Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1

ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”

 (Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2: Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn

Câu 3: Tìm các cụm C-V làm thành phần chính trong những câu im đậm.

Câu 4: Câu “Hằng năm cứ vào mùa thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” gợi cho em cảm xúc gì?

Câu 5: Từ ngữ liệu trên, hãy viết bài văn kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của bản thân em.

 

doc 60 trang cucpham 1140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1
ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN 8 HỌC KÌ I
STT
TÊN VĂN BẢN
SỐ ĐỀ
TRANG
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Tôi đi học
Trong lòng mẹ*
Tức nước vỡ bờ*
Lão Hạc
Cô bé bán diêm
Đánh nhau với cối xay gió
Chiếc lá cuối cùng
Chiếc lá cuối cùng
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000*
Ôn dịch, thuốc lá
Bài toán dân số
Đập đá ở Côn Lôn
Ông đồ
1. TÔI ĐI HỌC
ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”
 (Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? 
Câu 2: Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn
Câu 3: Tìm các cụm C-V làm thành phần chính trong những câu im đậm.
Câu 4: Câu “Hằng năm cứ vào mùa thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” gợi cho em cảm xúc gì?
Câu 5: Từ ngữ liệu trên, hãy viết bài văn kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của bản thân em.
GỢI Ý
Câu
Nội dung
1
Đoạn văn trích trong văn bản Tôi đi học
Tác giả Thanh Tịnh
2
 Các PTBĐ được sử dụng trong đoạn văn là: Tự sự, miêu tả và biểu cảm
3
Các cụm C-V làm thành phần chính trong những câu in đậm là:
+ Tôi (CN)/ quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. (VN)
+ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi (CN)/âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.(VN)
+ Cảnh vật chung quanh tôi (CN1)/ đều thay đổi (VN1), vì chính lòng tôi (CN2)/ đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. (VN2)”
4
Câu “Hằng năm cứ vào mùa thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” gợi trong lòng em cảm xúc mơn man, náo nức về ngày đầu tiên đi học, một kỉ niềm không bao giờ em quên trong suốt cuộc đời.
5
Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu ngày đầu tiên đi học và ấn tượng của em về ngày đầu tiên ấy
“Cuộc đời con người không ít lần trải qua những sự kiện trọng đại. Nhưng chắc chắn dù có trưởng thành bao nhiêu, trải qua nhiều sự kiện lớn lao thế nào thì hẳn người ta cũng không bao giờ quên được những kỉ niệm lần đầu tiên đến lớp.”
Thân bài
Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học lớp 1 theo trình tự thời gian
Buổi tối trước ngày đi học đầu tiên
Bố mẹ cùng em sửa soạn lại đồ đạc: dụng cụ học tập, quần áo đồng phục.
 Em cứ đứng trước gương, ngắm ngía lại bộ đồng phục, vừa háo hức, vừa bồn chồn lo lắng.
 Em đi ngủ sớm, nhưng nằm mãi mà không thể nào ngủ được.
Trong lòng gợn lên bao nhiêu suy nghĩ “Các bạn có thân thiện không?”, “Cô giáo có hiền không?”, “Liệu mình có làm tốt ở trường không?”
 Mẹ ôm em vào lòng dỗ dành, thủ thỉ kể cho em nghe về ngày đầu tiên đi học của mẹ. Cái thời mà đời sống vật chất còn thiếu thốn, đồ dùng toàn dùng lại của anh chị nhưng ai cũng thấy rất vui và ý thức được rằng mình phải phấn đấu học hành chăm chỉ để không phụ công ơn dưỡng dục của cha mẹ.
 Một lúc sau, em ngủ thiếp đi và chìm trong những giấc mơ đẹp.
Buổi sáng đầu tiên đi học
Mẹ đèo em đi đến trường.
 Hôm đó là một ngày mùa thu đẹp trời.
Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. Những đám mây trắng xốp lững lờ trôi.
Nắng tinh khôi, nhảy nhót trên những vòm lá xanh còn ướt đẫm sương đêm.
Gió heo mây hây hẩy thổi làm tâm hồn cũng bớt xáo động.
 Vài chú chim chuyền cành, hót líu lo.
 Lá vàng rụng đầy cả một góc phố.
 Hai bên đường, các anh chị học sinh đi lại tấp nập. Gương mặt ai cũng vui cười rạng rỡ vì được gặp lại thầy cô, bạn bè, mái trường mến yêu.
 Con đường này tuy đã đi nhiều lần nhưng lần này lại thấy khác vì em đã là học sinh lớp một.
Khi đến trường
 Sân trường đông vui nhộn nhịp.
 Các anh chị lớn đang vui đùa. Cô giáo trong tà áo dài thướt tha đang đi trên sân trường
 Các bạn mới nhập học giống em thì rụt rè, e sợ. Họ sớm chia tay ba mẹ để bước vào buổi học đầu tiên.
 Tiếng trống chào cờ vang lên giòn giã. Sau đó học sinh xếp hàng vào lớp.
Nhận lớp mới, em nhận ra những gương mặt quen thuộc, những người bạn học cùng em lớp mẫu giáo.
 Cô giáo rất xinh và hiền. Em cũng nhanh chóng kết thân với một vài người bạn mới.
 Ra về, mẹ đón em ở cổng trường, hôn lên má em âu yếm
III. Kết bài	
Phát biểu cảm nghĩ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học: Rồi mai đây, em sẽ lớn khôn, trưởng thành, nhưng những kỉ niệm về “ngày đầu tiên đi học, mẹ cô cùng vỗ về” sẽ mãi đọng lại trong sâu thẳm trái tim em, bởi đó là dấu mốc, là nơi bắt đầu chắp cánh cho những khát khao, mơ ước dài rộng của cuộc đời em sau này...
ĐỀ 2: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”
 (Tôi đi học, Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 1: Xác định thể loại văn bản.
Câu 2: Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn?
Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
Câu 4: Chỉ ra nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 5. Đoạn trích trên gợi em liên tưởng tới văn bản nào đã được học trong chương trình Ngữ Văn THCS. Hãy cho biết điểm giống nhau của các văn bản đó.
GỢI Ý: 
1. - Thể loại: Truyện ngắn
2. Các PTBĐ được sử dụng trong đoạn văn là: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
3. BPTT :
+ So sánh cảm giác trong sáng trong ngày đầu đi học " như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".
+  nhân hóa : cành hoa tươi mỉm cười (dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ cho vật)
*Tác dụng: Phép tu từ so sánh, nhân hoá: “như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” thế hiện thái độ ngỡ ngàng, choáng ngợp trước cuộc đời rộng lớn... Tuổi thơ bỡ ngỡ, rụt rè thuở nào vẫn còn vẹn nguyên trở về trong nỗi nhớ của tác giả.
4. Nội dung: Tâm trạng náo nức của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường ngày đầu tiên.
5. Đoạn trích trên gợi liên tưởng tới: Cổng trường mở ra của Lí Lan, Hai cây phong/ Người thầy đầu tiên ( Ai- ma- top) / Trường học/ Những tấm lòng cao cả- Ét- môn- đô- đơ A-mi-xi)
*Điểm giống nhau: Ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đi học trong mỗi người, vai trò của nhà trường, của người thầy đối với mỗi người.
ĐỀ 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
 “Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật.
Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.
Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.
Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:
Bài tập viết : Tôi đi học !”
Câu 1 :  Tìm những tính từ miêu tả cảnh vật và con người có trong đoạn trích trên.
Câu 2: Hãy chi ra trường từ vựng chính được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 3: Giải nghĩa cụm từ “kỷ niệm cũ”, “cảnh thật” ở đoạn trích trên.
Câu 4: Theo tác giả, buổi học đâu tiên có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân mỗi  con người?
Câu 5: Viết đoạn văn trình bày đặc sắc nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được.
GỢI Ý
Câu 1: Những tính từ miêu tả cảnh vật và con người có trong đoạn trích trên: lạ,  hay hay, xa lạ, quyến luyến, bất ngờ, rụt rè, thèm thuồng.
Câu 2: Trường từ vựng chính được sử dụng trong đoạn trích trên: trường học.
Câu 3: Học sinh giải nghĩa các từ dựa trên văn cảnh của văn bản.
“Ki niệm cũ” được nhắc đến là kỉ niệm về những buổi rong chơi thời còn chưa đi học. “Cảnh thật” là việc tác giả tái hiện lại ở trên lớp học, nơi có thầy giáo và các bạn mới quen.
Câu 4: Đối với câu hỏi này, học sinh cần dựa vào nội dung của văn bản đưa ra để trình bày cảm nhận của mình, diễn đạt lại theo ý hiểu của bản thân về ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học. Việc cảm nhận vừa mang tính khách quan là những điều mà tác giả kê’ lại, vừa mang tính chủ quan là những tình cảm, cảm xúc thực tế của học sinh.
Câu 5: 
Mở đoạn: Văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Thanh Tịnh đã thành công trong việc chinh phục độc giả trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật
Thân đoạn: Trình bày giá trị nội dung:
*Giá trị nội dung
-Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ tron ... tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.”. 
4. HS nêu một số tác hại khác của bao bì ni lông như:
 - Gây mất mĩ quan ở các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bãi biển
 - Gây ô nhiễm môi trường (rác thải ni lông vứt bừa bãi, khó phân hủy là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn)
 HS chỉ cần nêu một đáp án đúng 
5. Yêu cầu:
- Hình thức: HS viết từ 5-7 câu văn. 
- Nội dung: HS nêu được một số giải pháp để hạn chế sử dụng bao bì ni lông như:
	+ Tuyên truyền để mọi người cùng biết về tác hại của bao bì ni lông.
	+ Không sử dụng khi không cần thiết.
	+ Giặt sạch, phơi khô bao bì ni lông để dùng lại.
 + Dùng túi giấy, lá thay cho bao bì ni lông.
 + Mang làn hoặc giỏ đựng đồ khi đi chợ.
ĐỀ 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
 (Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1. Hãy cho biết Ngày Trái Đất là ngày nào? Được khởi xướng năm nào?
Câu 2. Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 3. Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó
Câu 4. Nêu nội dung của đoạn văn trên.
Câu 5. Theo em, nguyên nhân cơ bản nào làm cho việc sử dụng bao bì ni lông gây hại đối với môi trường?
Câu 6. Em rút ra được điều gìqua văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000?
Câu 7. Môi trường sống có vai trò rất quan trọng đối với sự sống con người. Vậy cần phải làm gì để môi trường sống luôn xanh, sạch? Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn.
GỢI Ý:
1
- Ngày 22/4 là ngày Trái Đất
- Được khởi xướng năm 1970.
2
- Kiểu văn bản nhật dụng
- PTBĐ: Nghị luận
3
Trường từ vựng về bệnh lí: ung thư phổi, ngộ độc, ngất, khó thở, nôn ra máu, dị tật bẩm sinh
4
Nội dung: Tác hại của bao bì nilon tới môi trường và sức khỏe con người
5
Theo em nguyên nhân cơ bản làm cho việc sử dụng bao bì ni lông gây hại đối với môi trường chính là do ý thức của con người .( sử dụng chỉ một lần) 
6
Văn bản: “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”: đã cho em hiểu về tác hại ghê gớm của bao bì ni lông và vai trò của môi trường đối với con người. Từ đó, thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông; tuyên truyền cho người thân và bạn bè nhận thức về tác hại của bao bì ni lông...
7
 Con người khi tồn tại trên Trái đất này cần có rất nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là môi trường, do vậy cần phải làm gì để môi trường luôn xanh, sạch, đẹp là câu hỏi mà mỗi chúng ta ai cũng tự nên đặt cho mình. Môi trường bao gồm nhiều yếu tố như rừng, đất, nước , không khí, liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Bảo vệ môi trường chính là ý thức về sự quan trọng của những yếu tố ấy để có những hành động thiết thực không làm hại đến môi trường sống. Môi trường có ý nghĩa thực sự to lớn (không có rừng, cây xanh thì con người sẽ không có oxi- sự sống sẽ không tồn tại. Không có nước hay con người cũng sẽ chết dần vì khát. Không có không khí con người không thể hô hấp duy trì sự sống) vậy mà hiện nay, tất cả các yếu tố đó đều bị ô nhiễm mà nguyên nhân chính là do con người. Đối với rừng và cây xanh, nhiều người đã phá rừng đốn củi, đốt rừng làm nương vụ lợi cho bản thân Môi trường nước nhiễm bẩn là do ý thức kém của người dân, thải nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp bừa bãi ra sông hồ ao ngòi Không khí ô nhiễm do khí thải của xe máy, ô tô, khí thải công nghiệp  Các tác nhân ấy đang làm mất dần đi sự trong sạch của môi trường sống. Quay trở lại câu hỏi đầu bài, việc chúng ta cần làm thiết nghĩ chính là phải có biện pháp để khắc phục, ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường. Trước hết, bản thân mỗi người cần tự giác ý thức được tác hại to lớn khi môi trường sống bị ô nhiễm để từ đó có hành động cụ thể như khai thác rừng hợp lí, phủ xanh đồi trọc, trồng cây gây rừng, trồng nhiều cây xanh ở những nơi giao thông đông đúc để chắn bụi, không xả nước thải khi chưa qua xử lí ra môi trường, tuyên truyền để mọi người chung tay giữ gìn một môi trường sống xanh, sạch, đẹp vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 
10.ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
ĐỀ 1: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
(Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1. Bài thơ trích trong văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 3. Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào ? (Không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)
Câu 4: Bài thơ có 2 lớp nghĩa? Hai lớp nghĩa đó là gì?
Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.
Câu 6: Nêu ý nghĩa của bài thơ.
Câu 7: Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này. 
Câu 8: Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ trên.
GỢI Ý:
1
- Đập đá ở Côn Lôn
- Phan Châu Trinh
2
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo (1908-1910)
3
Trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt của thực dân Pháp, người tù buộc phải làm công việc lao động khổ sai hết sức cực nhọc, không ít người đã kiệt sức và gục ngã  
4
Nghĩa thực và nghĩa tượng trưng
+ Nghĩa thực: Công việc đập đá khổ cực, gian khó, đó là cách thực dân Pháp đày ải, hành hạ người tù cách mạng
 + Nghĩa tượng trưng: Nổi bật lên tư thế hiên ngang, tinh thần ngang tàng của chí sĩ yêu nước.
5
Biện pháp tu từ: Nói quá (làm lở núi non - Xách búa đánh tan năm bảy đống, đập bể mấy trăm hòn)
Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh con người không hề nhỏ bé mà sánh ngang tầm vũ trụ, ngạo nghễ và phi thường
6
Nêu ý nghĩa của bài thơ: Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ giúp ta cảm nhận được hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng, đổi chí.
7
3 bài thơ, 3 tác giả: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu; Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà, Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải.
8
Mở đoạn: Bốn câu thơ đầu trong bài Đập đá ở Côn Lôn đã làm nổi bật khí phách và uy dũng của người chiến sĩ
Thân đoạn: 
- Tư thế: Làm trai đứng giữa đất Côn Luân: thế lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, vượt ra khỏi sự tù hãm của hoàn cảnh => Đằng sau hai chữ “làm trai” là quan niệm nhân sinh mang tính truyền thống của nho giáo
- Làm cho lở núi non: sức mạnh phi thường làm thay đổi cục diện, tình thế
 “Xách búa đánh tan năm bảy đống- Ra tay đập bể mấy trăm hòn”: Công việc đập đá được thể hiện bằng nghệ thuật khoa trương
   + Xách búa, đánh tan, năm bảy đống: không quản khó khăn, cực nhọc
   + Ra tay, đập bể, mấy trăm hòn: chiến công kì tích của đấng trượng phu anh hùng
Người đập đá xuất hiện trong khí thế lẫy lừng, kết quả thì phi thường
Giọng điệu hùng tráng, bút pháp khoa trương, động từ mạnh, miêu tả- biểu cảm => Con không nhỏ bé mà người lại mang tầm vóc vũ trụ, ngạo nghễ phi thường, qua đó cũng thể hiện tư chất hiên ngang, lẫm liệt, không chịu khuất phụca
ÔNG ĐỒ
ĐỀ 1: Cho đoạn thơ sau:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
(Trích Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo Dục)
1. Nêu tên tác phẩm, tác giả (0.5 điểm).
2. Từ “thảo” trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa nào?(0.5 điểm).
3. Tóm tắt nội dung đoạn thơ bằng một câu (0.5 điểm).
4. Trong đoạn thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ gì ? Nêu ngắn gọn tác dụng (0.5 điểm).
5. Cho câu chủ đề sau: “Đoạn thơ là hình ảnh ông đồ những ngày huy hoàng, đắc ý”. Con hãy viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch khoảng 7 – 9 câu làm sáng tỏ câu chủ đề trên.
Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một tình thái từ hoặc trợ từ hoặc thán từ ? (Gạch chân, chỉ rõ câu ghép và từ loại đã sử dụng, đánh số câu trong đoạn văn).
GỢI Ý: 
1. Đoạn trích thuộc bài thơ “Ông đồ” , tác giả : Vũ Đình Liên
2. Từ “thảo”: nét nọ liền nét kia, thường có bỏ đi một số nét => trong bài thơ nghĩa là viết theo, viết nhanh, ý chỉ hành động viết điêu luyện, nghệ thuật.
3. Đoạn thơ ca ngợi, trân trọng tài năng của ông đồ trong nghệ thuật viết chữ.
4. Biện pháp tu từ So sánh – làm nổi bật tài năng viết chữ của ông đồ: chữ viết đẹp, mềm mại, phóng khoáng, có hồn => Ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.
5. Viết đoạn văn:
- Hình thức: (0.75 đ)
+ Đủ số câu (khoảng 7 – 9 câu), đúng cấu trúc diễn dịch (0.25 đ)
+ Gạch chân và chỉ rõ 1 câu ghép, 1 thán từ hoặc trợ từ, tình thái từ. (0.5 đ)
- Nội dung: (1.25) làm sáng tỏ câu chủ đề HS sử dụng câu chủ đề và triển khai theo nội dung đã được trình bày trong đoạn thơ. (Chú ý sử dụng ít nhất 1 câu ghép, 1 thán từ hoặc trợ từ, tình thái từ. )
+ Ông đồ là trung tâm của không gian ngày Tết nơi phố phường “Bao nhiêu ...”
+ Ông được mọi người ngưỡng mộ, tôn vinh.
+ Ông được trổ tài trong sự thăng hoa, trong niềm vui của người được bảo tồn một mĩ tục.
+ Nghệ thuật so sánh đẹp, giàu giá trị tạo hình => Gợi tả nét chữ mềm mại, phóng khoáng, có hồn => Ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.

File đính kèm:

  • docbo_de_doc_hieu_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc