Bộ đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9

Câu 1: (4,0 điểm) Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9 tập I)

Câu 2: (6,0 điểm)

Vết nứt và con kiến

Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.

(Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)

Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của văn bản trên và rút ra bài học cho bản thân.

 

doc 175 trang cucpham 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9

Bộ đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9
BỘ ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (4,0 điểm) Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9 tập I)
Câu 2: (6,0 điểm)
Vết nứt và con kiến
Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.
(Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)
Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của văn bản trên và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 3: (10 điểm) Nhận xét về truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng:
"Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật".
Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đáp án
Câu 1: (4 điểm) Học sinh có thể viết thành bài văn ngắn hoặc đoạn văn nhưng bài làm trả lời đươc các ý sau:
Xác định biện pháp tu từ: 1,5 điểm
Biện pháp tu từ so sánh: Mặt trời như hòn lửa
Biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ: Sóng cài then; đêm sập cửa, câu hát căng buồm.
Giá trị của biện pháp tu từ: 2,5 điểm
Gợi lên khung cảnh hoàng hôn rực rỡ, tráng lê, kỳ vĩ. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn đi vào trạng thái nghỉ ngơi. 1 điểm
Hình ảnh con người đẹp khỏe khoắn, niềm vui, niềm lạc quan của người lao động trước cuộc sống mới... 1,5 điểm
Câu 2: (6 điểm)
Về kỹ năng
Kiểu bài: Nghị luận xã hội.
Bài viết cần có bố cục đủ 3 phần, luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng cụ thể sinh động, lời văn trong sáng.
Về kiến thức
Xác định đúng vấn đề nghị luận: Từ ý nghĩa câu chuyện "Vết nứt và con kiến", rút ra vấn đề nghị luận: con người cần phải biết biến những khó khăn trở ngại trở ngại trong cuộc sống thành hành trang quý giá cho ngày mai.
Nội dung chính:
Tóm tắt khái quát được vấn đề từ câu chuyện: cần kiên trì, bền bỉ, sáng tạo... vượt qua những trở ngại, những áp lực, thách thức trong cuộc sống và biến nó thành những trải nghiệm thú vị, vô giá cho chính bản thân con người.
Trên đường đời, con người luôn gặp những khó khăn, trở ngại, thử thách. Đây là một tất yếu của cuộc sống.
Thái độ và hành động của con người: tìm những cách thức, biện pháp cụ thể để vượt qua nó hay né tránh, bỏ cuộc... (dẫn chứng cụ thể).
Lựa chọn đối mặt với khó khăn, thử thách và vượt qua nó là một lựa chọn đúng đắn, cần thiết, để nó thành hành trang quý giá cho tương lai... (dẫn chứng cụ thể).
Phê phán những thái độ và hành động sai: bi quan, chán nản, than vãn, bỏ cuộc,...
Củng cố thái độ, hành động đúng cho bản thân và kêu gọi cộng đòng: rèn luyện sự quyết tâm, kiên trì, sự sáng tạo, niềm tin, hi vọng, lạc quan,... trong khi giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Biểu điểm:
Điểm 5 - 6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
Điểm 3-4: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành công thao tác lập luận, diễn đạt tương đối tốt.
Điểm 1 -2: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được một số các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, lập luận chưa thật chặt chẽ, có thể còn một số lỗi nhỏ về chính tả và diễn đạt.
Điểm 0: Lạc đề hoặc để giấy trắng.
Câu 3: (10 điểm)
* Về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài văn nghị luận bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí. Diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Về nội dung:
Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những ý kiến riêng miễn sao phải phù hợp với yêu cầu của đề bài. Dù triển khai theo trình tự nào cũng cần đạt được những ý chính sau đây.
A/ Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ.
Qua các nhân vật với những công việc và lứa tuổi khác nhau, nhà văn muốn khái quát những phẩm chất cao đẹp của con người mới trong thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước. Họ có những suy nghĩ đúng đắn, lặng lẽ cống hiến cho tổ quốc, tâm hồn trong sáng và giàu lòng nhân ái.
1/ Vẻ đẹp cao cả chung của các nhân vật.
Ý thức trách nhiệm trước công việc: anh thanh niên, đồng chí cán bộ khoa học.
Sống có lý tưởng, sẵn sàng cống hiến: anh thanh niên, cô kỹ sư trẻ (cô kĩ sư trẻ mới ra trường lần đầu tiên xa Hà Nội, dũng cảm lên nhận công tác tại Lai Châu. Cô là lớp thanh niên thề ra trường đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì...)
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa công việc: anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu khoa học...
Yêu thích, say mê công việc, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, dám chấp nhận cuộc sống cô độc để làm việc, làm việc một cách kiên trì, tự giác bất chấp hoản cảnh : anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu khoa học.
2/ Vẻ đẹp trong cuộc sống bình thường.
Tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên.
Đó là con người sống, làm việc một mình trên đỉnh núi cao mà không cô đơn. Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình trên trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động, giản dị (căn nhà nhỏ, giường cá nhân...). Anh sống lạc quan yêu đời- trồng hoa, nuôi gà, đọc sách.
Đó là một người khiêm tốn: lặng lẽ hoàn thành công việc, không tự nhận thành tích về mình, luôn nhận thức được công việc của mình làm là những đóng góp nhỏ bé cho đất nước; ham mê học hỏi, phấn đấu bởi xung quanh anh có biết bao con người, bao tấm gương, bao điều đáng học (những ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét...)
Một con người sống cởi mở, tốt bụng, luôn quan tâm đến mọi người một cách chân thành, chu đáo: việc đi tìm củ tam thất cho vợ bác lái xe, đón ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ thân tình, nồng hậu; hồn nhiên, yêu cuộc sống: thèm người, thèm chuyện trò...
 Khẳng định, khái quát: Tác phẩm thật sự là một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của người lao động bình thường mà cao cả. Họ chính là những thế hệ tiêu biểu cho lớp người mới, cho thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.
Tuy không trực tiếp chiến đấu, song họ đã góp phần không nhỏ để xây dựng cuộc sống mới và góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc. Họ nối tiếp nhau xứng đáng là chủ nhân của đất nước này.
(Học sinh có thể trình bày trên cơ sở phân tích từng nhân vật để làm nổi bật ý tưởng chung, tuy nhiên, cần tập trung vào nhân vật trung tâm là anh thanh niên)
B/ Tác phẩm gợi lên những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật".
Cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự ý nghĩa khi mọi việc làm , hành động của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu và tự hào về mảnh đất mình đang sống.
Con người biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ý nghĩa của công việc mình làm. Con người cần tự nhìn vào chính bản thân để sống tốt đẹp hơn.
Thông qua suy nghĩ của người hoạ sĩ : vẻ đẹp của con người và của cuộc sống chính là nguồn cảm hứng vô tận để người nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị .
Biểu điểm cụ thể:
Điểm 9 - 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, tỏ ra sắc sảo khi giải thích, chứng minh nhận định bằng những ý kiến riêng, diễn đạt lưu loát, văn viết giàu cảm xúc, sáng tạo.
Điểm 7 - 8: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn mạch lạc, trong sáng, còn một vài sai sót về ngữ pháp, chính tả.
Điểm 5 - 6: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc, còn một vài sai sót về diễn đạt, trình bày.
Điểm 3 - 4: Hiểu đề song nội dung còn sơ sài, giải quyết vấn đề còn lúng túng, không xoáy được trọng tâm, diễn đạt lủng củng.
Điểm 1 - 2: Không nắm vững yêu cầu của đề, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày.
Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt kém hoặc bỏ giấy trắng.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (6 điểm)
Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho rằng: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Hãy phân tích chi tiết "chiếc bóng" trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ đã làm rõ điều đó.
Câu 2 (4 điểm)
Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
Dưới đây là lời kể của một người mẹ - một trong hàng trăm người tham gia "hôi của" trong vụ tai nạn xe tải chở hàng nghìn thùng bia lon Tiger bị lật tại vòng xoay Tam Hiệp (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) vào chiều 04/12/2013:
Hôm đó, tôi đang trên đường đón con gái học lớp 7 về. Đến gần vòng xoay Tam Hiệp, tôi thấy phía trước hỗn loạn khi có chiếc xe tải bị lật giữa đường, nhiều người mạnh ai nấy lao vào hốt bia bị đổ. Không chút suy nghĩ, tôi vội dựng xe giữa đường, kêu con giữ xe và cũng lao vào hốt bia. Đến khi tôi trở ra, trên tay đầy bia và nhìn thấy con gái mặt buồn thiu, tôi cũng chẳng chút bận tâm. Suốt đoạn đường về nhà, con tôi chỉ lặng thinh và mãi sau mới hỏi: "Mẹ lấy bia làm gì khi nhà mình không ai uống?"
(Theo Việt Nam Nét ngày 08/12/2013)
Câu 3: (10 điểm)
Trong văn bản "Tiếng nói của văn nghệ", Nguyễn Đình Thi viết:
"Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không nh ...  liên kết chính trên, nếu học sinh có xác định thêm phép liên kết khác vẫn không chấm điểm]
5. Học sinh viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước; cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:
Viết đúng văn bản ngắn theo yêu cầu của đề bài: Khoảng một trang giấy thi.
Nội dung cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
a. Mở bài
Lòng yêu nước rất thiêng liêng, sâu nặng trong mỗi con người.
Lòng yêu nước là một biểu hiện đẹp của nhân cách con người.
b. Thân bài
Lòng yêu nước là tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước – nơi mình sinh ra và lớn lên.
Những biểu hiện của lòng yêu nước trong đoạn văn:
Tự hào về cương vực, lãnh thổ;
Tự hào về truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm;
Lòng căm thù giặc.
Suy nghĩ của bản thân về lòng yêu nước:
Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp đất nước;
Yêu làng quê, yêu con người mộc mạc, giản dị của quê hương;
Lòng căm thù giặc xâm lược tàn phá quê hương;
Sẵn sàng xả thân cho dân tộc;
Học tập, rèn luyện để mai này góp phần làm giàu cho đất nước;
Trong tình hình Biển Đông hiện nay, tuổi trẻ học đường phải tuyên truyền ý thức và có những hành động thiết thực góp phần bảo vệ biển đảo quê hương;
Chứng minh bằng những dẫn chứng trong lịch sử và đời sống xã hội:
Những tấm gương hi sinh tuổi trẻ, mạng sống cho quê hương (anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ..)
Tuổi trẻ học tập, rèn luyện làm giàu đẹp đất nước.
Tình yêu quê hương đất nước nuôi dưỡng tâm hồn, là chỗ dựa tinh thần, là động lực sống, lao động, cống hiến
c. Kết bài
Lòng yêu nước là một tình cảm vốn có của mỗi con người; nó còn được bồi đắp qua những tác phẩm văn học, qua các giờ học lịch sử
Lòng yêu nước là động lực phấn đấu học tập, cống hiến: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”
Biểu điểm cụ thể cho câu 5 trong phần I:
Điểm 3,5 - 4: Đạt được các yêu cầu trên, lý lẽ vững chắc, lập luận thuyết phục, văn viết mạch lạc; bố cục đủ ba phần; phải có trình bày hiểu biết về lòng yêu nước được biểu hiện trong đoạn văn; không sai những lỗi diễn đạt thông thường.
Điểm 2,5 - 3:
Đạt quá nửa yêu cầu về nội dung; bố cục đủ 3 phần; còn một số lỗi về diễn đạt.
Bài văn ngắn không đảm bảo về dung lượng (viết ngắn hơn nửa trang giấy thi hoặc dài hơn 1 trang giấy thi).
Điểm 0,5 - 2: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung; sai nhiều lỗi về hình thức hoặc chỉ viết một đoạn văn.
Điểm 00: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp hoặc không thực hiện.
PHẦN II (12 ĐIỂM):
II.1) YÊU CẦU CHUNG
1) Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm thơ
2) Phương pháp, kĩ năng
Biết sử dụng phép phân tích, tổng hợp để nêu được nét đẹp chung của hai tác phẩm thơ: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – tình yêu thiên nhiên.
Có năng lực cảm thụ văn học tốt.
Nắm vững và sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản. Cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm.
Tránh đếm ý cho điểm. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
Cần chú ý cho điểm đối với những bài viết có cách viết sáng tạo, cách thể hiện riêng độc đáo cũng như đưa các tác phẩm văn học khác vào nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng.
II.2) YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
1. MỞ BÀI
Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam.
Các nhà thơ Việt Nam hiện đại đã góp vào đề tài này bằng những nét riêng độc đáo. Người đọc sẽ cảm nhận tình yêu thiên nhiên tha thiết của hai thi nhân: Thanh Hải qua Mùa xuân nho nhỏ, Hữu Thỉnh qua Sang thu.
2. THÂN BÀI
a) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân xứ Huế của nhà thơ thể hiện thật tinh tế.
Nghệ thuật phối sắc thể hiện cái đẹp hài hòa của thiên nhiên: bông hoa tím biếc, dòng sông xanh.
Biện pháp đổi trật tự cú pháp trong câu thơ vắt dòng:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
đã nhấn mạnh sự vươn lên trỗi dậy của thiên nhiên khi mùa xuân về; đã vẽ nên một sắc xuân riêng của thiên nhiên xứ Huế. Bông hoa tím biếc khiến bức tranh xuân trở nên bình dị, thân thiết.
Hai câu thơ kế tiếp đã mở rộng không gian nghệ thuật bức tranh xuân. Tín hiệu xuân còn là tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Thành phần gọi – đáp ơi đã nhân hóa con chim chim trở thành người bạn.
Từ ngữ hót chi – từ ngữ địa phương tăng tính biểu cảm của câu thơ.
Hai câu thơ 5, 6 trong khổ thơ xuất hiện bóng dáng nhân vật trữ tình trong bài thơ:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Từng giọt long lanh có nhiều cách hiểu:
giọt sương treo đầu ngọn cỏ;
giọt mưa xuân
giọt âm thanh tiếng chim
Theo mạch cảm xúc, người đọc có thể nhận ra đây là âm thanh tiếng chim. Phép tu từ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) làm cho bức tranh xuân mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình với hành động đưa tay hứng âm thanh tiếng hót chim chiền chiện của nhà thơ – nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Sơ kết:
Đoạn thơ đẹp như bức tranh – bức tranh có dòng sông, hoa cỏ, có chim hót, có bầu trời, sương mai, có ánh xuân, có con người.
Bức tranh có sắc xuân, tình xuân và có cả khúc nhạc xuân đã thể hiện tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân của thi nhân!
b) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Sang thu: Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.
Sự độc đáo bắt đầu bằng hương ổi – hương thu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Hai chữ phả vào vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra một cách thực thể cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió.
Từ láy chùng chình đã nhân hóa sương gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu.
Thành phần biệt lập – thành phần tình thái hình như thể hiện một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng của bước chân mùa thu dù tín hiệu thu sang đã rõ.
Cảm xúc của thời điểm chuyển giao tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Từ láy dềnh dàng đã nhân hóa sông dòng sông không còn chảy cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ nữa mà trở nên chậm chạp, thong thả.
Đối lập với sự dềnh dàng của dòng sông là sự vội vã của những cánh chim bay «Chim bắt đầu vội vã». Từ láy vội vã đã nhân hóa những cánh chim – những cánh chim đang chuẩn bị bay về phương Nam để tránh rét.
Sự đối lập này đã gợi lên sự vận động của sự vật trong giây phút giao mùa.
Đẹp nhất, giàu sức biểu cảm nhất là hình ảnh thơ:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Phép nhân hóa được sử dụng trong câu thơ tạo nên sự bất ngờ thú vị, tinh tế Áng mây bâng khuâng là hình ảnh thực nhưng cái ranh giới mùa là hư - sản phẩm của trí tưởng tượng nhà thơ.
Đám mây đang trôi trên bầu trời một nửa là hạ một nửa là thu để rồi một lúc nào đó nó bỗng ngỡ ngàng nhận ra mình đang trôi trong một bầu trời thu trọn vẹn.
Sơ kết:
Hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao của mùa; đã diễn tả cụ thể, tinh tế, nhạy cảm tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh.
Cách cảm nhận và miêu tả của tác giả: tinh tế, nhạy cảm, sự liên tưởng độc đáo. Nhà thơ làm cho mùa thu trong thơ ca Việt Nam mang một hương sắc mới.
c). Đánh giá chung:
c.1) Điểm chung:
Cả hai thi nhân đều yêu thiên nhiên.
Tình yêu thiên nhiên của hai nhà thơ đều nhẹ nhàng, tinh tế nên cảnh sắc thiên nhiên trong hai bài thơ không bị hòa lẫn vào cảnh sắc thiên nhiên của các bài thơ khác.
c.2) Điểm riêng:
Mùa xuân nho nhỏ:
Đổi trật tự cú pháp, ẩn dụ;
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế;
Xúc cảm của thi nhân nghiêng về hình ảnh đầy sắc xuân đẹp đẽ của thiên nhiên, đất trời – thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống.
Sang thu:
Hình ảnh đặc trưng, giàu sức biểu cảm; phép nhân hóa;
Cảnh vườn thu, ngõ xóm của đồng bằng Bắc bộ;
Xúc cảm của thi nhân nghiêng về cảm nhận giây phút nhẹ nhàng – tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương.
3. KẾT BÀI
Tình yêu thiên nhiên – mùa xuân, mùa thu của hai thi nhân thật thiết tha đã bồi đắp thêm cảm xúc, tình cảm yêu mến thiên nhiên cho mỗi người đọc.
Hai bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu cùng với hai hồn thơ – Thanh Hải, Hữu Thỉnh – đã làm đẹp những trang thơ – thơ hiện đại Việt Nam.
C. CÁCH CHẤM ĐIỂM:
Điểm 11,5 – 12: Đáp ứng được yêu cầu chung (kiểu bài, phương pháp, kĩ năng) và yêu cầu về kiến thức; bài viết sử dụng tốt phương pháp phân tích tổng hợp; phân tích sâu sắc làm nổi bật vấn đề; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu, liên kết,); học sinh khai thác đủ hai tác phẩm thơ trên.
Điểm 10 – 11: Đáp ứng được yêu cầu chung (kiểu bài, phương pháp, kĩ năng) và yêu cầu về kiến thức; bài viết sử dụng được phương pháp phân tích tổng hợp; có phân tích làm rõ vấn đề, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu, liên kết,); học sinh khai thác đủ hai tác phẩm thơ trên.
Điểm 7 – 9,5: Đạt yêu cầu thang điểm 10 – 11 nhưng có thể thiếu một vài ý về nội dung hoặc có dẫn chứng chưa làm nổi bật vấn đề; sai không quá 3 lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt.
Điểm 4 – 6,5: Hiểu đề, đáp ứng ½ yêu cầu về nội dung hoặc hạn chế nhiều về phương pháp; ý rời rạc, thiếu dẫn chứng; sai sót khá nhiều về lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. Hoặc học sinh phân tích hai bài thơ mà không có sự chọn lọc, khái quát, tổng hợp để làm nổi bật vấn đề.
Điểm 0,5 – 3,5: Bài viết sơ sài về nội dung; chưa nắm phương pháp; diễn đạt yếu; sai sót nhiều về lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
Điểm 00: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.
GHI CHÚ CHUNG: Tổng điểm toàn bài thi không làm tròn số.

File đính kèm:

  • docbo_de_va_dap_an_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9.doc