Bộ đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)

Câu 1: Trong câu thơ “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi - Mà sao nghe nhói ở trong tim” (Viễn Phương); biện pháp tu từ nào đã được sử dụng?

 A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá. D. Hoán dụ

Câu 2: Trong tiếng Việt thành phần được dùng để bộc lộ tâm lý người nói là thành phần gì?

A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán.

C. Thành phần gọi đáp. D.Thành phần phụ chú.

Câu 3: Phần in đậm trong câu văn sau là thành phần gì? "Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp"?

 A. Khởi ngữ B. Biệt lập tình thái C. Biệt lập cảm thán D. Biệt lập phụ chú.

 Câu 4: Về hình thức, các câu văn trong đoạn văn không liên kết với nhau theo cách nào dưới đây?

 A. Phép lặp, phép thế B. Phép liên tưởng, đồng nghĩa, trái nghĩa

 C. Phép nhân hoá D. Phép nối

Câu 5: Câu nào sau đây không có khởi ngữ?

 A. Cá này rán thì ngon. B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.

 C. Nam Bắc hai miền ta có nhau. D. Tôi thì tôi chịu.

Câu 6: Câu văn: “Tôi nói như gắt vào máy” (Lê Minh Khuê) thuộc kiểu câu nào?

 A. Câu đặc biệt B. Câu đơn C. Câu rút gọn D. Câu ghép

Câu 7: Từ “chúng ta” trong câu: “Ngày mai chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự” đã bị người mời dùng sai. Chọn một trong các từ ngữ sau để thay thế?

 A. Chúng mình. B. Chúng em. C. Bọn mình. D. Bọn em.

 

doc 39 trang cucpham 3820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)

Bộ đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn (Có đáp án)
BỘ ĐỀ THI THỬ
TUYỂN SINH VÀO LỚP 1O THPT 
ĐỀ 1
PH ẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)
 Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A,B,C,D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài. 
Câu 1: Trong câu thơ “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi - Mà sao nghe nhói ở trong tim” (Viễn Phương); biện pháp tu từ nào đã được sử dụng?
 A. So sánh	 B. Ẩn dụ C. Nhân hoá. D. Hoán dụ
Câu 2: Trong tiếng Việt thành phần được dùng để bộc lộ tâm lý người nói là thành phần gì?
Thành phần tình thái.	 B. Thành phần cảm thán.
Thành phần gọi đáp.	 D.Thành phần phụ chú.
Câu 3: Phần in đậm trong câu văn sau là thành phần gì? "Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp"?
 A. Khởi ngữ B. Biệt lập tình thái C. Biệt lập cảm thán D. Biệt lập phụ chú. 
 Câu 4: Về hình thức, các câu văn trong đoạn văn không liên kết với nhau theo cách nào dưới đây?
 A. Phép lặp, phép thế	 B. Phép liên tưởng, đồng nghĩa, trái nghĩa
 C. Phép nhân hoá	 D. Phép nối
Câu 5: Câu nào sau đây không có khởi ngữ?
 A. Cá này rán thì ngon. B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.
 C. Nam Bắc hai miền ta có nhau. D. Tôi thì tôi chịu.
Câu 6: Câu văn: “Tôi nói như gắt vào máy” (Lê Minh Khuê) thuộc kiểu câu nào?
 A. Câu đặc biệt B. Câu đơn C. Câu rút gọn D. Câu ghép
Câu 7: Từ “chúng ta” trong câu: “Ngày mai chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự” đã bị người mời dùng sai. Chọn một trong các từ ngữ sau để thay thế?
 A. Chúng mình. B. Chúng em. C. Bọn mình. D. Bọn em.
Câu 8: Trong các từ Hán Việt sau: khai trường, khai giảng, tựu trường, nhập trường; từ nào không đồng nghĩa với các từ còn lại?
 A. Khai trường. B. Khai giảng. C. Tựu trường. D. Nhập trường.
PHẦN II: TỰ LUẬN (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau:
 “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”
 a. Cho biết tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm có chứa đoạn văn trên?
 b. Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Phẩm chất nào của nhân vật được thể hiện qua đoạn văn trên?
 c. Từ vấn đề mà đoạn văn nêu ra, em hãy dựng một đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm của con người.
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Hết –
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm.
Yêu cầu về nội dung, hình thức và phân bố điểm như sau:
Phần I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm)	
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
B
A
C
A
B
B
D
 Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm. Trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm.
Phần II: Trắc tự luận: (8,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1:
(3.0đ)
a. - Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi; 
 - Tác giả: Lê Minh Khuê;
 - Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.
(Mỗi ý đúng cho 0.25 điểm)
0.75đ
b. - Đoạn văn kể về diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” (Phương Định) trong một lần phá bom. 
 - Đoạn văn đã thể hiện phẩm chất gan dạ, dũng cảm của nhân vật “tôi” (Phương Định). Đó cũng là phẩm chất chung của những nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
0.5đ
c. Dựng đoạn văn:
- Giải thích: Dũng cảm là dám đối mặt vớ những khó khăn, nguy hiểm, thách thức trong cuộc sống và chiến đấu. Người dũng cảm là người luôn có tinh thần lạc quan và dám đối mặt với chính mình.
- Lập luận chứng minh:
+ Khẳng định: Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt rất cần thiết cho mỗi con người.
+ Lòng dũng cảm giúp ta có sức mạnh vượt qua những khó khăn, thử thách.
+ Lòng dũng cảm giúp ta bảo vệ người khác, xả thân vì người khác.
+ Trong chiến tranh lòng dũng cảm biến thành sức mạnh để mỗi con người sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ quốc. 
+ Khi đất nước có thiên tai, lòng dũng cảm giúp ta đương đầu với những tai ương đó. Lòng dũng cảm còn giúp con người chiến thắng được chính mình trước những cám dỗ, cạm bẫy của cuộc đời.
=> Dũng cảm với cái đúng, cái tốt chứ không phải dũng cảm để thể hiện mình.
- Phê phán: Những con người hèn nhát, không dám đương đầu với thử thách, không dám vượt qua chính mình, thấy gian khổ thì chùng bước, thấy nguy hiểm thì không dám hành động
- Nhận thức, hành động của bản thân: Là học sinh, mỗi chúng ta cần tích cực rèn luyện cho mình lòng dũng cảm để vượt qua những thử thách trong học tập, sẵn sàng xả thân giúp đỡ người khác, góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, công bằng, văn minh. 
1.75đ
0.25đ
1.0đ
0.25đ
0.25đ
Câu 2:
(5.0 đ)
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều; xuất xứ của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngững Bích”.
- Nêu ý kiến khái quát về đoạn thơ: 
0.5đ
* Thân bài:
- Khái quát chung: Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Sáu câu thơ kết của đoạn trích đã tái hiện lại thật sinh động bức tranh tâm trạng của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Đó là tâm trạng lo âu kinh sợ của nàng khi nghĩ về thân phận nổi lênh lưu lạc của mình.
- Phân tích: Tác giả đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để miêu tả tâm trạng của nàng Kiều. Mỗi biểu hiện của cảnh vật chiều tà bên bờ biển đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều.
 + Hình ảnh “cánh buồm thấp thoáng” diễn tả sự nhỏ nhoi, đơn độc giữa biển nước mênh mông trong ánh sáng le lói cuối cùng của mặt trời sắp tắt. Nàng Kiều với cái nhìn xa xăm xen vào đó là nỗi buồn nhớ gia đình quê hương da diết. Cũng như cánh buồm mù xa kia, không biết khi nào Kiều mới được trở về đoàn tụ, sum họp cùng gia đình. “Buồn trông cửa bể chiều hôm – Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”.
 + Những cánh hoa mỏng manh, tàn lui trôi man mác trên ngọn nước mới sa càng khiến nàng buồn hơn bởi cánh hoa mỏng manh đó như là thân phận lênh đênh vô định của nàng: “Buồn trông ngọn nước mới sa – Hoa trôi man mác biết là về đâu”.
 + Nội cỏ “rầu rầu”, “xanh xanh”- sắc xanh héo úa, mù mịt, nhat nhòa trải dài từ chân mâu đến mặt đất như gợi tả về sự lụi tàn của cuộc đời Kiều. Bao trùm tâm trạng của nàng là nỗi chán ngán vô vọng về một cuộc sống vô vọng tẻ nhạt không biết kéo dài đến bao giờ. “Buồn trông nội cỏ rầu rầu – Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”.
 + Cơn “gió cuốn mặt duềnh” như làm cho tiếng sóng bỗng nổi lên ầm ầm đang bủa vây quanh ghế Kiều ngồi. Âm thanh của tiếng sóng như tượng trưng cho nhưng phong ba bão táp đang ập xuống, nhân chìm cuộc đời nàng. Lúc này, Kiều không chỉ buồn mà còn lo sợ kinh hãi như rơi dần vào vực thẳm một cách bất lực.
 => Cảnh thiên nhiên chân thực nhưng cũng rất ảo bởi cảnh được tái hiện lại qua cái nhìn dầy tâm trạng của nàng Kiều theo qui luật “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” âm thanh của tiếng sóng ầm ầm trong câu thơ kết như là lời dự cảm của Nguyễn Du về dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều.
- Đánh giá:
 + Nghệ thuật:Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, không gian nghệ thuật phù hợp với việc diễn tả nội tâm nhân vật. Điệp từ buồn trông đầu các câu lục tạo âm hưởng trầm buồn đầy tâm trạng cho đoạn thơ. Cảnh vật được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động có tác dung diễn tả nỗi buồn từ man mác mông lung đến lo âu kinh sợ của Kiều.
 + Nội dung: Đoạn thơ đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du - đó là sự đồng cảm đối với thân phận người phụ nữ bị vùi dập, chà đạp.
- Liên hệ: Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ.
4.0đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
* Kết bài: Nhận định đánh giá chung về tâm trạng nhân vật, giá trị của đoạn trích.
0.5đ
Lưu ý: Học sinh có thể trình bày các cách khác nhau nhưng phải có kỹ năng làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ; biết phân tích từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từđể làm sáng tỏ nội dung. Khuyến khích những bài sáng tạo, có suy nghĩ sâu sắc, có cảm xúc. 
Lưu ý chung: 
- Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án, tránh hiện tượng chấm qua loa, đếm ý cho điểm hoặc chấm sót điểm của học sinh.
- Nếu mắc từ 5-10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trừ 0,25 điểm; trên 10 lỗi trừ 0,5 điểm. 
- Điểm của toàn bài để điểm lẻ tới 0,25 điểm.
Câu 1: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tai nạn giao thông của nước ta hiện nay?
- Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra. 
* Thực trạng:
+ Đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên cả nước, 33-34 người chết và bị thương trên 1 ngày.
+ Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
* Nguyên nhân:
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định ATGT (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng lòng đường...)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn cáo nhiều bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
* Hậu quả:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu qủa nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát đau thương cho người thân và xã hội.
* Hành động của bản thân:
+ Tham gia học tập luật giao thông ...  Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
	- Nhận thức của tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
b, Thân bài:
* Thực trạng giao thông ở nước ta hiện nay:
+ Đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên cả nước, 33-34 người chết và bị thương trên 1 ngày.
+ Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
* Hậu quả của vấn đề tai nạn giao thông:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu qủa nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát đau thương cho người thân và xã hội.
* Nguyên nhân của vấn đề:
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định ATGT (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng lòng đường...)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn cáo nhiều bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
* Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu TNGT:
+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường, lớp. ngoài ra bản thân mỗi người phải tìm hiểu nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo ATGT.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh về ATGT: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng, đõ đứng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng, phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông: Trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về ATGT để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo ATGT.
c, Kết bài: 
- ATGT là hạnh phú của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức...cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu, thực hiện những giả pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu TNGT.
5.0 điểm
0,5 điểm
4,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
Lưu ý:
 - Nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà hợp lý, thì vẫn được chấp nhận.
 - Nếu thí sinh có kỹ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh cơ bản thì giám khảo linh hoạt cho điểm hợp lý.
ĐỀ 11
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2.0 điểm)
	Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Trong số những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ?
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Chó treo mèo đậy
Tấc đất tấc vàng
Gan vàng dạ sắt
Câu 2: Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:
Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới.
Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ.
Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
Câu 3: Trong những câu sau đây câu nào không chứa khởi ngữ?
Điều này ông khổ tâm hết sức.
Giàu, tôi cũng giàu rồi.
 C. Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp.
 D. Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn hai mét kia mới một mình hơn cháu.
Câu 4: Trong những cụm từ sau đây cụm từ nào điền vào ô trống thích hợp?
	“ là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất của những người lính trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ mà vẻ vang của dân tộc.”
Tình cha con B. Tình đồng đội
C. Tình đồng chí D. Tình bạn bè
Câu 5: Trong đoạn trích sau, câu in đậm dùng để làm gì?
	“ Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?” (Nam Cao)
A. Dùng để hỏi
B. Dùng để phủ định
C. Dùng để bộc lộ cảm xúc
D. Dùng để yêu cầu, đề nghị.
Câu 6: Câu văn: “Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao.” (Lê Minh Khuê) có mấy động từ?
A. Một động từ B. Hai động từ
 C. Ba động từ D. Bốn động từ
Câu 7: Hãy chọn những nhóm từ có thể đứng trước danh từ để tạo thành cụm danh từ?
một, những, các, đã
một, hai, những, vài, mấy, các.
những, vài, sẽ, lại, mấy.
vài, mấy, quá, lắm.
Câu 8: Những dòng thơ sau đây, dòng thơ nào là ẩn dụ phẩm chất?
Người cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm. ( Minh Huệ)
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)
Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng. ( Thanh Hải)
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. ( Huy Cận )
PHẦN II: TỰ LUẬN (8.0 điểm)	
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu:
	“ Chàng theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
	Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát. Bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”
 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả của tác phẩm đó là ai? Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, những giá trị nội dung cơ bản của tác phẩm (không cần phân tích).
 2. Nhận xét về chi tiết cuối cùng này của tác phẩm, có ý kiến cho rằng: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo”. Hãy trình bày ý kiến của em trong một đoạn văn ngắn.
Câu 2 (5,0 điểm): Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
- Hết –
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Tổng điểm cho toàn bài thi 10 điểm
Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm như sau
	Phần I: Trắc nghiệm: (2.0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
D
D
C
C
D
B
A
Trả lời đúng mỗi câu cho 0.25 điểm. Trả lời sai, thừa thì không cho điểm.
Phần II: Tự luận: (8.0 điểm)
Câu
Yêu cầu
Điểm
Câu 1
(3.0 điểm)
1. Cần nêu được các ý sau:
- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương; Tác giả Nguyễn Dữ
- Tác phẩm ra đời vào thế kỉ XVI, nhà nước phong kiến suy yếu, các tập đoàn Lê- Trịnh-mạc tranh giành quyền biến gây ra chiến tranh loạn lạc..
- Xuất xứ: Chuyện người con gái Nam Xương thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.
Giá trị nội dung: Truyện có hai giá trị nội dung: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
+ Giá trị hiện thực: phản ánh xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền độc đoán chà đạp lên số phận người phụ nữ; phản ánh số phận oan khuất, bế tắc của con người qua số phận người phụ nữ; những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
+ Giá trị nhân đạo: Ca ngợi, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ; thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ; lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công.
2. Về nội dung cần đảm bảo các chi tiết sau:
+ Thái độ đánh giá của người viết về ý kiến: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo” là nhận xét đúng.
+ Kết thúc dù có hậu thể hiện khát vọng cuộc sống vĩnh hằng. vũ Nương đã được sống một cuộc sống khác đẹp đẽ, giàu sangphần nào xoa dịu nỗi đau trong lòng người đọc
+ Tuy nhiên đây vẫn là kết thúc có tinh bi kịch. Bởi lẽ sự trở về của Vũ Nương chỉ là giây lát, ảo ảnh nhanh chóng tan biến đi. Hạnh phúc gia đình Vũ Nương không thể hàn gắn. Đó là bi kịch
- Về hình thức: Trình bày ý kiến trong một đoạn văn vừa phải. Diễn đạt phải mạch lạc, chặt chẽ.
1.5đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.75 đ
1.5đ
0.25 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.25 đ
Câu 2
(5.0 điểm)
1/ Mở bài: - Giới thiệu câu tục ngữ và tư tưởng chung của câu tục ngữ.
2/ Thân bài:
- Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu tục ngữ:
+Uống nước hưởng thụ thành quả về vật chất và tinh thần.
+ Nguồn: Nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Bao gồm cả con người, lịch sử và truyền thống.
+ Nhớ nguồn là lòng biết ơn, tri ân người làm ra thành quả đó.
- Nhận định đánh giá câu tục ngữ:
+ Khẳng định lời khuyên mà câu tục ngữ đã nêu lên là hoàn toàn đúng (học sinh phải lấy được dẫn chứng trong thực tế để chứng minh tính chất đúng đắn của câu tục ngữ.)
 Câu tục ngữ là lời khuyên, lời nhắc nhở con người phải sống nghĩa tình:
+ Ngày nay câu tục ngữ còn có nhiều lớp nghĩa: Không quên tổ tiên nòi giống, không quên những người đã chiến đấu hy sinh để bảo vệ tổ quốc, không quên những người đã dạy dỗ mình.
+ Một đất nước, xã hội, gia đình giữ được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp. Người biết đạo lí “uống nước nhớ nguồn” là người có phẩm chất tốt đẹp.
+ Phê phán những kể sống vô ơn bội nghĩa, không biết đến công ơn của những người đi trước.
 Bài học nhận thức đến hành động:
+ Nhớ nguồn không chỉ biết ơn, giữ gìn bảo về thành quả đã có mà bản thân mỗi người phải có trách nhiệm phát huy thành quả, làm cho thành quả ngày một sinh sôi, nảy nở để cho thế hệ sau tiếp tục thừa hưởng.
+ Tuổi trẻ hôm nay không ngừng rèn luyện tu dưỡng tài, đức để xứng đáng với truyền thống cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
3/ Kết bài:
- Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua câu tục ngữ.
- Liên hệ bản thân
0.25đ
1.0 đ
3.0 đ
0.5 đ
0.25 đ
Lưu ý: - Điểm toàn bài :10/10. Người chấm căn cứ năng lực trình bày, sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt và mức độ am hiểu kiến thức của học sinh ở từng ý, từng câu để đặt điểm cho phù hợp. Có thể cho điểm lẻ ở mức 0.25 điểm, cộng điểm toàn bài giữ nguyên phần thập phân ở mức 0.25 điểm. 
- Trừ từ 0.25 điểm đến 0.5 điểm những bài mắc từ 5 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt... trở lên. 

File đính kèm:

  • docbo_de_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_co_dap_an.doc