Bài tập trắc nghiệm khách quan Ngữ văn Lớp 8 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định

Câu 1: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

A. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp

B. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ

C. Trong thời miền Bắc xây dựng Xã hội chủ nghĩa

D. Trong thời kì đất nước sau hòa bình

 Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Tự sự C. Biểu cảm

B. Miêu tả D. Nghị luận

Câu 3 :Nối một phương án ở cột A với một phương án ở cột B để tạo nên cách giải thích đúng cho nghĩa của những từ sau?

 A B

1. Thao thức a.giản dị, đơn sơ, giữ nguyên vẻ tự nhiên

2. Mộc mạc b. trằn trọc, trăn trở, không sao ngủ được vì có điều suy nghĩ không yên

3. Xơ xác c.ở tình trạng không còn nguyên vẹn trông tả tơi

4. Nồng nàn

 

docx 5 trang cucpham 3760
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm khách quan Ngữ văn Lớp 8 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập trắc nghiệm khách quan Ngữ văn Lớp 8 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định

Bài tập trắc nghiệm khách quan Ngữ văn Lớp 8 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định
SỞ GD NAM ĐỊNH:
BÀI TẬP VỀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
MÔN NGỮ VĂN 8 ( Thời gian 15 phút) 
Đọc văn bản sau:
HƠI ẤM Ổ RƠM
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
 Bà mẹ đón tôi trong gió đêm
- Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác, gầy gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
 ( Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân Đội Nhân Dân, 1973, trang 117 )
Câu 1: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp
Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
Trong thời miền Bắc xây dựng Xã hội chủ nghĩa
Trong thời kì đất nước sau hòa bình
 Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Tự sự
C. Biểu cảm
B. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 3 :Nối một phương án ở cột A với một phương án ở cột B để tạo nên cách giải thích đúng cho nghĩa của những từ sau? 
 A
 B
Thao thức
a.giản dị, đơn sơ, giữ nguyên vẻ tự nhiên
Mộc mạc
b. trằn trọc, trăn trở, không sao ngủ được vì có điều suy nghĩ không yên
Xơ xác
c.ở tình trạng không còn nguyên vẹn trông tả tơi
Nồng nàn
 1.; 2;3;4
Câu 4: Khoanh tròn vào đáp án đúng về phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu:
1
Câu “Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm” sử dụng phép tu từ hoán dụ
Đ
S
2
Câu “Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm” sử dụng phép tu từ so sánh
Đ
S
3
Câu “Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng” sử dụng phép tu từ ẩn dụ
Đ
S
4
Câu “Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm” sử dụng phép tu từ so sánh
Đ
S
Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống 
 Mượn hình ảnh ngôi nhà hẹp với hơi ấm ổ rơm trong cái nồng nàn, ngọt ngào hương mật ong của ruộng, Nguyễn Duy đã gợi cho ta suy nghĩ về tấm lòng rộng mở,ấm áp, yêu thương của(.) với (.)
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Đáp án
Điểm
1
B
0,5
2
C
0,5
3
1 – b; 2 – a; 3 – c
1,5
4
1 – S; 2 – Đ; 3 – Đ; 4 - Đ
2,0
5
Người mẹ, người chiến sĩ
0,5
SỞ GD NAM ĐỊNH
BÀI TẬP VỀ CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5
() Lý tưởng của tôi, lý tưởng soi đường và luôn làm dâng đầy trong tôi niềm cảm khái yêu đời, là Thiện, Mỹ và Chân. Không có cảm nhận về sự đồng điệu với những người cùng chí hướng, không có sự đau đáu với cái khách quan, với cái mãi mãi không vươn tới được trong lĩnh vực nghệ thuật và nghiên cứu khoa học, thì cuộc sống với tôi thật trống rỗng. Những mục đích tầm thường mà người đời theo đuổi như của cải, thành đạt bề ngoài, sự xa xỉ, với tôi từ thời trẻ đã luôn đáng khinh ().
 (trích Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy, Nxb Tri thức (2015), tr21)
Câu 1: Lý tưởng sống “của tôi” được nhắc đến trong đoạn văn trên là gì?
Câu 2: “Cuộc sống với tôi thật trống rỗng” khi nào?
Câu 3: Đoạn văn đã sử dụng phép tu từ điệp ngữ, nêu tác dụng của phép tu từ đó bằng một câu văn ?
Câu 4: Theo em, vì sao “của cải, thành đạt bề ngoài, sự xa xỉ, với tôi từ thời trẻ đã luôn đáng khinh”?
Câu 5: Em hãy chia sẻ lý tưởng sống của mình 
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 
Nội dung
Điểm
1
Lí tưởng của tôi là niềm cảm khái yêu đời, là Thiện, Mĩ và Chân
1,0
2
Khi:
không có cảm nhận về sự đồng điệu với những người cùng chí hướng
không có sự đau đáu với cái khách quan 
không vươn tới được trong lĩnh vực nghệ thuật và nghiên cứu khoa học
1,5
3
Phép tu từ điệp ngữ đã nhấn mạnh quan điểm của tác giả về lí tưởng sống.
1,0
4
Học sinh lí giải được quan niệm về lí tưởng sống từ góc nhìn của tác giả và của bản thân:
+ Của tác giả: “của cải, thành đạt bề ngoài, sự xa xỉ, với tôi từ thời trẻ đã luôn đáng khinh” vì nó không xuất phát từ niềm cảm khái yêu đời, Thiện, Mĩ, Chân; không có sự đồng điệu với những người cùng chí hướng, không đau đáu với cái khách quan; không vươn tới được trong lĩnh vực nghệ thuật và nghiên cứu khoa học; vì đó là những mục đích tầm thường.
+ Của bản thân: vì chúng đều là những thứ vật chất và sĩ diện hào nhoáng bên ngoài không mang lại những giá trị chân chính và hạnh phúc đích thực; vì để theo đuổi chúng có khi con người phải mất mát, thậm chí phải đánh đổi, dễ bỏ qua những thứ gần gũi bình dị
Cách cho điểm:
 + 3,0 điểm – 3,5 điểm: Trả lời dựa theo quan điểm của tác giả và bày tỏ quan điểm bản thân một cách thuyết phục.
 + 2,25 điểm – 2,75 điểm: Trả lời dựa theo quan điểm của tác giả và bày tỏ quan điểm bản thân nhưng chưa thấu đáo.
 +1,25 điểm- 2,0 điểm: Nếu chỉ trả lời dựa theo quan điểm của tác giả và có ý thức bày tỏ quan điểm bản thân nhưng còn sơ sài. 
 + 0,5 điểm -1,0 điểm: Nếu chỉ trả lời dựa theo quan điểm của tác giả. 
 + 0 điểm : không viết hoặc viết sai hoàn toàn.
3,5
5
Chấp nhận các cách lí giải khác nhau của học sinh, tuy nhiên lí tưởng sống phải hướng tới cái cao cả, tốt đẹp, có ý nghĩa với bản thân và cộng đồng
 Cách cho điểm:
 + 2,0 điểm – 3,0 điểm: Đáp ứng đúng các yêu cầu trên về mặt nội dung, diễn đạt trôi chảy, thuyết phục, không mắc lỗi chính tả
+ 1,0 điểm – 1,75 điểm: Về cơ bản đáp ứng đúng các yêu cầu trên về mặt nội dung, diễn đạt đôi chỗ còn chưa trôi chảy thuyết phục.
+ 0,5 điểm – 0,75 điểm: Chưa đáp ứng đầy đủ các nội dung trên, trình bày còn sơ sài, sai lỗi chính tả.
+ 0 điểm: không viết hoặc viết sai hoàn toàn.
3,0

File đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_khach_quan_ngu_van_lop_8_so_giao_duc_va.docx