi lùng giặc đánh”. Hãy cho biết những câu thơ ấy phản ánh hiện thực nào của cuộc chiến?
5. Nêu cảm nhận của em về câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!” ?
6. Đoạn thơ trên cho thấy vẻ đẹp nào của những người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp?
7. Theo em, vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”?
8. Viết đoạn văn ngắn theo phương pháp diễn dịch phân tích biểu tượng cao đẹp nhất của tình đồng chí thông qua 3 câu thơ cuối bài.
GỢI Ý
1. Từ “mặc kệ” được đặt giữa câu thơ có những hình ảnh của làng quê quen thuộc không phải để nói về sự thờ ơ, vô tình của những người lính trước gia đình, quê hương.
Đối với những người lính thì ruộng nương, căn nhà là cơ nghiệp, ước muốn, nguyện vọng gắn bó cả đời của họ.
Nhưng vì nhiệm vụ, vì nền hòa bình độc lập của đất nước họ phải gác lại tình riêng lên đường vào mặt trận.
Câu thơ chứa từ “mặc kệ”: “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” giàu sức biểu cảm và gợi hình:
 - Để lại cả cơ nghiệp hoang trống ra đi, người thân ở lại đó là sự hi sinh lớn lao hạnh phúc cá nhân vì mục tiêu, lý tưởng của cách mạng.
 - Những người lính phải nén lại nỗi nhớ mong quê hương để tiếp tục chiến đấu.
2. câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ (giếng nước gốc đa – chỉ quê hương và những người thân nơi hậu phương của người lính) và nhân hóa qua từ “nhớ”. Từ đó kđ hai bp đó cho thấy nỗi nhớ của qh và của những người than yêu với người lính đồng thời người lính cũng nhớ về qh với t/c sâu nặng.
3- Những người lính không chỉ chia sẻ nỗi nhớ nhà nói chung, nỗi nhớ quê hương mà còn là sự chia sẻ những thiếu thốn của cuộc đời người lính.
 + Họ thấu hiểu, chia sẻ cùng đối mặt, cùng chịu bệ ... g hàng" nghiêm trang cũng tạo nên cảm giác thành kính thiêng liêng trước lăng Bác. Không những thế, tư thế "đứng thẳng hàng" còn đặt trong thế đối lập với "bão táp mưa sa"gợi lên phẩm chất của tre dẻo dai, cứng cáp bền bỉ, cũng là tư thế hiên ngang của dân tộc vượt qua bao thử thách gian lao để đi đến thắng lợi vinh quang. Để từ đó, tác giả như cảm nhận giây phút về bên Bác, có toàn thể dân tộc cùng canh giấc ngủ cho Người.
- Hình ảnh “cây tre trung hiếu” có ý nghĩa tượng trưng (ẩn dụ) cho khát vọng của nhà thơ muốn hoá thân “làm cây tre trung hiếu chốn này” – bồi đắp tâm hồn và phẩm chất để sống xứng đáng với tình thương của Bác. Đó cũng là lời hứa tiếp tục thực hiện ước vọng của Người. 
Câu 3. Học sinh nêu đúng: Tên bài thơ có kết cấu tương tự và tên tác giả ( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, Ông Đồ – Vũ Đình Liên, Khi con tu hú – Tố Hữu) 
Câu 4. Học sinh hoàn thành đoạn văn diễn dịch:
- Mở đoạn: đạt yêu cầu về hình thức nội dung 
- Thân đoạn: Biết bám sát vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các nghệ thuật, dẫn chứng, lí lẽ làm rõ tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ trong 4 câu thơ.
•	 Tâm trạng mong mỏi thể hiện qua cách xưng hô, thái độ. 
•	 Cảm xúc trào dâng được ra thăm lăng. cảm nhận sức sống của hàng tre, dân tộc 
Lưu ý: Sử dụng ghép nối để liên kết và có 1 câu ghép
-	Kết đoạn:
ĐỀ 4: Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
(Trích sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 58)
Câu hỏi:
Câu 1: Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy?
Câu 2: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ chính trong hai câu thơ đầu. Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: Chép lại hai câu thơ có hình ảnh “mặt trời” trong một bài thơ em đã học ở chương trình Ngữ văn 9 (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm” cũng dùng phép ẩn dụ như vậy?
Câu 5: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên.
GỢI Ý
Câu 1:
- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Viếng lăng Bác
- Tác giả: Viễn Phương.
Câu 2:
- Thời gian sáng tác: Tháng 4 năm 1976, in trong tập thơ Như mây mùa xuân.
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: là hình ảnh "mặt trời" (trong câu thơ thứ hai).
- Tác dụng: Tác giả ca ngợi công lao, sự vĩ đại của Bác đối với non sông đất nước. Đồng thời thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn và niềm tin của nhân dân đối với Bác.
Đây là hình ảnh sáng tạo, độc đáo – hình ảnh Bác Hồ. Giống như “mặt trời” , Bác Hồ cũng là nguồn sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. “Mặt trời” – Bác Hồ tỏa hơi ấm tình thương bao là trong lòng mỗi con người Việt Nam. Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người vừa bộ lộ niềm tự hào của Viễn Phương nói riêng và toàn dân tộc nói chung.
Câu 4. Đó là câu thơ: 
 “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
Trong bài thơ” Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 5: a. Mở đoạn: Giới thiệu vị trí và nội dung chính của khổ thơ.
 b. Thân đoạn: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ.
- Hình ảnh mặt trời trong câu thơ đầu là hình ảnh thực, trong câu thơ thứ hai "mặt trời trong lăng" là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ đang nằm trong lăng, thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác.
- Hình ảnh ẩn dụ: “Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân”
- Kết tràng hoa: Tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc Việt Nam đối với Bác; dâng bảy mươi chín mùa xuân đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà.
- Điệp ngữ “ngày ngày” được lặp lại hai lần trong khổ thơ đã thể hiện sự vĩnh cửu của Bác trong lòng người dân Việt.
 c. Kết đoạn: Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật đoạn thơ.
 Đề 5. Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm, Viễn Phương viết:
« Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác »
Câu 1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ?
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Hoàn cảnh ấy có liên quan gì đến cảm xúc của nhà thơ?
Câu 3. Từ những câu thơ đã chép, kết hợp với hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”?
Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác”.
Hãy viết đoạn văn (10 - 12 câu) Tổng – phân – hợp để làm sáng tỏ ý kiến trên. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập (gạch chân và chú thích)?
GỢI Ý : 
1. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
2. Bài thơ ra đời tháng 4/1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lăng Bác vừa khánh thành.Tác giả là người con miền Nam, lúc này ông mới thực hiện được ước nguyện ra thăm lăng Bác.
3.Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác bài thơ này.
Cảm xúc trong bài thơ được thể hiện theo trình tự của một cuộc viếng thăm, thời gian kết hợp với không gian: Từ lúc đứng trước lăng, vào lăng và rời xa lăng Bác; cảm xúc của tác giả đan xen, có sự thay đổi trong quá trình đó.
Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên” vì: “thăm” là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống. Đây là cách nói giảm, nói tránh làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, đồng thời khẳng định Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim nhân dân Việt Nam. Cụm từ “giấc ngủ bình yên” một lần nữa khẳng định: Trong sâu thẳm mỗi người, Bác chưa hề ra đi. Đây là một cuộc thăm hỏi, trở về của người con xa cha – thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác ở để thỏa lòng mong ước bấy lâu.
4. Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Mở đầu khổ thơ là một lời thông báo ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng biết bao điều sâu xa. Cách xưng hô gần gũi, thân mật của tác giả khiến tình cảm trở nên ấm áp mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Với biện pháp nói giảm, nói tránh, tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” đã khẳng định Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “hàng trê” biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người, dân tộc Việt Nam. Dường như niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc đã được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi”. Còn hàng tre, đó là đại diện cho những con người ở mọi miền trên đất nước về đây sum vầy bên Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. Chỉ với một khổ thơ ngắn, Viễn Phương đã thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng đối với Bác kính yêu.
Đề 6. Cho câu thơ:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ?
2. Hình ảnh “cây tre” trong khổ thơ vừa chép đã được nhắc đến trong những câu thơ nào? Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa gì?
3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu theo phương thức diễn dịch để làm rõ cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời lăng.
4. Chép lại một đoạn thơ cũng thể hiện ước nguyện làm con chim hót, làm một nhành hoa của tác giả khác trong chương trình Ngữ văn 9? Ghi rõ tên tác phẩm, tác giả?
GỢI Ý :
1. Ba câu thơ tiếp:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
2. Hình ảnh “cây tre” đã được nhắc đến trong những câu thơ:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa:
Hình ảnh “hàng tre” có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp lại ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cánh mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.
3. Khổ thơ cuối trong bài thơ là cảm xúc lưu luyến bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời xa lăng. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén được mà bộc lộ ra ngoài: “Mai về miền Nam thương trào nước măt”. Câu thơ như một lời giã biệt, diễn tả tình cảm sâu lắng – một cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Mặc dù lưu luyến, muốn ở mãi bên Bác nhưng Viễn Phương cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và nhà thơ chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân , hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng Bác để được ở mãi bên Người. Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên: “con chim”, “đóa hoa”, “cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Nhà thơ ao ước hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem hương sắc điểm tô cho vường hoa quanh lăng Bác. Đặc biệt, ước nguyện làm cây tre để nhập vào hàng tre bát ngát canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người, “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cánh mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.
4. Đó là đoạn thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Đoạn thơ thuộc bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_ngu_van_lop_9_tho_hien_dai.docx