Câu hỏi đọc, hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1
Cho câu văn sau:
“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa , hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
( SGKNgữ văn 9, tập một)
1. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì? (1,0 điểm )
2. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì? (1,0 điểm)
3. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? (1,0 điểm)
4. Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ.Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao? (1,0 điểm)
5. Viết một văn bản ngắn ( khoảng một trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra được từ câu văn trên? ( 2điểm )
Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi đọc, hiểu Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 1
CÂU HỎI ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ I ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ PHẦN I: (6,0 điểm) Cho câu văn sau: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa , hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.” ( SGKNgữ văn 9, tập một) Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì? (1,0 điểm ) Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì? (1,0 điểm) Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phƣơng Đông của Bác Hồ đƣợc biểu hiện như thế nào? (1,0 điểm) Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ.Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao? (1,0 điểm) Viết một văn bản ngắn ( khoảng một trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra đƣợc từ câu văn trên? ( 2điểm ) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I : Nội dung Điểm (6,0 điểm) Nêu đúng tên văn bản, tác giả Giải thích đƣợc khái niệm Chủ đề của văn bản: Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 3.- Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa thế giới nơi con ngƣời của Bác - Lối sống của Bác, của một vị "vua", nhưng lại rất bình dị và rất 0,5 0,5 1,0 0.5 đỗi đời thường, như phong cách sống đạo đứa, giống với phong cách sống của những bậc hiền tiết ngày xưa: vua Nghiêu, vua Thuấn,... HS trình bày suy nghĩ đúng đắn hợp lý 5. . Tiêu chí về nội dung các phần bài viết ( 1,5 điểm) 1. Mở bài - HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghĩ luận hay/ tạo ấn tượng/ có sự sáng tạo. Thân bài Giai thích ngắn , nêu biểu hiện Nhận định đánh giá vấn đề- nêu dẫn chứng Phê phán Kết bài - Mức tối đa: Khái quát đƣợc những nội dung đã trình bày ở phần thân bàihoặc nêu những liên tƣởng, cảm nhận của bản thân về vấn đề nghị luận; cách kết bài hay/ tạo ấn tượng/ có sự sáng tạo Các tiêu chí khác (0,5 điểm) Hình thức HS viết được một bài văn với đủ 3 phần ( MB, TB, KB ); các ý trong thân bài được sắp xếp hợp lý; chữ viết rõ ràng; không mắc lỗi chính tả Sáng tạo: HS đạt được 3-4 yêu cầu sau : - 1) Có được quan điểm riêng hợp lý mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết, 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt: chú ý tạo nhịp điều cho câu, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày, 3) Sử dụng từ ngữ có chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả, biểu cảm; 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ. 3. Lập luận - Mức tối đa: HS biết cách lập luận chặt chẽ: phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự logic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết; sử dụng hợp lí các thao tác lập luận đã học. Lưu ý : Học sinh có thể có những lí giải lập luận riêng; nếu hợp lí, thuyết phục , kĩ năng lập luận tốt vẫn cho điểm tối đa 0,5 1,0 2.0 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH Câu 1: Tìm đúng cụm từ thay thế cho hai chữ “việc đó” trong đoạn văn sau: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bảng đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích” Câu 2: Đọc đoạn văn sau “Không những đi ngược lại lí trí con người mà con đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [] Từ khi nhen nhóm sự sống trên Trái Đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng thể tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó” (Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, G.G. Mác- két. SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 1) Thông điệp mà nhà văn muốn nhắn nhủ ở đoạn văn trên là gì? Đoạn văn trên câu văn nào vừa mang ý nghĩa là câu chuyển đoạn(chuyển luận điểm), vừa mang ý nghĩa là câu chủ đề của đoạn văn, của luận điểm. TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM Đọc đoạn trích sau: Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết đuợc nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, qua đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội (Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em) Hãy cho biết nội dung của đoạn trích trên? ( 1điểm ) Tìm ít nhất 4 từ mượn của tiếng Hán được sử dụng trong đoạn trích trên? (0,5điểm) Có ý kiến cho rằng gia đình và những người thân chính là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ em. Em có đồng ý với ý kiến đó hay không? Vì sao? ( 1.5 điểm ) Tại sao việc bảo vệ trẻ em lại là việc quan trọng? ( 1 điểm ) “ Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm” Viết một văn bản ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) bàn luận về sống có trách nhiệm. ( 2 điểm ) HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Nội dung: Cần tạo cho trẻ em cuộc sống tốt, sống có trách nhiệm. 2. Từ mượn tiếng Hán: nguồn gốc, trách nhiệm, khuyến khích, văn hóa. -Nêu đủ, đúng 4 từ : 0.5đ -Nêu đủ, đúng 2 từ : 0.25đ -Sai, thiếu 1 từ: trừ 0.25đ 3. Gv tùy vào lựa chọn và cách lý giải, lập luận của hs ( có thể đồng ý hoặc không đồng ý ) để cho điểm. 4. Việc trẻ bảo vệ trẻ em là quan trọng vì: -Trẻ em dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. - Chưa đủ năng lực để tự bảo vệ mình. ( Hs có thể đưa ra cách giải thích khác ngoài gợi ý, sao cho phù hợp là đạt yêu cầu ) 5. a/ Yêu cầu về kỹ năng: -Đúng phương pháp kiểu bài NLXH. -Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. -Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận ( giải thích, chứng minh, bình luận) -Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ,ngữ pháp; trình bày rõ ràng. -Dựng đoạn có sự liên kết tốt. -HS viết dài hơn yêu cầu của đề bài: không trừ điểm -Bài làm viết 1 đoạn văn: -0.5đ b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày những ý sau: -Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. -Giải thích được vấn đề cần nghị luận -Khẳng định đây là cách sống tốt, đúng đắn: + ý nghĩa, tầm quan trọng của sống có trách nhiệm +trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội ( dẫn chứng thực tế để thấy những biểu hiện đó luôn là điều cần thiết trong cuộc sống) -Phê phán những người thiếu trách nhiệm-> hậu quả. -Nêu phương hướng hành động của bản thân. CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH Phần I ( 6 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Buổi ấy, có bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì.Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ, điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non.().Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng , ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền” Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? (0.5điểm ) Trình bày nội dung chính của đoạn trích trên? (0.5điểm ) Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên? (0.5 điểm) Tìm trong đoạn trích trên những câu văn nói về sự nhũng nhiễu dân của bọn quan lại hầu cận và nêu nhận xét của em về ý nghĩa của việc xây dựng những chi tiết ấy? (1,5 điểm ) Hãy viết một văn bản ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về lối sống xa hoa, lãng phí của một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ hiện nay.( 3,0 điểm ) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Đáp án Điểm Câu 1: HS nêu đúng tên tác giả: 0,25đ đúng tên tác phẩm: được 0,25đ 0.5 Câu 2 Nội dung : Phản ánh đời sống xa hoa, sự áp bức, bóc lột của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê. - Hs có nhiều cách diễn đạt khác nhau, đảm bảo tốt yêu cầu đều đạt điểm tối đa. 0.5 Câu 3 - Phương thức biểu đạt chính là tự sự 0.5 Câu 4 - Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng , ra ngoài dọa dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền 0.5 1,0 Học sinh nhận xét ý nghĩa: Tác giả muốn phơi bày mặt trái của bọn quan lại, phê phán thái độ ức hiếp, nhũng nhiễu dân của chúng. Câu 5 : Nghị luận xã hội a. Yêu cầu về kĩ năng : Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội Bố cục và hệ thống ý rõ ràng Biết vận dụng nhiều thao tác nghị luận. Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt, không sai chính tả, dùng từ, ngữ pháp, trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về nội dung : Trên cơ sở HS bám sát vào văn bản ở trên để nghị luận về hiện tượng lãng phí. Mở bài : Giới thiệu về hiện tượng lãng phí Thân bài : + Giải thích về hiện tượng lãng phí trong XH và của một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay. + Nêu hiện trạng của hiện tượng ( tìm những biểu hiện về hiện tượng lãng phí) + Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên + Phân tích những tác hại của hiện tượng + Tìm ra hướng khắc phục -Kết bài : Khái quát lại hiện tượng, nêu nhận thức của bản t ... ã hội. Thân bài: Giải thích ngắn gia đình là gì? Vai trò, chức năng của gia đình + Giáo dục, nuôi dưỡng con cái + Xây dựng kinh tế + Duy trì nòi giống + Là môi trường hoàn thiện về vật chất, tình cảm để hoạn thiện cá nhân, phát triển xã hội. Nêu một số biểu hiện cụ thể. Phê phán những mặt tiêu cực còn tồn tại trong gia đình hiện nay: Vô tâm trong việc chăm sóc vật chất, tinh thần cho con cái; bạo lực gia đình; Kết bài: Khẳng định tầm qua trọng của gia đình. RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG “Quanh người tôi là một chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê phơi khô thắt lại bằng hai sợi dây cũng bằng da dê để thay cho khóa, hai bên có hai quai đeo, nhưng không đeo kiếm và dao găm mà lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con. Quàng qua vai tôi là một đai da khác hẹp bản hơn, hai đầu cũng buộc lại bằng dây như thế ; và ở cuối đai, phía dưới cánh tay trái của tôi, đeo lủng lẳng hai cái túi, cả hai cũng đều làm bằng da dê, một túi đựng thuốc súng và túi kia đựng đạn ghém. Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí vụng về, nhưng lại là thứ cần thiết nhất cho tôi, bên khẩu súng của tôi. Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo. Râu ria của tôi đã có lúc tôi để mặc cho nó mọc dài đến hơn một gang tay ; nhưng vì tôi có cả kéo và dao cạo đủ dùng, nên tôi cắt đi khá ngắn gọn, trừ hàng ria ở môi trên tôi xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì tôi gặp ở Xê-la, vì người Ma-rốc không để ria theo kiểu như người Thổ ; tôi chẳng dám nói cặp ria mép ấy dài đến mức có thể dùng treo mũ của tôi ; nhưng chiều dài và hình dáng kì quái của chúng cũng khiến cho mọi người phải khiếp sợ nếu như là ở nước Anh”. Câu 1 (1, 0 điểm) : Em hãy tách đoạn trích trên thành hai đoạn riêng biệt và cho biết nội dung của từng đoạn. Câu 2 (1, 0 điểm) : Hãy tưởng tượng nếu một ngày nào đó em lâm vào hoàn cảnh giống như nhân vật trên, lúc đó em sẽ xử lí như thế nào ? Câu 3 (1, 0 điểm) :Em có nhận xét gì về giọng điệu của nhân vật “tôi”khi kể về chính bản thân mình? Qua giọng điệu đó em thấy nhân vật là người như thế nào ? Câu 4 (3, 0 điểm) : Nhân vật “tôi” đã chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tồn tại và thích nghi trong hoàn cảnh mới nhưng “có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”(Vũ Khoan).Trong hành trang bước vào thế kỉ mới, em sẽ “chuẩn bị bản thân” như thế nào ? Hãy viết một văn bản nghị luận để trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. ĐÁP ÁN Câu 1 Đoạn trích trên được chia làm hai đoạn : Từ đầu cho đến“bên khẩu súng của tôi”: trang bị của Rô-bin-xơn khi ở ngoài hoang đảo. Phần còn lại : diện mạo của Rô-bin-xơn 0, 5 đ 0, 5 đ Câu 2 HS sẽ trả lời, lí giải theo ý của mình GV tùy vào câu trả lời của các em mà cho điểm. HS thường trả lời như sau : học theo nhân vật, có ý chí nghị lực để vượt khó, tập thích nghi với hoàn cảnh. Lưu ý : phần trả lời phải được diễn đạt thành câu, thành đoạn rõ ràng, rành mạch, nội dung hợp lí thì mới được trọn điểm. Câu 3 -Giọng kể hài hước, dí dỏm, hóm hỉnh và không chút than vãn. - Là con người có ý chí, nghị lực phi thường và có tinh thần lạc quan, yêu đời vô bờ bến 0, 5 đ 0, 5 đ Câu 4 Mở bài : giới thiệu vấn đề cần nghị luận Thân bài Giải thích vấn đề Chứng minh 0, 25 đ 0, 5 đ 0, 5 đ - Bàn luận vấn đề Kết bài : khẳng định lại vấn đề 0, 5 đ 0, 25đ HS dùng ngôn ngữ mạng – 0, 5 đ Thân bài không tách đoạn hay cả bài chỉ viết thành một đoạn – 0, 5 đ Sai 5 lỗi chính tả trở lên trừ 0, 5đ Những bài chữ viết đẹp, rõ ràng ; các câu các đoạn liên kết, mạch lạc ; có những liên hệ, so sánh những cách diễn đạt hay, sáng tạo GV có thể cộng điểm thêm cho các em, tối đa là 0, 5 đ. BỐ CỦA XI – MÔNG (G.ĐƠ MÔ – PA – XĂNG) Đọc đoạn trích và trả lời những câu hỏi sau: - Bác có muốn làm bố cháu không ? Im lặng như tờ. Chị Blăng-sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực. Thấy người ta không trả lời mình, em bé lại nói : Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối. Bác công nhân cười đáp coi như chuyện đùa : Có chứ, bác muốn chứ. Thế bác tên là gì – em bé liền hỏi – để cháu trả lời chúng nó khi chúng nó muốn biết tên bác ? - Phi-líp – người đàn ông đáp. Xi-mông im lặng một giây, để ghi nhớ cái tên ấy trong óc, rồi hết cả buồn, em vươn hai cánh tay nói: -Thế nhé ! Bác Phi-líp, bác là bố cháu. Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh. (trích “Bố của Xi – mông” – G.đơ Mô – pa- xăng) Câu 1: Nhân vật em bé trong đoạn trích mong muốn điều gì ? Vì sao bạn lại mong muốn điều đó ?(1điểm) Câu 2: Chỉ ra và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên. (1 điểm) Câu 3: Bác Phi-líp bỗng trở thành bố của Xi-mông. Theo em, vì sao bác có thể làm được một việc giản dị nhưng khó khăn này ? (1 điểm) Câu 4: Đọc câu chuyện trên, em mong ước điều gì cho những người như bác Phi- líp và mẹ con Xi-mông ? (1 điểm) Câu 5: Từ câu chuyện trên, hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn luậnvề tình yêu thương.(2 điểm) BỐ CỦA XI – MÔNG (G.ĐƠ MÔ – PA – XĂNG) ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 -HS nêu được điều Phi-lip mong muốn (0,5 đ) -HS giải thích được vì sao Phi-lip mong muốn điều đó. (0,5 đ) 1,0đ Câu 2 -HS chỉ ra và gọi tên một thành phần biệt lập 1,0đ Câu 3 -HS nêu được việc: bác Xi-mông có thể làm được việc một việc giản dị nhưng khó khăn này vì: + Bác là người tử tế + Có lòng vị tha + Có tính cách hòa hiệp 1,0đ Câu 4 HS nêu lên được điều mong ước cho những con người như bác thợ Phi- lip và mẹ con Xi-mông. 1,0đ Câu 5 Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương. 2,0đ a- Yêu cầu về kỹ năng Đúng phương pháp kiểu bài nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận) Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt ; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày rõ ràng. Dựng đoạn có sự liên kết tốt. Bài làm viết một đoạn văn: trừ 0,5 b- Yêu cầu về kiến thức: - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Lòng yêu thương. 0,5đ - Giải thích được lòng yêu thương là gì ? 0,25 - Học sinh nêu được biểu biện của lòng yêu thương: Nêu dẫn chứng để làm sáng rõ vấn đề. Thiếu dẫn chứng : trừ 0,25 đ 0,5đ - Phê phán những người không biết yêu thương, quý trọng tình cảm 0,5đ - Nêu phương hướng hành động của bản thân . 0,25đ CON CHÓ BẤC Đọc và hoàn thành câu hỏi: “Tuy nhiên, tình thương yêu của Bấc phần lớn được diễn tả bằng sự tôn thờ. Mặc dù nó sung sướng đến phát cuồng lên mỗi khi Thoóc-tơn chạm vào nó hoặc nói chuyện với nó, nhưng nó không săn đón những biểu hiện ấy. Khác với cô ả Xơ-kít có thói quen thọc cái mũi của nó dưới bàn tay của Thóoc-tơn rồi hích, hích mãi cho đến lúc được vỗ về , cũng khác với Ních thường chồm lên tì cái đầu to tướng của cu cậu lên đầu gối Thoóc-tơn, Bấc chỉ tôn thờ ở xa một quãng . Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức , tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hay thay đổi trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nó nằm ra xa hơn, về một bên hay đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh. Và thường thường, như mối giao cảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thoóc-tơn quay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì, đôi mắt anh tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa rạng ra ngoài.” ( Con chó Bấc –Giắc Lân-đơn) Câu 1: Tình cảm của Bấc dành cho chủ đƣợc biểu hiện cụ thể như thế nào trong đoạn trích? Câu 2: Câu văn đã thể hiện chiều sâu “ tâm hồn” của Bấc? Câu 3: Cụm từ “ tình yêu thương tôn thờ ” có nghĩa là gì? Câu 4: Cảm xúc của Bấc khi thì “ ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa rạng ra ngoài”, khi thì lo sợ Thoóc-tơn “ biến khỏi cuộc đời của nó” cho thấy tình cảm của Bấc với chủ có gì đặc biệt? Câu 5: Tài năng của nhà văn được thể hiện trong đoạn trích trên như thế nào? Câu 6: Từ hình ảnh con chó Bấc, hãy viết một văn bản ngắn ( khoảng một trang giấy thi) Trình bày suy nghĩ của em về lòng trung thành. ĐÁP ÁN Câu 1: Biểu hiện của Bấc: Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức , tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hay thay đổi trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nó nằm ra xa hơn, về một bên hay đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh. Tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa rạng ra ngoài. Câu 2: Tuy nhiên, tình thương yêu của Bấc phần lớn được diễn tả bằng sự tôn thờ. Câu 3: Cụm từ “ tình yêu thương tôn thờ ” có nghĩa là quý trọng, cảm phục, ngưỡng vọng người mình yêu thương. Câu 4: Phục tùng, ngưỡng mộ. Câu 5: Năng lực quan sát, nhận xét và trí tưởng tượng phi thường về loài vật. Câu 6: MB: giới thiệu vấn đề: lòng trung thành TB: Giải thích khái niệm về lòng trung thành: trước sau một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin, giữ trọn những tình cảm gắn bó, những điều đã cam kết đối với ai hay cái gì. Biểu hiện cụ thể của lòng trung thành: Người trung thành luôn là người luôn kề vai sát cánh ngay cả những lúc khó khăn tuyệt đối không phải những kẻ phớt lờ hay bỏ chạy khi lâm nạn. Bình luận và lấy dẫn chứng cụ thể từ cuộc sống: lòng trung thành là nguồn gốc của đạo lí và phi đạo lí. Nó giúp gây dựng niềm tin giữa người với người và là một yếu tố cần thiết tạo nên các giá trị của cuộc sống. Tuy nhiên , quá trung thành hay hay trung thành với hững kẻ không có đạo đức sẽ dẫn đến nhiều rắc rối. ( Trung thành với Tổ quốc; trung thành với lời hứa; người bạn trung thành..) Phương hướng của bản thân KB: Khẳng định lại vấn đề. Nêu suy nghĩ của bản thân.
File đính kèm:
- cau_hoi_doc_hieu_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_1.docx