Các thao tác phân tích thơ

Mở bài/mở đoạn

- Giới thiệu tác giả tác phẩm

 -Yêu cầu của đề bài (Khái lược nội dung đoạn thơ)

- Trích đoạn thơ

Thân bài/thân đoạn

-Nêu vị trí đoạn thơ/câu thơ(sẽ phân tích)+ nêu ý khái quát đoạn thơ / câu thơ

-Trích thơ

 -Nêu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, màu sắc, biện pháp nghệ thuật

- Phân tích , diễn xuôi câu thơ: Em hiểu câu thơ như thế nào?

- Liên hệ mở rộng: về nhân vật, về phong cảnh, về tác giả, về xã hội, về bản thân người viết

Kết đoạn/kết bài

- Nhận xét về nghệ thuật

-Đánh giá: giá trị của đoạn thơ/bài thơ (trong lòng bạn đọc/trên thi dàn văn học)

Nêu cảm nghĩ và nhận xét chung (Liên hệ về tác giả, về nhân vật, về bản thân em)

 

docx 3 trang cucpham 02/08/2022 2220
Bạn đang xem tài liệu "Các thao tác phân tích thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các thao tác phân tích thơ

Các thao tác phân tích thơ
Các thao tác phân tích thơ
Mở bài/mở đoạn
- Giới thiệu tác giả tác phẩm
 -Yêu cầu của đề bài (Khái lược nội dung đoạn thơ)
- Trích đoạn thơ
Thân bài/thân đoạn
-Nêu vị trí đoạn thơ/câu thơ(sẽ phân tích)+ nêu ý khái quát đoạn thơ / câu thơ
-Trích thơ
 -Nêu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, màu sắc, biện pháp nghệ thuật
- Phân tích , diễn xuôi câu thơ: Em hiểu câu thơ như thế nào?
- Liên hệ mở rộng: về nhân vật, về phong cảnh, về tác giả, về xã hội, về bản thân người viết
Kết đoạn/kết bài
- Nhận xét về nghệ thuật 
-Đánh giá: giá trị của đoạn thơ/bài thơ (trong lòng bạn đọc/trên thi dàn văn học)
Nêu cảm nghĩ và nhận xét chung (Liên hệ về tác giả, về nhân vật, về bản thân em)
 Một số ví dụ cụ thể về cách mở bài 
 Cách 1:
 - A là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Đọc bài thơ B của tác giả A không thể nào quên C.
 ví dụ :
Hồ Chí Minh là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Đọc bài thơ : “Tức cảnh Pác Bó” của Bác , ta không thể nào quên những gian khổ Bác đã trải qua khi ở Bác Bó. Qua đó, chúng ta cũng cảm nhận được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Người. 
Cách 2: 
-A đã để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có B. Trong B thì C nói về D.
 ví dụ: Tế Hanh đã để lại cho thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có bài “Quê hương”. Đoạn thơ đầu trong bài “Quê hương” đã vẽ lên bức tranh cảnh đoàn thuyền ra khơi thật đẹp.
Cách 3:
- Nói đến A không thể không nhắc đến B. Trong đó, bài thơ C đã thể hiện.
 ví dụ: Nói đến Hồ Chí Minh không thể không nhắc đến tập thơ “Nhật ký trong tù” . Trong đó bài thơ “Ngắm trăng” đã thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và tinh thần thép của Bác.
Cách 4:
-Nói đến (đề tài/thời kì sáng tác) không thể không nhắc đến B. Trong đó, bài thơ C đã thể hiện.
-Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ/ Giới hạn đề (nếu phân tích đoạn)
VD: Nói đến thơ ca kháng chiến chống Pháp, không thể không nhắc đến Chính Hữu. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp.Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc. Bài thơ đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu lắng về tình đồng chí keo sơn/ Đoạn thơ thể hiện cơ sở, sự gắn bó của tình đồng chí đã để lại trong em những cảm xúc không thể nào quên.
 Ví dụ về cách phân tích
 -Vị trí đoạn thơ + nội dung
 Mở đầu bài thơ tác giả Tế Hanh đã vẽ nên bức tranh của buổi bình minh tươi đẹp với ánh nắng mai hồng.
 -Nêu các biện pháp nghệ thuật, từ ngữ, hình ảnh, âm thanh+ nội dung
 ví dụ: Các từ ngữ đối lập sáng tối ra vào thể hiện nếp sinh hoạt đều đặn của Bác Hồ ở Pác Bó.
- Đoạn thơ giúp em hiểu được điều gì?
 -Đoạn thơ bài thơ gợi cho người đọc điều gì?
 →Bài học về nhận thức và hành động
 ví dụ: Đoạn thơ cuối trong bài “Quê hương” đã gợi nhắc cho em về tình cảm quê hương thật sâu nặng và thiết tha.
-Liên hệ mở rộng về nhân vật phong cảnh ảnh tác giả về xã hội về bản thân người viết
 ví dụ:
- Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã giúp em cảm thông sâu sắc cho số phận của một người con gái đẹp người đẹp nết nhưng lại phải chịu những bất hạnh bi thương (liên hệ hệ mở rộng về bản thân người viết)
- Trong đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích trong tác phẩm “Truyện Kiều” hình ảnh người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu nhiều nỗi khổ tâm giằng xé tâm hồn đã được Nguyễn Du khắc họa rõ nét. (mở rộng liên hệ về nhân vật)
 -Dưới ngòi bút của Tố Hữu bức tranh phong cảnh mùa hè hiện lên thật đẹp và sinh động tràn đầy sức sống. ( mở rộng liên hệ về phong cảnh)
-Phải là một người có tình yêu sâu nặng với quê hương Tố Hữu mới có thể vẽ nên một bức tranh mùa hè của quê hương xứ Huế đẹp và sinh động đến thế. ( mở rộng liên hệ về tác giả)
-Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cho ta thấy một xã hội bất công gây ra nhiều nỗi bất hạnh cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến (mở rộng, liên hệ về xã hội)
 Phần kết bài hoặc kết đoạn
 -Đánh giá khái quát (lấy ghi nhớ ở sách giáo khoa)
* nghệ thuật+ nội dung
 ví dụ: Bằng các biện pháp nghệ thuật như từ ngữ đối lập, từ láy, từ ngữ địa phương , thể thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, có sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” đã thế hiện cuộc sống gian khổ, thiếu thốn, phong thái ung dung vượt lên trên mọi hoàn cảnh của người chiến sĩ, nghệ sĩ Hồ Chí Minh.
* nội dung+ nghệ thuật
 ví dụ: Tóm lại, để làm nổi bật cuộc sống gian khổ, thiếu thốn, phong thái ung dung vượt lên trên mọi hoàn cảnh, trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” Bác đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật như từ ngữ đối lập, từ láy, từ ngữ địa phương kết hợp với thể thơ tứ tuyệt giản dị,hàm súc chất cổ điển kết hợp với hiện đại.

File đính kèm:

  • docxcac_thao_tac_phan_tich_tho.docx