Bảng thống kê ôn tập thơ hiện đại
Đồng chí
(Là 1 trong những tp tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kì kc chống Pháp (1946-1954) Chính Hữu
(Sinh 1926. Nhà thơ quân độ trưởng thành từ hai cuộc k.c chống Pháp và chống Mĩ) 1948
(Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc – Thu đông) Thơ tự do - Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
- Hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ tạo thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ. - Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ, giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- Hình ảnh thơ sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn: “đầu súng trăng treo”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảng thống kê ôn tập thơ hiện đại
dÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI Lập bảng thống kê các bài thơ đã học. Tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh Thể loại Nội dung Nghệ thuật Đồng chí (Là 1 trong những tp tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kì kc chống Pháp (1946-1954) Chính Hữu (Sinh 1926. Nhà thơ quân độ trưởng thành từ hai cuộc k.c chống Pháp và chống Mĩ) 1948 (Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc – Thu đông) Thơ tự do - Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. - Hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ tạo thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ. - Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ, giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. - Hình ảnh thơ sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn: “đầu súng trăng treo” Tiểu đội xe không kính (Giải nhất báo văn nghệ năm 1969. Nằm trong tập “Vầng trăng quầng lửa”) PhạmTiến Duật (Sinh 1941, là1trongnhững gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước) 1969 (Thời kì ác liệt của chiến tranh chống Mĩ) Tự do - Bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không có kính. - Qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam -Tứ thơ độc đáo: những chiếc xe không kính - Giầu chất liệu hiện thực chiến trường. - Ngôn ngữ, giọng điệu mang nét riêng tự nhiên, khoẻ khoắn, vui tếu có chút ngang tàng; lời thơ gần với lời văn xuôi, lời nói thường ngày. Đoàn thuyền đánh cá. (In trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng) Huy Cận (1919 -2005) Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại VN. Ông tham gia các mạng từ trước 1945) 1958 (Trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh) 7 chữ - Thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. -Nhiều hình ảnh thơ đẹp, tráng lệ. - Sáng tạo hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo. - Âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan. Bếp lửa (In trong tập thơ “Hương cây bếp lửa” - tập thơ đầu tay) BằngViệt (Sinh 1941. Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kc chống Mĩ) 1963 ( Khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở Liên Xô) 8 chữ Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. - Kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. - Hình ảnh thơ sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tượng: bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa để khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu. Khúc hát ru những em bé... Nguyễn Khoa Điềm (Sinh 1943. Nhà thơ trưởng thành trong cuộc kc chống Mĩ) 1971 (khi ông đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên) Tám tiếng (hát ru) - Tình yêu thương con gắn liền với tình yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào, trìu mến. - Bố cục đặc sắc: hai lời ru đan xen ở mỗi khổ thơ tạo nên một khúc hát ru trữ tình, sâu lắng. Ánh Trăng (Tập thơ “Ánh trăng” được trao giải A của hội nhà văn VN năm 1984) Nguyễn Duy (1948. Gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước) 1978 (3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nướ, tại TP HCM) Năm tiếng - Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu. - Từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uông nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. - Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm. Bài thơ Kết hợp giữa yếu tố trữ tình và tự sự. Con cò (in trong tập “Hoa ngày thường, chim báo bão” – 1967) Chế Lan Viên. (1920- 1989) ( Là nhà thơ tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ 20) 1962 Tự do Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống con người. - Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc. -Hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Mùa xuân nho nhỏ (được phổ nhạc) Thanh Hải (1930-1980) Nhà thơ xứ Huế, là cây bút có công XD nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu) 1980 (Bài thơ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời) năm chữ - Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ đươợ cống hiến cho đất nước, góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Thể thơ 5 chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca: hình ảnh đẹp giản dị, những so sánh ẩn dụ sáng tạo. Viếng lăng Bác (in trong tập “Như mây mùa xuân” – 1978) - Là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ HCM Viễn Phương ( Sinh 1928. Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước) 1976 (TG ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Ngay sau cuộc kc chống Mĩ kết thúc, miền Nam hoàn toàn giải phóng) Tám chữ Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. Giọng điệu trang trọng và thiết tha, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị, cô đúc. Sang thu Hữu Thỉnh (Sinh 1942. Là tổng thư kí hội Nhà Văn VN) Sau 1975 Năm chữ Bài thơ gợi lại sự biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ HÌnh ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy, ngôn ngữ chính xác, gợi cảm. Nói với con Y Phương (Sinh 1949. Là nhà thơ dân tộc Tày. Chủ tịch hội văn học NT Cao Bằng) Sau 1975 Tự do Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống , với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Cách nói giầu hình ảnh, vừa cụ thể, gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa. VĂN HỌC HIỆN ĐẠI “ĐỒNG CHÍ ” - CHÍNH HỮU. A. Mục tiêu cần đạt: - KT : Gióp häc sinh c¶m nhËn ®îc vÎ ®Ñp ch©n thùc, gi¶n dÞ cña t×nh ®ång ®éi vµ h×nh ¶nh ngêi lÝnh c¸nh m¹ng trong bµi th¬. - N¾m ®îc nh÷ng ®Æc s¾c nghÖ thuËt cña bµi th¬ : chi tiÕt ch©n thùc, h×nh ¶nh gîi c¶m , giµu ý nghÜa biÓu trng. ®óc, giµu ý nghÜa biÓu tîng. - KÜ n¨ng : ®äc diÔn c¶m mét bµi th¬ ,rÌn luyÖn n¨ng lùc c¶m thô vµ ph©n tÝch c¸c chi tiÕt nghÖ thuËt, c¸c h×nh ¶nh trong mét t¸c phÈm th¬ giµu c¶m høng hiÖn thùc mµ kh«ng thiÕu søc bay bæng. - Th¸i ®é : Yªu mÕn c¸c thÕ hÖ ®i tríc B. Chuẩn bị - Gv : Tài liệu tham khảo C. Thời lượng. - Lớp 9 : 3 tiết D. Nội dung. I.Tác giả - Chính Hữu tên là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê ở Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. - Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Từ người lính Trung đoàn Thủ đô trở thành nhà thơ quân đội. - Chính Hữu làm thơ không nhiều, thơ ông thường viết về người lính và chiến tranh, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính, như tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương đất nước, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương. - Thơ ông có những bài đặc sắc, giàu hình ảnh, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. - Chính Hữu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. II. Tác phẩm 1. Hoàn cảnh sáng tác. - Bài “Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng chí, đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Sau chiến dịch này, Chính Hữu viết bài thơ “Đồng chí” vào đầu năm 1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ là kết quả của những trải nghiệm thực và những cảm xúc sâu xa, mạnh mẽ, tha thiết của tác giả với đồng đội, đồng chí của mình trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) - Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mang của văn học thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). - Bài thơ đi theo khuynh hướng : Cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp, chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường. 2. Nội dung bài thơ. - Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng – mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông dân. Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn, thiếu thốn. (Đó là hai nội dung được đan cài và thống nhất với nhau trong cả bài thơ) - Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. 3. Mạch cảm xúc (bố cục) - Bài thơ theo thể tự do, có 20 dòng, chia làm hai đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn, sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7,17 và 20) Phần 1: 6 câu thơ đầu: Lý giải về cơ sở của tình đồng chí. Câu 7 có cấu trúc đặc biệt (chỉ với một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. Phần 2: 10 câu thơ tiếp theo: Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí, ... ừ nội dung hai câu thơ trên em có suy nghĩ gì về người lính trong giai đoạn hiện nay ? * Gợi ý: Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ - Hoán dụ : hình ảnh” trái tim” chỉ những người lính lái xe Trường Sơn - Ý chí quyết tâm chiến đấu chiến thắng kẻ thù và cháy bỏng khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - Hình ảnh trai tim trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của người lính Việt Nam , của chủ nghĩa anh hùng cách mang. Bài 4 : Đóng vai nhân vật bé Thu, kể lại truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, từ khi ông Sáu về thăm nhà. (Cần có sự kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận) 1.Mở bài (0,5 điểm) - HS biết giới thiệu về nhân vật tôi và cuộc gặp gỡ với cha một cách hấp dẫn/ấn tượng/có sự sáng tạo 2.Thân bài (3,5 điểm) + Hôm ấy tôi đang chơi trước nhà thì có người đàn ông lạ (mặt có vết sẹo trông dễ sợ) ch¹y đến xưng “ba” và định bế tôi. Lúc đầu tôi ngạc nhiên, sau đó là hoảng hốt, bỏ chạy, cầu cứu (chú ý độc thoại nội tâm). + Trong ba ngày tiếp theo tôi rất khó chịu vì người đàn ông lạ này ở nhà tôi, bực nhất là việc má tôi buộc tôi phải gọi người ấy bằng ba (kể lại các tình tiết thể hiện hành động phản ứng: gọi trổng, hất trứng cá, bỏ về ngoại . đúng theo cốt chuyện - chú ý độc thoại nội tâm). + Tối ấy tôi được bà ngoại giảng giải mới hiểu được người ấy chính là ba tôi (kể lại các chi tiết khi trò chuyện với bà đúng theo cốt chuyện). Lúc này tôi rất thương ba, tôi hối hận vì đối xử tệ với ba, tôi không ngủ được, mong trời mau sáng để về gặp ba (chú ý HS cần thể hiện được nội tâm bé Thu, đại loại như thế). + Sáng hôm sau, tôi về nhà rất sớm, ba má tôi bận rộn chuẩn bị đồ đạc và tiếp bà con, hàng xóm Tôi không có cơ hội làm lành với ba, đành nép vào một góc quan sát và chờ đợi (thể hiện nội tâm). Đến khi bắt gặp ánh mắt của ba tìm tôi (có miêu tả ánh mắt và cảm nhận), tôi đã không kìm nén được, tôi gọi b..a.. và chạy ùa tới (kể theo cốt chuyện các biểu hiện thể hiện tình cảm sâu sắc, cảm động) + Biết ba chuẩn bị lên đường, tôi đã tìm mọi cách giữ ba lại. + Khi biết ba tôi không thể ở nhà được, tôi chấp nhận để ba đi và yêu cầu ba khi về mua cho tôi chiếc lược. 3.Kết bài (0,5 điểm) - Khép lại câu chuyện (HS có thể khép lại câu chuyện bằng những tình tiết khác nhau, miễn sao tự nhiên, hợp lý; ưu tiên những kết bài sáng tạo, ấn tượng). Bài 5 Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về đức hy sinh - Giải thích sơ lược, nêu biểu hiện của đức hy sinh: là những suy nghĩ, hành động vì người khác, vì cộng đồng. Người có đức hy sinh không chỉ có tấm lòng nhân ái mà còn là người biết đặt quyền lợi của người khác, của cộng đồng lên trên quyền lợi của bản thân mình - Khẳng định: đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là phẩm chất cao đẹp của con người. Người có đức hy sinh luôn được moi người yêu mến, trân trọng. - Liên hệ thực tế để thấy: + Có nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, quên mình vì người khác, vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy sinh quên mình vì nhân dân, vì dân tộc. + Tuy nhiên trong cuộc sống cũng còn một số người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mình - Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm có tính chất truyền thống đạo lý của con người, dân tộc Việt Nam Mỗi người cần ý thức được điều này để góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn. Bài 6: Tóm tắt truyện “ Làng” Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng và tự hào về làng Chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải rời làng đi tản cư. Sống trong hoàn cảnh bó buộc ở nơi tản cư, ông Hai luôn bứt rứt nhớ về cái làng Chợ Dầu. Một hôm ra phòng thông tin nghe ngóng tin tức như mọi khi ông bỗng nghe được từ một người đàn bà tản cư tin làng Dầu “Việt gian theo Tây”. Tin dữ đến bất ngờ khiến da mặt ông “tê rân rân”, cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại”, ông “lặng đi tưởng như đến không thở được” rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đy về. Về nhà, ông nằm vật ra giường mấy ngày không dám đy đâu, hoang mang lo lắng, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi mụ chỉ nhà có ý đuổi gia đình ông đy nơi khác, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Không biết tâm sự cùng ai nỗi đau khổ trong lòng, ông trò chuyện với đứa con nhỏ một lòng ủng hộ cụ Hồ. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đy khoe với tất cả mọi người, khoe cả tin làng ông bị Tây đốt nhẵn V. Củng cố - dặn dò - Nắm chắc kiến thức đã học - Biết tóm tắt văn bản truyện * Rút kinh nghiệm Câu 1: Phần 2(3 điểm) Trong đoạn trích“ Kiều ở lầu Ngưng Bích”có câu: “Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGDVN) 1. Những câu thơ trên cho thấy nỗi nhớ của Kiều với ai? Chép chính xác đoạn thơ nói về nỗi nhớ người thân đó? Qua nỗi nhớ đó chứng tỏ phẩm chất gì của Kiều?2. Chỉ ra các điển tích trong hai câu thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của các điển tích đó như thế nào? – Những câu thơ trên cho thấy nỗi nhớ của Kiều với cha, mẹ. – Chép chính xác: “ Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm” – Qua đó cho thấy Kiều là người hiếu thảo, vị tha Câu 2: – Các điển tích: Sân Lai, gốc tử – Ý nghĩa: + Sân Lai: sân nhà lão Lai Tử, đây chỉ sân nhà cha mẹ Thúy Kiều.( Theo Hiếu tử truyện: Lão Lai Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ). + Gốc tử: gốc cây tử( cây thị), chỉ cha mẹ đã già rồi. Câu 2: Giải thích ý nghĩa và cho biết các thành ngữ sau liên quan đến các phương châm hội thoại nào . a. nói nhăng nói cuội b. mồm loa mép giải c. nói ra đầu ra đũa d. ăn cho nên đọi (tô), nói cho nên lời * gợi ý: Mỗi thành ngữ đúng (0,25đ) a. nói nhăng nói cuội : nói nhảm nhí vu vơ (p/ về chất) b. mồm loa mép giải: nói nhiều, ngoa ngoắt (p/c lịch sự) c. nói ra đầu ra đũa: nói rõ ràng , có đầu có cuối (p/c cách thức) d. nói cho nên lời: khuyên người nói : nói cho hết ý, rõ ý, không nói mập mờ (p/c cách thức) Hãy đóng vai cô kĩ sư trẻ trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đế kể lại cuộc gặp gỡ với người thanh niên trên đỉnh Yên Sơn. Khi chuẩn bị nhận việc ở Sa Pa thì tôi chẳng hào hứng gì cả. Trước khi lên ấy, tôi cảm thấy thật buồn chán với mối tình nhạt nhẽo và tôi đi với tâm trạng chán nản. Nhưng không, tôi đã lầm vì nơi đây có những con người rất tốt, đáng để tôi học hỏi và suy nghĩ lại tất cả. Đặc biệt, cuộc gặp gỡ với người thanh niên trên đỉnh Yên Sơn làm tôi xúc động hơn cả. Trong chuyến xe lên Lào Cai hôm ấy có cả một bác lái xe, ông họa sĩ và tôi. Khung cảnh ở đây thật đẹp, thật thơ mộng. Có những rặng đào với cả đàn bò lang. Khi tiếp xúc với anh thanh niên, được nghe anh kể về những người khác thì tôi đã hiểu thêm về cuộc sống ý nghĩa của anh cũng như của những người thầm lặng trên đình núi Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét này. Tôi vẫn còn nhớ giây phút được bác lái xe giới thiệu cho chúng tôi về anh thanh niên. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, sống một mình trên đinh núi nên anh rất “thèm người”. Bác vừa nói xong thì anh xuất hiện. Vóc dáng nhỏ bé, nét mặt tràn đầy sức sống, là những gì toát lên qua cái nhìn của tôi về anh. Qua lời giới thiệu của ông họa sĩ, chúng tôi được anh mời lên nhà chơi. Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi hiện ra trước mặt tôi là một vườn hoa. Nào hoa đơn, thược dược, nào hoa hồng,., đầy khắp vườn khiến tôi không còn e thẹn mà chạy ngay đến bên người con trai ấy. Anh trao cho tôi bó hoa một cách tự nhiên và tôi cũng đón nhận bó hoa ấy và tôi có cảm giác như chúng tôi đã quen nhau từ lâu. Anh giới thiệu về công việc của mình. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho sản xuất, chiến đấu. Anh kể rằng nửa đêm đang nằm trong chăn, phải chui ra khỏi chăn, ra vườn giữa khí trời lạnh buốt. Tôi thấy tội cho anh vô cùng. Không những hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình anh còn có một lối sống ngăn nắp mẫu mực. Tôi đọc sách còn ông họa sĩ thì trò chuyện với anh. ông họa sĩ hỏi anh: – Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? Anh thanh niên cười: – Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Anh hạ giọng tâm sự với chúng tôi rằng lúc chưa vào nghề, nhìn ngôi sao giữa bầu trời đen kịt, anh nghĩ ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ vào nghề, anh mới thấy không phải vậy. Anh còn cho rằng công việc của anh gắn liền với bao công việc của anh em đồng chí dưới xuôi, Cất công việc đi, anh buồn đến chết mất. Anh tâm sự nhự đọc lại một điều suy nghĩ từ rất lâu. Bất giác anh giật mình khi thấy ông họa sĩ hí hoáy vẽ mình. Anh đã từ chối một cách khiêm tốn và giới thiệu cho ông những người xứng đáng được vẽ hơn. Tôi thấy được biết bao nét đẹp đáng quý hiện rõ trong con người anh. Và dù anh có ngăn cản, ông họa sĩ già vẫn vẽ được nhưng hơi vất vả, hình như ông có chút bối rối về anh. Ông nghĩ “người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm ông nhọc quá. Với những diều làm cho người ta suy nghĩ về anh, và về những diều anh suy nghĩ”. Cuộc gặp gỡ này đã giúp tôi hiểu sâu hơn về mối tình nhạt nhẽo và yên tâm hơn về quyết định của mình. Cuộc vui nào mà chẳng đến lúc phải chia tay. Giây phút đó thật luyến tiếc. Tôi cố tình để lại cho anh chiếc khăn mùi xoa để làm kỷ niệm nhưng anh tưởng tôi quên nên trả lại cho tôi. Anh còn tặng cho chúng tôi một làn trứng gà không tiễn vì bảo đã gần đến giờ “ốp”. Tôi rất cảm phục việc thực hiện giờ làm việc của anh. Cuộc nói chuyện tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong tôi và cả ông họa sĩ già những ấn tượng khó quên. Qua cuộc gặp gỡ ấy, tôi đã có những suy nghĩ và tình cảm mới mẻ về con người và cuộc sống. Anh thánh niên đã giúp tôi cảm nhận được hơi thở tràn trề sức sống của những con người làm việc trên Sa Pa. Trước khi nhận việc ở dây, tôi đã chần chừ, chán nản, nhưng giờ đây tôi đã thay đổi cách suy nghĩ của mình.
File đính kèm:
- bang_thong_ke_on_tap_tho_hien_dai.doc