Bài tập Tiếng Việt Lớp 9 - Sự phát triển của từ vựng

Câu 1: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế (1)

(1)Kinh tế: kinh bang tế thế, trị nước cứu đời

(2)Kinh tế (ngày nay): chỉ các hoạt động sản xuất, trao đổi phân phối các sản phẩm làm ra

→Nghĩa của từ có sự phát triển theo thời gian

Câu 2: -Gần xa nô nức yến anh

 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân (1)

 -Ngày xuân(2) em hãy còn dài

 Xót tình máu mủ thay lời nước non

(1)Xuân: mùa xuân → nghĩa gốc

(2)Xuân: tuổi xuân → nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức ẩn dụ)

 -Được lời như cởi tấm lòng

 Giở kim thoa với khăn hồng trao tay(1)

 -Cũng nhà hành viện xưa nay

 Cũng phường bán thịt, cũng tay(2) buôn người

(1)Tay: bộ phận cơ thể →nghĩa gốc

()Tay: kẻ buôn người→ nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức hoán dụ)

 

docx 8 trang cucpham 3980
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tiếng Việt Lớp 9 - Sự phát triển của từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập Tiếng Việt Lớp 9 - Sự phát triển của từ vựng

Bài tập Tiếng Việt Lớp 9 - Sự phát triển của từ vựng
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
I.Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ:
 1.Bài tập tìm hiểu:	
Câu 1: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế (1)
(1)Kinh tế: kinh bang tế thế, trị nước cứu đời
(2)Kinh tế (ngày nay): chỉ các hoạt động sản xuất, trao đổi phân phối các sản phẩm làm ra
→Nghĩa của từ có sự phát triển theo thời gian
Câu 2: -Gần xa nô nức yến anh
 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân (1)
 -Ngày xuân(2) em hãy còn dài
 Xót tình máu mủ thay lời nước non
(1)Xuân: mùa xuân → nghĩa gốc
(2)Xuân: tuổi xuân → nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức ẩn dụ)
 -Được lời như cởi tấm lòng
 Giở kim thoa với khăn hồng trao tay(1)
 -Cũng nhà hành viện xưa nay
 Cũng phường bán thịt, cũng tay(2) buôn người
(1)Tay: bộ phận cơ thể →nghĩa gốc
()Tay: kẻ buôn người→ nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức hoán dụ) 
 2.Ôn tập lí thuyết:
(1)Hoán dụ: Dùng A chỉ B vì giữa A và B có sự gần gũi
a)Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
VD: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
 Một người chín nhớ mười mong một người
Thôn Đoài, thôn Đông→người thôn Đoài, người thôn Đông
b)Lấy bộ phận chỉ toàn thể:
VD: Một tay lái chiếc đò ngang
 Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày
Một tay→ người lái đò
c)Lấy đặc điểm của sự vật →chỉ sự vật:
VD: Áo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Áo chàm→chỉ đồng bào miền núi-người Việt Bắc (vì người miền núi hay mặc áo màu chàm)
d)Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng
VD: Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Một cây: số ít →chỉ sự riêng lẻ
Ba cây: số nhiều→chỉ sự đoàn kết
Một số VD thêm:
VD1: Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
Ngựa xe, áo quần → chỉ người tham gia lễ hội
VD2: Đàn bà dễ có mấy tay
 Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan
Tay, mặt, gan→ chỉ người
VD3: Đầu xanh có tội tình gì
 Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
Đầu xanh: chỉ người tuổi trẻ
Má hồng: chỉ người con gái đẹp
(2)Ẩn dụ: Dùng A chỉ B vì giữa A và B có sự tương đồng (so sánh ngầm)
VD1: Thuyền (1) về có nhớ bến(2) chăng
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(1)Thuyền:di chuyển, di động → chỉ người con trai (tự do)
(2)Bến: cố định → chỉ người con gái (bị trói buộc, mất tự do)
VD2: Người cha(1) mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm
(1)Người cha: →chỉ Bác Hồ (người đàn ông, chăm sóc yêu thương chiến sĩ như người cha chăm sóc các con)
VD3: Mặt trời(1) của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời(2) của mẹ em nằm trên lưng
(1)Mặt trời: mặt trời tự nhiên→nghĩa gốc
(2)Mặt trời:em bé là mặt trời hi vọng của mẹ →nghĩa chuyển (chuyển theo phương thức ẩn dụ)
*Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: dùng giác quan này để cảm nhận thay thế cho một giác quan khác.
VD1: Cha lại dắt con đi trên cát mịn
 Ánh nắng chảy đầy vai (Những cánh buồm-Hoàng Trung Thông)
Dùng xúc giác để cảm nhận thay cho thị giác.
VD2: Buổi sáng mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt.
Dùng xúc giác để cảm nhận thay cho khứu giác.
(3)Ẩn dụ và hoán dụ từ vựng:
a)Ẩn dụ từ vựng:
Là hình thức chuyển đổi tên gọi cho sự vật, thường sử dụng nhiều trong đời sống
VD: chân bàn,lá phổi, cổ chai, răng cào, lưỡi dao, mũi thuyền, mũi đất, lưng núi, chân mây, mặt đất, chân trời, mặt đất, mặt nước
b)Hoán dụ từ vựng :
Dựa trên cơ sở hai đối tượng có quan hệ gần gũi với nhau
VD: Tay đua, chân bóng, chân sút, tay kéo vàng, trái tim, má hồng, bóng đào (chỉ người con gái đẹp), ngòi bút (chỉ nhà văn), đầu (chỉ lí trí)
3.Luyện tập
HS làm các BT sgk trang 56,57
4.BT mở rộng
Câu 1:
Từ “mặt và “tay” trong các câu sau được dùng theo nghĩa chuyển hay nghĩa gốc?(giải thích ngắn gọn nghĩa của từ trong từng trường hợp) Trong trường hợp là nghĩa chuyển thì từ đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
 Làm cho rõ mặt phi thường
 Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia 
 (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Mặt: chỉ tài năng hơn người→nghĩa chuyển (phương thức ẩn dụ)
 Sương in mặt, tuyết pha thân
 Sen vàng lãng đãng như gần như xa 
 (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Mặt: chỉ khuôn mặt→nghĩa gốc
 Người quốc sắc, kẻ thiên tài
 Tình trong như đã, mặt ngoài còn e
 (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Mặt: chỉ vẻ bề ngoài, thái độ→nghĩa chuyển (ẩn dụ)
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh 
 (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Mặt: bề mặt vỏ trái đất→nghĩa chuyển (ẩn dụ)
 Sợ chạm vào em lại điếng người.
 Điếng người chỉ muốn tan thành khói.
 Rụt rè bay trên những mặt đường.
 (Mười năm đứng trước Đà Lạt-Bùi Chí Vinh)
Mặt: bề mặt, lớp phía trên của con đường→nghĩa chuyển (ẩn dụ)
 Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
 Lá trúc che ngang mặt chữ điền
 (Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử)
Mặt: khuôn mặt người con gái→nghĩa gốc
g) Một tay lái chiếc đò ngang
 Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày (Tố Hữu)
Tay: chỉ người lái đò→nghĩa chuyển (hoán dụ)
h) Bạc tình nổi tiếng lầu xanh
 Một tay chôn biết mấy cành phù dung 
 (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Tay chỉ kẻ bạc tình, lừa phụ nữ→nghĩa chuyển (hoán dụ)
 Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Hoàng Trung Thông)
Bàn tay: chỉ sức lao động→nghĩa chuyển (hoán dụ)
k) Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ (Tục ngữ)
Tay: chỉ bộ phận cơ thể→nghĩa gốc
l) Gió từ tay mẹ
 Thổi suốt đêm ngày (Gió từ tay mẹ-Vương Trọng)
Tay: chỉ bộ phận cơ thể→nghĩa gốc
m) Bàn tay thơ ấu dại khờ
 Mẹ ru văng vẳng tiếng ầu ơ canh chầy.
 (Bàn tay ân tình-Hoàng Ngọc Vân)
Tay: chỉ con người còn thơ ấu(nhỏ) →nghĩa chuyển (hoán dụ)
n) Bàn tay nào chiều nay thầm nhặt lá
 Ném ưu phiền khua mặt sóng vờn lay
 (Bàn tay nào vẫn nhớ một bàn tay- Lã Thế Phong)
Tay: chỉ con người →nghĩa chuyển (hoán dụ)
Bài 2:
Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong các từ được gạch chân?(Giải thích ngắn gọn nghĩa của từ?) Nếu là nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức nào?
 Trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm
 (Nguyễn Tuân)
Dùng thính giác để cảm nhận thay cho thị giác (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
Nghĩa chuyển.
 Vì sao trái đất nặng ân tình
 Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh (Theo chân Bác – Tố Hữu)
Trái đất: chỉ nhân loại (loài người) →nghĩa chuyển (hoán dụ)
 Sen tàn, cúc lại nở hoa
 Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân. 
(Truyện kiều-Nguyễn Du)
Sen: chỉ mùa hạ, cúc: chỉ mùa thu→nghĩa chuyển (hoán dụ:dấu hiệu sự vật)
 Bây giờ mận mới hỏi đào
 Vườn hồng đã có ai vào hay chưa (Ca dao)
Mận: người con trai, đào: người con gái→ nghĩa chuyển(ẩn dụ)
 Em tưởng giếng sâu
 Em nối sợi gàu dài
 Ai ngờ giếng cạn
 Em tiếc hoài sợi dây (Ca dao)
Giếng sâu: tình cảm sâu sắc, giếng cạn: tình cảm hời hợt→nghĩa chuyển (ẩn dụ)
 Thác bao nhiêu thác cũng qua
 Thênh thang là chiếc thuyền ta trên đời
Nghĩa chuyển (ẩn dụ: thác: khó khăn, thuyền: thuyền CM)
 Một lá về đâu xa thẳm thẳm
 Nghìn làng trông xuống bé con con. (Nguyễn Khuyến
Nghĩa chuyển (ẩn dụ, lá: con thuyền)
 Vì lợi ích mười năm trồng cây
                 Vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh)
Mười năm: thời gian ngắn, trăm năm: thời gian lâu dài
Nghĩa chuyển, phương thức hoán dụ
 Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
               Một khối óc lớn đã ngừng sống.
 (Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)
Nghĩa chuyển, khối óc: chỉ con người
Hình ảnh hoán dụ “một trái tim lớn” để chỉ cả con người của Bác Hồ
 Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Dùng thính giác thay cho xúc giác →nghĩa chuyển (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
Họ là chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi. (Nguyễn Tuân)
Nghĩa chuyển, Hình ảnh hoán dụ: Tay sào, tay chèo để chỉ người chèo thuyền. Phép hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
 Nhân danh ai
 Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài
 (Emily con – Tố Hữu)
Nghĩa chuyển, Hình ảnh hoán dụ: Tuổi thanh xuân để chỉ tuổi trẻ. Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
 Trùng trục như con chó thui
 Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu (Ca dao)
Mũi: chỉ bộ phận cơ thể, Nghĩa gốc
(14) Dưới trăng quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Lửa: màu đỏ →nghĩa chuyển (ẩn dụ)
(15) Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim 
 (Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật)
Trái tim: chỉ con người→nghĩa chuyển (hoán dụ)
(16) Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.
 (Dế Mèn phiêu lưu kí-Tô Hoài)
Đầu: phía trên của cơ thể→Nghĩa gốc
(17) Mũi thuyền ta đó, mũi Cà Mau (Xuân Diệu)
Mũi: bộ phận có đầu nhọn và nhô ra phía trước của thuyền
→nghĩa chuyển (ẩn dụ)
(18) Cây mía này mắt thưa lắm.
Mắt: chỗ lồi lõm giống hình đôi mắt, mang chồi ở thân cây→nghĩa chuyển (ẩn dụ)
(19) Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm dông? (Tố Hữu)
Mắt: cơ quan để nhìn của người→nghĩa gốc
20) Mắt na hé mở nhìn trời trong veo. (Trần Đăng Khoa)
Măt: bộ phận giống hình con mắt ở vỏ ngoài của quả na→nghĩa chuyển (ẩn dụ)
(21) Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
 Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ 
 (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ-Nguyễn Khoa Điềm)
Lưng: bộ phận cơ thể người→nghĩa gốc
(22) Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
 Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
 (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ-Nguyễn Khoa Điềm)
Lưng: chỉ con người, tim: chỉ người mẹ→nghĩa chuyển→hoán dụ
(23) Lưng(1) núi thì to, mà lưng(2) mẹ nhỏ
 Em ngủ ngoan, đừng làm mẹ mỏi
 (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ-Nguyễn Khoa Điềm)
Lưng (núi): phía sau của núi →nghĩa chuyển (ẩn dụ)
Lưng (mẹ) →nghĩa gốc
(24) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim (Từ ấy-Tố Hữu)
Mặt trời chân lí: mặt trời cách mạng→nghĩa chuyển (ẩn dụ)
(25) Một mặt (1) người bằng mười mặt (2) của. (tục ngữ)
Mặt (người): chỉ con người→nghĩa chuyển (hoán dụ)
Mặt(của): chỉ của cải→nghĩa chuyển (ẩn dụ)
(26) Gia đình Tú Xương có bảy miệng ăn.
Miệng: chỉ con người→nghĩa chuyển (hoán dụ)
(27) Cái chân giường vừa mới gãy.
Chân: phần dưới của sự vật có tác dụng nâng đỡ →nghĩa chuyển (ẩn dụ)
(28) Bên trời góc bể bơ vơ
 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Tấm son:chỉ tấm lòng son sắt→nghĩa chuyển (ẩn dụ)
(29) Buồn trông ngọn nước mới sa
 Hoa trôi man mác biết là về đâu? (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Hoa: chỉ Thúy Kiều (người con gái đẹp) →nghĩa chuyển (ẩn dụ)
(30) Thương ai con mắt lá răm
 Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười (Ca dao)
Mắt: Bộ phận cơ thể→nghĩa gốc
(31) Tuổi xuân chẳng tiếc sá chi bạc đầu (Tố Hữu)
Xuân: chỉ tuổi trẻ→nghĩa chuyển(ẩn dụ)
(32) Quân ta chia làm hai mũi tấn công
Mũi (tiến công): bộ phận có nhiệm vụ tiến công theo một hướng đã được phân công→nghĩa chuyển (ẩn dụ)
(33) Tôi đã tiêm phòng ba mũi.
Mũi: chỉ đơn vị lần sử dụng vật có mũi nhọn→nghĩa chuyển (ẩn dụ)
(34) Chỉ có thuyền mới biết
 Biển mênh mông nhường nào. (Xuân Quỳnh)
Thuyền: người con trai, biển: người con gái→nghĩa chuyển (ẩn dụ)
(35) Em thấy cơn mưa rào
 Ngập tiếng cười của bố. (Phan Thế Khải)
Thính giác thay xúc giác → nghĩa chuyển(ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
(36) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (Trần Đăng Khoa)
Mỏng: thị giác thay thính giác→ nghĩa chuyển(ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
(37) Đứng lên thân cỏ, thân rơm
 Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn (Tố Hữu)
Thân cỏ, thân rơm: chỉ người nông dân→ nghĩa chuyển(ẩn dụ)
(38) Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Chân: phần tiếp giáp mặt đất của một số vật→ nghĩa chuyển(ẩn dụ)
(39) Tay ta tay búa, tay cày
 Tay gươm, tay bút dựng xây nước mình (Tố Hữu)
Tay gươm: người chiến sĩ, tay bút: người nghệ sĩ→ nghĩa chuyển(hoán dụ)
(40) Buồn trông nội cỏ rầu rầu
 Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Chân: phần tiếp giáp mặt đất của một số vật, mặt: bề mặt trên cùng của lớp vỏ quả đất→ nghĩa chuyển(ẩn dụ)
(41) Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
 Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng. (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Hoa: người con gái đẹp→ nghĩa chuyển(ẩn dụ)
(42) Đuề huề lưng túi gió trăng
 Sau chân theo một vài thằng con con. (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Chân: bộ phận bên dưới cả người dùng để đi, đứng→ nghĩa gốc

File đính kèm:

  • docxbai_tap_tieng_viet_lop_9_su_phat_trien_cua_tu_vung.docx