Bộ 40 đề đọc hiểu và nghị luận xã hội dành cho học sinh giỏi

I. Phần đọc hiểu (4 điểm)

 Đọc đoạn trích sau:

 Bạn sẽ làm gì giúp xây dựng một thế giới mới tốt đẹp hơn? Đừng kết tội các nhà chính trị. Đừng kết tội những người xung quanh bạn. Đừng kết tội cha mẹ bạn hoặc môi trường xung quanh. Làm như vậy nghĩa là bạn đang đóng vai trò một nạn nhân. Nhưng thế giới này có quá nhiều người đóng vai ấy trong khi lẽ ra họ vẫn góp công góp sức, tài năng của mình và tạo ra khác biệt to lớn. Mẹ Teresa nói một câu mà mà tôi chưa thấy người nào nói hay hơn: “Nếu mỗi người chúng ta chỉ cần quét sạch trước cửa nhà mình thì thế giới sẽ trở nên sạch sẽ”.

 Kết tội người khác là tự bào chữa cho mình. Tự nhủ rằng mình- một thành phần của xã hội- không thể gây ảnh hưởng gì đồng nghĩa với việc chối bỏ quyền lực của bản thân. Sau trận bão lịch sử, có hai em sinh viên đại học đóng góp sức mình để dọn dẹp và sửa chữa một xe búyt đưa rước học sinh, rồi lái xe đến khu vực bị tàn phá nơi mà ai cũng bảo rằng không thể đi qua được. Một người đàn ông nhỏ bé tên Mahatma Gandhi đã giải phóng toàn bộ một quốc gia. Một phụ nữ có tên là Rosa Parks đã thắp sáng phong trào đấu tranh đòi quyền công dân khi từ chối ngồi hàng ghế cuối trên xe búyt. Những con người bình thường thực sự vẫn có thể làm những điều phi thường. Tôi thích câu nói của Anita Roddick, nhà văn sáng lập Body shop: “Nếu bạn nghĩ rằng mình quá nhỏ bé để đến nỗi không thể gây ảnh hưởng gì, cứ thử đi ngủ ngay lúc có con muỗi ở trong phòng mà xem”.

 Điều gì bạn không thích về cuộc sống, về nơi mình đang làm việc, hoặc về đất nước mình đang sống? Hãy lập danh sách. Viết nó ra. Đọc lớn lên. Rồi hãy thực hiện diều gì đó để cải thiện nó. Bất kể điều gì, dù nhỏ hay lớn. cứ việc bắt tay thực hiện. Khi bạn thể hện quyền lựa chọn của mình, quyền đó sẽ lớn mạnh thêm. Và khi làm việc trong môi trường mà tầm ảnh hưởng của bạn khiến nó tốt đẹp lên, tầm ảnh hưởng đó sẽ lan xa. Vậy hãy thực thi tốt phần việc của mình. Hôm nay. Ngay bây giờ. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn vì điều đó.

 (Trích “Điều vĩ đại đời thường, Robin Sharma. NXB trẻ)

 Thực hiện yêu cầu.

Câu 1 (1 điểm): Chỉ ra đặc điểm của kiểu người “đóng vai trò một nạn nhân” được nêu trong đoạn trích.

Câu 2(1 điểm): Vì sao tác giả cho rằng những người “đóng vai trò một nạn nhân” đang chối bỏ quyền lực của bản thân mình?

Câu 3 (1 điểm): Việc trích dẫn câu nói của Mẹ Teresa và Anita Roddick trong đoạn trích có tác dụng gì?

Câu 4 (1 điểm): Em có cho rằng: Nếu muốn, con người có thể tự mình thoát khỏi tình trạng “đóng vai trò một nạn nhân” và “thực thi tốt phần việc của mình” không? Vì sao?

 

doc 109 trang cucpham 01/08/2022 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 40 đề đọc hiểu và nghị luận xã hội dành cho học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 40 đề đọc hiểu và nghị luận xã hội dành cho học sinh giỏi

Bộ 40 đề đọc hiểu và nghị luận xã hội dành cho học sinh giỏi
BỘ 40 ĐỀ ĐỌC HIỂU VÀ NLXH 
Đề 1
 I. Phần đọc hiểu (4 điểm)
 Đọc đoạn trích sau:
 Bạn sẽ làm gì giúp xây dựng một thế giới mới tốt đẹp hơn? Đừng kết tội các nhà chính trị. Đừng kết tội những người xung quanh bạn. Đừng kết tội cha mẹ bạn hoặc môi trường xung quanh. Làm như vậy nghĩa là bạn đang đóng vai trò một nạn nhân. Nhưng thế giới này có quá nhiều người đóng vai ấy trong khi lẽ ra họ vẫn góp công góp sức, tài năng của mình và tạo ra khác biệt to lớn. Mẹ Teresa nói một câu mà mà tôi chưa thấy người nào nói hay hơn: “Nếu mỗi người chúng ta chỉ cần quét sạch trước cửa nhà mình thì thế giới sẽ trở nên sạch sẽ”.
 Kết tội người khác là tự bào chữa cho mình. Tự nhủ rằng mình- một thành phần của xã hội- không thể gây ảnh hưởng gì đồng nghĩa với việc chối bỏ quyền lực của bản thân. Sau trận bão lịch sử, có hai em sinh viên đại học đóng góp sức mình để dọn dẹp và sửa chữa một xe búyt đưa rước học sinh, rồi lái xe đến khu vực bị tàn phá nơi mà ai cũng bảo rằng không thể đi qua được. Một người đàn ông nhỏ bé tên Mahatma Gandhi đã giải phóng toàn bộ một quốc gia. Một phụ nữ có tên là Rosa Parks đã thắp sáng phong trào đấu tranh đòi quyền công dân khi từ chối ngồi hàng ghế cuối trên xe búyt. Những con người bình thường thực sự vẫn có thể làm những điều phi thường. Tôi thích câu nói của Anita Roddick, nhà văn sáng lập Body shop: “Nếu bạn nghĩ rằng mình quá nhỏ bé để đến nỗi không thể gây ảnh hưởng gì, cứ thử đi ngủ ngay lúc có con muỗi ở trong phòng mà xem”.
 Điều gì bạn không thích về cuộc sống, về nơi mình đang làm việc, hoặc về đất nước mình đang sống? Hãy lập danh sách. Viết nó ra. Đọc lớn lên. Rồi hãy thực hiện diều gì đó để cải thiện nó. Bất kể điều gì, dù nhỏ hay lớn. cứ việc bắt tay thực hiện. Khi bạn thể hện quyền lựa chọn của mình, quyền đó sẽ lớn mạnh thêm. Và khi làm việc trong môi trường mà tầm ảnh hưởng của bạn khiến nó tốt đẹp lên, tầm ảnh hưởng đó sẽ lan xa. Vậy hãy thực thi tốt phần việc của mình. Hôm nay. Ngay bây giờ. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn vì điều đó.
 (Trích “Điều vĩ đại đời thường, Robin Sharma. NXB trẻ)
 Thực hiện yêu cầu.
Câu 1 (1 điểm): Chỉ ra đặc điểm của kiểu người “đóng vai trò một nạn nhân” được nêu trong đoạn trích.
Câu 2(1 điểm): Vì sao tác giả cho rằng những người “đóng vai trò một nạn nhân” đang chối bỏ quyền lực của bản thân mình?
Câu 3 (1 điểm): Việc trích dẫn câu nói của Mẹ Teresa và Anita Roddick trong đoạn trích có tác dụng gì?
Câu 4 (1 điểm): Em có cho rằng: Nếu muốn, con người có thể tự mình thoát khỏi tình trạng “đóng vai trò một nạn nhân” và “thực thi tốt phần việc của mình” không? Vì sao?
 II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1( 6 điểm)
 Từ nội dung trong đoạn trích phần Đọc hiểu, Em hãy viết một đoạn văn nghị luận với chủ đề: Chúng ta chính là sự thay đổi mà chúng ta đang tìm kiếm.
Câu 2(10 điểm)
 Nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng: “Người đọc tìm đến với thơ không phải chỉ hỏi lí tưởng mà hỏi cách cảm xúc, cách thương, cách nhớ, cách giận, cách ghét”
 (Dẫn theo “Thơ với người đọc trong quan niệm của Chế Lan viên”, 
 Trần Hoài Anh.
 Theo em, người đọc có thể hỏi những điều gì khi tìm đến với “ Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải)? Từ đó, em hãy chia sẻ nguyện vọng của riêng mình khi tìm đến với thơ ca.
 Đáp án
 I. Phần Đọc hiểu(4 điểm)
Câu 1(1 điểm): Đặc điểm của “người đóng vai trò một nạn nhân”
Thường xuyên kết tội người khác và đổ lỗi cho môi trường xung quanh.
Không muốn đóng góp công sức và tài năng của mình để tạo ra sự khác biệt và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Câu 2(1 điểm):Tác giả cho rằng người “đóng vai trò một nạn nhân” đang chối bỏ quyền lực của bản thân mình vì:
Họ nghĩ mình nhỏ bé, không có khả năng gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Họ từ chối hành động để thay đổi và cải tạo thế giới.
Câu 3(1 điểm) Việc trích dẫn câu nói của Mẹ Teresa và Anita Roddick trong đoạn trích có tác dụng.
Làm sáng tỏ và nhấn mạnh chủ đề của đoạn trích: những sự việc, con người nhỏ bé đều có thể ảnh hưởng và làn thay đổi đến những người xung quanh.
Làm cho lập luận thuyết phục và hấp dẫn hơn.
Câu 4.(1 điểm)
Hs nêu rõ quan điểm của bản thân theo một trong các hướng sau: đồng tình/ không đồng tình/ y kiến khác.
Lí giải: 
+ Nếu đồng tình có thể lí giải theo hướng: Khi mong muốn thay đổi nghĩa là con người y thức được vai trò và trách nhiệm của mình; con người đủ khả năng tự mình tìm ra cách ứng xử và hành động để thay đổi chính mình và thay đổi thế giới
+ Nếu không đồng tình, có thể lí giải theo hướng: mong muốn chủ quan không phải lúc nào cũng có thể biến thành hành động thực tiễn; nếu chỉ dựa vào mong muốn, con người khó có thể tự mình thay đổi; con người cần đến sự định hướng , hỗ trợ từ những người xung quanh.
II. Phần Tập làm văn( 16 điểm)
Câu 1 (6 điểm)
Yêu cầu về kiến thức.
Xác định đúng vấn đề nghị luận: cần thay đổi chính bản thân mình.
Có thể trình bày theo hướng sau:
+ Mỗi người là chủ nhân của cuộc đời mình, là “người làm vườn” của tâm hồn mình nên sự thay đổi bản thân bắt nguồn từ bên trong của mỗi cá nhân: thay đổi cách nhìn, cách cảm, cách tư duytừ đó thay đổi cách ứng xử, hành động, cách làm việc.
+ Con người không chỉ thay đổi bản thân để thích nghi, phát triển mà còn thay đổi thế giới xung quanh.
+ Con người vừa là chủ thể tạo ra sự thay đổi vừa là đối tượng đón nhận kết quả của sự thay đổi.
 Câu 2. (10 điểm)
 a. Giải thích y kiến(2 điểm)
a1. Nội dung nhận định (1 điểm)
 + “hỏi”: tìm hiểu, nắm bắt, cảm nhận
 + “Hỏi lí tưởng” tìm hiểu nội dung y nghĩa của bài thơ/ quan điểm tư tưởng, triết lí của nhà thơ.
 + “hỏi cách cảm xúc, cách thương, cách nhớ, cách giận, cách ghét” chia sẻ, giao cảm, sống cùng các cung bậc cảm xúc của nhà thơ.
Chế Lan Viên khẳng định người đọc đến với thơ không phải là để nắm bắt nội dung tư tưởng của tác phẩm mà để rung động, đồng cảm, sẻ chia cùng nhà thơ.
a2. Cơ sở của nhận định: xuất phát từ đặc trưng thơ.
Thơ là tiếng nói của tình cảm, thơ lay động thức tỉnh con người bằng sự chân thành, nồng cháy, mãnh liệt của cảm xúc. Vì vậy người đọc tìm đến với thơ không chỉ để “hỏi lí tưởng”, để hiểu những thông điệp mà nhà thơ gửi gắm.
Thơ bắt nguồn từ những rung động của nhà thơ trước cuộc đời nhưng tình cảm trong thơ không chỉ là những cảm xúc cá nhân mà còn mang tính nhân loại, phổ quát; có khả năng tạo ra sự đồng cảm, giao cảm . Vì vậy “thơ là nghệ thuật sẻ chiavowis con người” Người đọc tìm đến với thơ để hỏi cách cảm xúc, cách thương, cách nhớ, cách giận, cách ghét” để đánh thức những cảm xúc của lòng mình.
b. Chứng minh, bình luận
b1. Người đọc đến với “Mùa xuân nho nhỏ” để hỏi lí tưởng.
Người đọc đến với “Mùa xuân nho nhỏ” cần hiểu nội dung tư tưởng của tác phẩm: bài thơ thể hiện tình yêu với thiên nhiên với cuộc sống, sự gắn bó với đất nước, nhân dân và khát vọng hòa nhập dâng hiến cho cuộc đời chung của nhân vật trữ tình.
“Hỏi lí tưởng” hiểu nội dung tư tưởng của tác phẩm không phải là mục đích chủ yếu của người đọc khi tìm đến với thơ. Nếu đọc thơ chỉ để “hỏi lí tưởng” thì thơ sẽ thành bài giáo huấn về đạo đức, lẽ sống mất đi bản chất thẩm mĩ của thơ ca.
b2. Người đọc tìm đến với “Mùa xuân nho nhỏ” để “hỏi cách cảm xúc”
Người đọc lắng nghe những cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên(Phân tích đoạn 1) để cảm nhận cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng của thiên nhiên, cuộc sống.
Người đọc sống cùng những cảm xúc xao xuyến, rạo rực của nhà thơ trước mùa xuân đất nước (phân tích đoạn 2) để cảm nhận niềm tin yêu của nhà thơ trước sức sống đồi dào mãnh liệt của đất nước, của nhân dân.
Người đọc hòa điệu cùng ước nguyện chân thành, cảm động của nhà thơ, muốn góp một mùa xuân nho nhỏ” của đời mình vào mùa xuân lớn của dân tộc (Phân tích đoạn 3)
à Hỏi cách cảm xúc’’, nghe thấy âm vang tâm hồn nhà thơ bên trong câu chữ, thấy được tư tưởng, tình cảm của nhà thơ hiện lên trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm nghĩa là người đọc không chỉ đọc mà đang sống đang hòa nhịp cùng cảm xúc của nhà thơ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của lời thơ, tình thơ. Thơ hay bao giờ cũng có khả năng đi sâu vào tâm hồn con người, thức tỉnh con người từ bên trong.
b3. Đánh giá, bàn luận
Hỏi lí tưởng, hỏi ‘cách cảm xúc” là điểm tựa để người đọc có thể hỏi nhiều điều thú vị khác khi tìm đến với “Mùa xuân nho nhỏ” nói riêng và thơ ca nói chung. Người đọc cần cố gắng để không chỉ đồng cảm mà còn đồng sáng tạo với nhà thơ.
Ý kiến của Chế Lan Viên khẳng định đặc trưng của thơ có tác dụng định hướng cho người đọc qua quá trình tiếp nhận tác phẩm thơ.
c. Chia sẻ nguyện vọng của bản thân khi tìm đến với thơ ca.
- Tìm đến với thơ ca để nuôi dưỡng cảm xúc chia sẻ niềm vui, xoa dịu nỗi buồn để khám phá chính mình , để thưởng thức cái hay, cái đẹp của lời thơ, tình thơ để được nhìn thế giới qua một lăng kính khác để sống sâu hơn, tinh tế hơn để nâng cao năng lực đọc, năng lực thẩm mĩ.
Đề 1’ :
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
     Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
      Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
      Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
   Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
 (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB 
Giáo dục, ...  hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 
Tình trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
c. Học sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề:
- Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, sự nóng lên của trái đất, các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, hạn hán, giá rét kéo dài dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm. 
- Đồng bằng sông Cửu Long đã hứng chịu nạn hạn hán, xâm nhập mặn lớn nhất trong gần một thế  kỉ qua, mực nước tại mạng lưới kênh rạch ở mức thấp, ruộng lúa khô cằn, những đầm tôm mất trắng đặt lên vai người nông dân chồng chất những gánh nợ.
- Sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng trầm trọng, có hơn nửa triệu người thiếu nước.
- Nâng cao ý thức, tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường.
- Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, có quy hoạch các khu vực nuôi trồng ven biển.
- Kêu gọi sự chung tay góp sức của cộng đồng quốc tế.
Đề 39
I. ĐỌC HIỂU 
 	Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Thời gian là một dòng chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép; con tầu tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước 
 (Phong cách sống của người đời –Trường Giang)
Câu 1. Tác giả đã triển khai lập luận (trình bày văn bản) theo cách thức nào? 
Câu 2. Xác định đề tài của văn bản trên.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nhận định sau: Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. 
Câu 4. Theo tác giả: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước?. Anh/chị có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? 
II. LÀM VĂN 
Câu 1.
 	Từ thông điệp của văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: Tương lai được mua bằng hiện tại.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần/Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
1
- Trình bày theo cách diễn dịch.
2
- Vai trò, tầm quan trọng của thời gian đối với cuộc sống con người hiện đại.
3
- Đồng ý:
+ Thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay lại và vì thế con người sẽ mất đi nhiều thứ:
+ Mất đi mọi cơ hội để học tập, lao động, sáng tạo, làm những điều có ý nghĩa mà mình yêu thích.
+ Sẽ tụt hậu so với sự phát triển không ngừng của thời đại.
+ Không thể tự khẳng định giá trị của bản thân qua những đóng góp cho cuộc đời.
4
- Giải trí giúp chúng ta cân bằng lại cuộc sống, cân bằng lại tâm trạng sau những giờ lao động mệt nhọc để ta có thể thực hiện tiếp những công việc đã dự tính. 
- Chơi bời lại là sự vui chơi quá mức, không lo đến tương lai, công việc, để thời gian trôi đi một cách vô nghĩa. 
- Giải trí trong một thời gian nhất định sẽ giúp ta làm việc tốt hơn, còn chơi bời là tiêu tốn thời gian một cách vô ích nên sẽ làm hại tương lai bản thân và không thể có sự cống hiến cho đất nước.
II
LÀM VĂN
1
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói “Tương lai được mua bằng hiện tại”.
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Suy nghĩ về câu nói Tương lai được mua bằng hiện tại.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ câu nói, Tương lai được mua bằng hiện tại. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích vấn đề: 
 + Tương lai là những diễn biến, sự kiện diễn ra ở phía trước, cái mà ta không thể đoán trước, biết trước được 
+ Hiện tại là bây giờ, thời điểm này, lúc này, không gian và thời gian mà chúng ta đang hít thở, đang sống.
- Bàn luận: 
+ Sự chuẩn bị cho tương lai chính là những việc làm của hiện tại. Nếu chúng ta không hành động – không học tập, không lao động thì ở tương lai chúng ta sẽ không có gì cả.
+ Cần có nhiều biện pháp để chuẩn bị tốt cho tương lai.
+ Phê phán lối sống hưởng thụ, thiếu mục đích sống.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu	
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đề 40
Đọc văn bản sau:
 Nhiều năm trước, trong trại tập trung Auschiwitz của phát xít Đức, một người cha Do Thái đã nói với con trai rằng: “Bây giờ chúng ta không có của cải gì. Tài sản duy nhất mà chúng ta có chính là trí tuệ. Do vậy, khi người khác trả lời 1+1=2, con hãy tư duy rằng 1+1>2”. Cậu con trai nghe xong nghiêm túc gật đầu. Sau đó, hai cha con may mắn sống sót.
Năm 1946, người cha dẫn con đến thành phố Houston (Mỹ) buôn bán đồ uống. Một hôm, người cha gọi con trai đến và hỏi:
“Con biết giá trị một cân đồng là bao nhiêu không?”
“Dạ thưa cha, 35 xu ạ” – cậu bé đáp chắc nịch.
“Không sai, bây giờ tất cả mọi người ở bang Texas đều biết giá mỗi cân đồng là 35 xu. Nhưng đối với người Do Thái chúng ta, con nên biết mỗi cân đồng nhiều hơn 35 xu. Con hãy thử dùng một cân đồng này làm khóa cửa xem sao” – ông bố từ tốn trả lời.
Nghe lời cha, người con dùng đồng làm khóa cửa, chế tạo dây cót đồng hồ Thụy Sỹ và làm huy chương cho thế vận hội Olympic. Anh đã bán một cân đồng với giá 3.500 đô la.
Năm 1974, chính phủ kêu gọi các công ty và tổ chức thanh lý phế liệu dưới chân tượng nữ thần tự do. Trong khi chẳng một công ty nào “mặn mà” với việc này, thì người con trai lập tức tới ký kết hợp đồng với chính phủ và bắt tay làm việc ngay khi biết tin.
Anh đem nung chảy những vật liệu đồng còn dư thừa và đúc thành một bức tượng nữ thần tự do loại nhỏ. Bùn đất và gỗ mục, anh chế biến gia công làm thành chân đế của bức tượng. Chì và nhôm anh làm thành những chiếc khóa và rao bán rộng rãi trên thị trường. Thậm chí, bụi bẩn trên tượng nữ thần, anh cũng sai người cạo xuống và bán cho những người trồng hoa. Sau ba tháng, anh đã biến đống phế liệu đó thành một món tiền có giá lớn hơn cả 3.500 đô la Mỹ. Như vậy, giá trị của mỗi cân đồng đã tăng lên gấp hơn một vạn lần so với ban đầu.
Cậu bé người Do Thái đó chính là Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty Mc Call sau này.
Câu chuyện trên cho thấy giá trị thực sự không nằm ở bản thân sự vật mà nằm ở việc con người biết vận dụng đầu óc, trí tuệ để sử dụng vật đó thế nào. Đó cũng chính là tư duy khác biệt tạo nên người giàu và kẻ nghèo, khi tất cả mọi người cho rằng 1+1=2 thì bạn nên kiên trì quan điểm của mình 1+1>2.
 (Bài học tư duy làm giàu khác biệt của người Do Thái – Tri thức trẻ)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 2: Người con trong câu chuyện đã làm gì để mỗi cân đồng có giá trị hơn 35 xu?
Câu3: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói của người cha: khi người khác trả lời 1+1=2, con hãy tư duy rằng 1+1>2.
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm 1+1>2 không? Vì sao?
II. LÀM VĂN
Câu 1. 
Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của sáng tạo trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần/Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
1
- Hành trình khởi nghiệp và câu chuyện làm giàu của ông chủ tập đoàn Mc Call.
2
- Người con dùng đồng làm khóa cửa, chế tạo dây cót đồng hồ Thụy Sỹ và làm huy chương cho thế vận hội Olympic Anh đã bán một cân đồng với giá 3.500 đô la.
3
- Khi người khác trả lời 1+1=2, con hãy tư duy rằng 1+1>2.
+ Không nên có suy nghĩ và hành đông theo số đông.
+ Phải có tư duy sáng tạo, khác người, hơn người chúng ta mới thành công và tạo được dấu ấn trong cuộc đời.
4
- Câu nói 1+1> 2 là có thể: Cuộc sống là một không gian mở, không có bất cứ giới hạn nào, không có điều gì là không thể.
- Mỗi con người là một tiềm năng. Tư duy sáng tạo giúp con người vượt qua giới hạn của bản thân và cuộc sống để vươn tới những tầm cao mới.
- sự sáng tạo làm thay đổi những cái vốn có, cái bình thường và tạo ra những kỳ tích.
II
LÀM VĂN
1
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của sáng tạo trong cuộc sống.
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Bàn về vai trò của sáng tạo trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, vai trò của sáng tạo trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Sáng tạo là những suy nghĩ, hành động mới mẻ, khác biệt so với bản thân mình và người khác.
- Là sự say mê tìm tòi, khám phá để tìm ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần.
- Biểu hiện của sáng tạo:
+ Không chấp nhận cái hiện có, mà luôn có nhu cầu khám phá, tạo ra cái mới, cái khác biệt.
+ Say mê hoạt động, nghiên cứu, linh hoạt xử lý các tình huống, có thể tạo ra cái mới, đọc đáo, hiệu quả, hấp dẫn.
- Bàn luận, mở rộng: 
+ Sự sáng tạo rất cần thiết trong xã hội hiện đại vì nó giúp con người vượt qua giới hạn của hoàn cảnh, giúp con người sớm đạt tới mục tiêu mình đề ra.
+ Sáng tạo làm thay đổi lề thói cũ, thay đổi cuộc sống của mỗi cá nhân và cả xã hội.
+ Sự sáng tạo được khơi nguồn từ tình yêu đối với công việc và cuộc sống, và chính nó làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa.
+ Sự sáng tạo luôn đồng hành với sự chăm chỉ, cần cù, kiên nhẫn trong học tập và làm việc

File đính kèm:

  • docbo_40_de_doc_hieu_va_nghi_luan_xa_hoi_danh_cho_hoc_sinh_gioi.doc